Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Friday, September 30, 2011

Người Xây Dựng Hôn Nhân (8)

 

Đến thời điểm này thì người vợ đang hoang mang kia thắc mắc có lẽ tôi, với vai trò chuyên gia tư vấn, đang ủng hộ việc ly dị hay ly thân chi đây. Thật ra tôi không hề đề nghị đều gì đại loại như vậy. Bà ấy phải vâng phục chồng và nỗ lực trong việc chăm sóc ông ấy.
Nhưng trừ phi ở trong một mức độ sâu kín nào đó bà ấy ao ước muốn làm một người vợ hiền, còn không thì những cố gắng của bà ấy chẳng khác gì cuộc tổng dượt của một kịch bản có sẵn. Điều đó chẳng giúp ích gì cho việc thể hiện vai trò người vợ hiền. Chúng ta có thể thắc mắc tại sao một người vợ lại muốn chăm sóc cho một ông chồng trái tính khó chịu, lạnh lùng, cự tuyệt. Bị áp lực phục tùng theo mạng lịnh của Kinh thánh thì không đủ. Xin nhớ lại trường hợp người đàn ông đang chết đói lại có một người hàng xóm đói. Giả dụ bạn đoan chắc với ông ta rằng đang có một bữa tiệc thịnh soạn chuẩn bị đặc biệt cho ông ta. Như để chứng tỏ là sẽ có một tương lai sáng lạn chờ đợi ông ta, bạn mời ông ta làm món tôm cocktail khai vị và một món thịt filê bò ngon nhất ăn làm mẫu. Tưởng tượng thêm là bạn cam đoan với ông ta rằng có đủ thịt cho mọi người ăn chán chê thì thôi. Khi ông ta nhìn sang bên kia hàng rào nhà ông hàng xóm xanh mướt gầy yếu kia, giả định rằng cái điều gây ấn tượng nhất nơi ông ta là nhu cầu của ông hàng xóm và rằng chính sự nhận thức bộc phát này làm lu mờ tất cả những ký ức về những lần cãi vả trước đây, liên quan đến việc mượn những cái máy cắt cỏ và những buổi tiệc tùng ồn ào. Thử tưởng tượng thêm một bước nữa đi. Giả dụ rằng người chủ bữa đại tiệc yêu cầu ông ta mang một miếng thịt bò sang cho người hàng xóm rồi mời ông hàng xóm sang dự tiệc. Không lẽ ông ta sẽ trả lời kiểu: “Ờ, tôi không muốn, nhưng tôi cho rằng làm thế là đúng. Thôi được rồi, tôi sẽ đem đi” sao? Hay là ông ta sẽ ba chân bốn cẳng chạy sang nhà bên cạnh mang theo tin mừng rằng thức ăn đầy tràn, sẵn sàng nhiệt tình chia sẻ miếng thịt để thuyết phục người hàng xóm cùng dự tiệc chung với mình? Cuộc hôn nhân Cơ Đốc, dựa trên sự chu cấp của Đức Chúa Trời cho nhu cầu của chúng ta, cũng giống như thí dụ này. Tất cả các nhu cầu của tôi đều được đáp ứng đầy đủ trong Đấng Christ. Sự giàu có của thiên đàng là của tôi. Tôi được kêu gọi niềm tin như thế. Và Đức Chúa Trời cũng cho tôi nếm thử cái đang chờ đợi tôi trong tương lai để khích lệ niềm tin của tôi. Điều đáng buồn là có ít Cơ Đốc nhân thật sự nếm trải và thấy rằng Đức Chúa Trời là thiện hảo. Niềm vui thông công với Đấng Christ và phục vụ trong danh Ngài không còn là một thực tế xúc động đối với nhiều Cơ Đốc nhân vì họ không dấn thân đủ cho Ngài. Nhưng những ai từng đặt cược hoàn toàn cho Đấng Christ đều biết về niềm vui và sự bình an Ngài ban. Đức Chúa Trời bảo tôi nên chia sẻ với người khác những gì Ngài ban cho tôi. Với cái nhìn rõ ràng của một người đã được thỏa mãn cơn đói phần nào hiện nay và sẽ được no đủ trong tương lai, tôi có thể thấy bên dưới những gì vợ tôi gây bực mình cho tôi là nhu cầu của nàng, y như những thức ăn tôi đang thưởng thức. Lòng tôi thấy thương cảm. Tôi cảm thấy ước ao được là công cụ của Đức Chúa Trời để tạo hy vọng trong tâm nàng hầu đem sự thỏa mãn cho cơn đói của nàng. Tôi xin tóm tắt điều này trong một câu: nếu tôi đã kinh nghiệm giải đáp cho những khao khát sâu thẳm của mình trong Christ, thì tôi sẽ có thể nhìn vượt quá những khát khao của mình để nhận ra nhu cầu của vợ mình. Và khi tôi thấy được nhu cầu của nàng, những kinh nghiệm về sự thỏa đáp của Đấng Christ sẽ tạo nên trong tôi một khát khao sâu lắng, nhằm đem lại sự thỏa mãn tương tự trong vợ mình. Điều có vẻ lý thuyết này có vẻ tao nhã hơn những thực tế của việc tranh cãi hàng ngày không? Sự kiện khiến chúng ta chú ý như là vượt quá nếp sống bình thường, là chúng ta thường sống dưới mức nếp sống bình thường của Cơ Đốc nhân bao xa. Bình thường thì Cơ Đốc nhân đều phải nếm trải và thấy rằng Đức Chúa Trời là thiện hảo. Rồi, vì cớ tin chắc vào sự thiện hảo của Ngài và thỏa lòng với chương trình của Ngài trên đời sống chúng ta, chúng ta đều xem chính mình như công cụ trong sự phục vụ. Sự hiểu biết về hôn nhân cách đúng đắn như là sự kêu gọi vào sự phục vụ cao hơn, sẽ khiến chúng ta nhìn vào những nhu cầu sâu kín nhất của người phối ngẫu và trân trọng cơ hội độc đáo chúng ta có, để có thể vươn tới những nhu cầu ấy trong những phương cách đặc biệt. Vì cớ không kinh nghiệm được sự thỏa lòng do an nghỉ trong sự thiện hảo của Đức Chúa Trời, nên chúng ta quay sang tìm kiếm sự đáp ứng nhu cầu nơi người bạn đời. Khi họ không làm chúng ta thỏa lòng, khổ nỗi chắc chắn là thế, chúng ta rút lui đến một khoảng cách an toàn nhằm giảm thiểu sự khó chịu của mình. Nhưng vì là “những Cơ Đốc nhân - sống theo - Kinh thánh”, chúng ta cứ tiếp tục làm tròn những trách nhiệm đối với hôn nhân cách cao thượng, trong tinh thần vâng phục của một kẻ tử đạo, tin rằng Đức Chúa Trời sẽ thán phục sự tận tụy trong bổn phận của chúng ta. Những Cơ Đốc nhân nào thử nghiệm Đức Chúa Trời bằng cách thuận phục ý chỉ của Ngài, thường xuyên xét lại những động cơ của mình để xem thử lúc nào mình tự bảo vệ, thay vì chăm sóc phục vụ, những người ấy đang nếm trải sự thiện hảo của Đức Chúa Trời. Những người này ngày càng thấy sự dấn thân tận hiến trong hôn nhân là dịp tiện để theo đuổi những nguyện vọng sâu kín nhất của mình, để đi theo con đường tốt đẹp và để mời người bạn đời của mình cùng đi. Lời hứa nguyện hôn nhân của họ không bị xem như một bổn phận bị ép buộc phải hoàn thành.

Điểm 3: Không thể đổ lỗi cho người bạn đời khi chúng ta tôn trọng lời hứa nguyện hôn nhân mà chẳng thấy vui vẻ gì . Lỗi là do chúng ta thất bại trong sự nương cậy vào sự thiện hảo của Đức Chúa Trời . Điểm thứ ba tất nhiên xuất phát từ hai điểm trên: không có thái độ nào ngoan cố hơn là đổ lỗi cho ai đó, hay điều gì đó vì mình thiếu trái Thánh Linh. Kinh thánh quả quyết rằng vui mừng là kết quả của sự hành động của Thánh Linh trong đời sống chúng ta. Khi chúng ta thuận phục theo sự chỉ đạo của Ngài. Tuy nhiên, khi bực bội hoặc nản lòng ngăn trở niềm vui của chúng ta, lập tức tâm trí chúng ta hướng đến một ai đó đã gây ra điều này. Trong tâm trạng cho rằng chỉ có mình là đúng đắn, chúng ta tự nhắc (và nhắc cả chuyên gia tư vấn) về những điều chúng ta phải chịu đựng. Đằng sau việc đổ lỗi cho người bạn đời là một giả định tinh vi, phi Kinh thánh: chúng ta thiếu niềm vui là do lỗi của người bạn đời. Nếu anh ấy hay cô ấy thay đổi, thì tôi sẽ vui thích vai trò người chồng đáng yêu hay một người vợ thuận phục ngay thôi. Niềm vui được xem như kết quả từ thái độ và hành vi của người bạn đời, chứ không phải là trái của Thánh Linh. Tuy nhiên, phần lớn hạnh phúc chủ quan của tôi tùy thuộc vào cách vợ tôi đối xử với tôi. Tôi có một người vợ yêu thương, tôn trọng tôi và tôi hoàn toàn tận hưởng sự nhiệt tình và hỗ trợ của cô ấy. Do thái độ của cô ấy đối với tôi, tôi có thể tôn trọng sự dấn thân yêu thương cô ấy với một cảm giác dễ chịu, thích thú. Nếu cô ta lại công kích tôi, tôi biết chắc rằng lời hứa nguyện yêu thương cô ta như Đấng Christ yêu Hội thánh sẽ bị thử thách nặng nề. Cho dù tôi có nương cậy Chúa vững vàng đến đâu để có thể tiếp tục trung thành chăm sóc vợ như một người chồng yêu dấu đi nữa, thì niềm vui đặc trưng của sự chăm sóc vợ tôi trước khi cô ta lạnh nhạt với tôi cũng sẽ biến mất hoặc phôi phai. Nếu vậy thì niềm vui của tôi ở đâu? Nếu nó không còn, thì tôi có gì không đúng khi cho rằng tôi mất vui vì vợ tôi thay đổi thái độ? Nếu tôi có bộc lộ một tinh thần thất bại, buồn thảm khi duy trì sự hứa nguyện yêu thương cô ta, chằng lẽ tôi không được đổ lỗi cho vợ vì mình không vui vẻ sao? Mặc dù niềm vui sướng khi ôm ấp một người vợ cũng yêu thương mình không còn nữa, việc mất vui khi chăm sóc phục vụ trong hôn nhân cũng phản ánh qua việc tôi không còn tin rằng chương trình của Đức Chúa Trời dành cho đời sống tôi là tốt đẹp nữa. Bao lâu mà chương trình của Ngài còn bao gồm một người vợ đáng yêu, bấy lâu tôi không gặp khó khăn trong việc tin tưởng vào sự thiện hảo của Đức Chúa Trời. Nhưng khi Ngài bảo tôi yêu một phụ nữ khước từ mình, thì tôi phải có một đức tin khổng lồ mới có thể tiếp tục tin rằng chương trình của Ngài là tốt đẹp. Tuy nhiên, nếu tôi cứ tiếp tục tin tưởng như thế, niềm vui trong sự phục vụ của tôi vẫn còn. Vị giáo sĩ được Chúa thưởng cho công khó bằng nhiều linh hồn tiếp nhận Chúa quay trở về Hội thánh quê hương vui mừng rạng rỡ làm chứng lại ơn phước Chúa ban. Còn vị giáo sĩ cũng khó nhọc nhưng không thấy kết quả rõ ràng thì không thể có cùng một niềm vui thích như vậy. Nhưng ông này không cần phải cúi mặt trở về quê. Dù nỗi đau thất vọng là rõ ràng và có thể gây ra tranh chiến thuộc linh cũng như tự phê bình, nhưng đầy tớ trung tín của Chúa có lý do để vui mừng trong sự đoan chắc rằng mỗi một hành động vâng lời vì danh Chúa cũng đủ được xem như hoàn tất mục đích đã định và khiến Chúa mỉm cười. Tôi thú thật rằng tôi thích được làm vị giáo sĩ với chức vụ gặt hái khả quan, cũng như tôi thích được làm chồng của một người vợ đáng yêu. Nhưng cho dù được chúc phước với những hoàn cảnh vui vẻ hay bị thử thách đau đớn, thì nền tảng cuối cùng của sự vui mừng của Cơ Đốc nhân vẫn giống nhau: tin chắc rằng sự trung tín của chúng ta đẹp lòng Chúa và được Ngài sử dụng tùy theo chương trình tốt đẹp của Ngài, Vì chương trình của Ngài là thiện hảo nên sự vâng lời đem lại niềm vui cho Cơ Đốc nhân chân thật. Một số cặp vợ chồng đến văn phòng tôi gần đây, đã lắc đầu khi tôi đề cập đến những khái niệm này với họ. Sự dạy dỗ này rất khó. Không dễ xây dựng (hay tái thiết) cuộc hôn nhân trên niềm tin chắc chắn rằng ân điển của Đức Chúa Trời là đủ để tiếp tục vâng lời (Viên gạch xây dựng 1) và đủ để tôn trọng lời nguyện ước với niền tin khẳng định rằng chương trình của Đức Chúa Trời là thiện hảo (Viên gạch xây dựng 2). Sự khó khăn nằm một phần ở chỗ chúng ta không hiểu được rằng Đức Chúa Trời có đủ khả năng: chúng ta nản lòng với nan đề và rồi bỏ cuộc và phần kia của vấn đề là nhận thức giới hạn và lay động của chúng ta rằng Đ.C.T. là thiện hảo: chúng ta mất đi khát khao chân thật là đi theo sự chỉ dẫn của Chúa. Nhưng một vài trở ngại khiến không thể vui vẻ và kiên trì trong sự chăm sóc phục vụ của chúng ta là do hoang mang không biết xử lý thế nào đối với những xung đột trong mối quan hệ hôn nhân của mình. Điều này dẫn đến viên gạch xây dựng thứ 3, là chủ đề của chương tiếp theo.

Viên gạch thứ 3: SỰ CHẤP NHẬN

Trước khi chúng ta mời người giám sát công trình đến đánh giá cơ cấu hôn nhân của chúng ta, thì một viên gạch xây dựng khác cần được đặt lên trên hai viên kia. Một người chồng chán nản mà tôi biết, có vẻ như sẵn sàng nắm được những quan điểm về ân sủng và dấn thân, nhưng ông ta vẫn đối diện với một tình thế tiến thoái lưỡng nan. Ông nói với tôi: “Tôi tin rằng Đức Chúa Trời hoàn toàn có đủ khả năng biến bất cứ tai họa nào thành phước hạnh. Chính niềm tin này đã giữ tôi không bỏ mặc cuộc sống gia đình tôi. Tôi cũng ý thức rằng Đức Chúa Trời là thiện hảo và chương trình của Ngài rất tốt đẹp. Và tôi cũng thật sự muốn đi theo sự hướng dẫn của Chúa cho vai trò làm chồng của mình. “Nhưng tôi nói thật với ông! Ông đã giúp tôi nhiều để tôi có thể thấy được những ý niệm về ân điển đầy đủ và khát nguyện dấn thân, nhưng vợ tôi đôi lúc cũng khiến tôi điên tiết lên - Cô ấy làm những việc khiến tôi nổi cáu. Tôi cho rằng ai cũng cáu trong trường hợp ấy. Phòng ngủ chúng tôi chẳng bao giờ được dọn dẹp. Chén bát bỏ trong chậu cả mấy ngày. Còn cô ấy thì bận đem thức ăn cho mấy người hàng xóm đau yếu và tham dự lớp học Kinh thánh dành cho phụ nữ. Cô ấy ít khi nghe tôi lắm. Cô ấy còn thường dạy khôn tôi bằng vài ba câu Kinh thánh mới học được. “Tôi đã cố hết sức để chịu đựng. Thật thế đấy! Tôi đã kiên trì, tôi tự nguyện giúp đỡ công việc nhà, tôi cố không trách móc phê bình gì. Tôi đã nhiều lần dọn dẹp nhà bếp tươm tất mà không phàn nàn gì. Tôi cũng mua quà tặng cô ấy nhưng tôi chẳng được cái gì cả! Sau khi làm việc cực nhọc tại cái lò áp suất ấy, tôi đâu cần phải bước vào một ăn nhà bừa bộn, mà hoang mang không biết mình có cơm ăn không nữa. “Nếu tôi cho rằng tôi cảm thấy một hình thức chấp nhận chân tình nào của cô ấy thì tôi gặp rắc rối ngay - bởi vì tôi không thấy gì cả! Ở một cấp độ, thì tôi chân thành muốn chăm sóc cô ấy và tôi nỗ lực thật sự; nhưng ở một cấp độ khác thì cô ta đang khiến tôi điên tiết lên! Tôi phải làm gì với sự chán nản đây?” Cho dù mối quan hệ có thân mật đến mức nào hay sự hứa nguyện của họ có vững vàng đến đâu đi nữa, tất cả những cặp vợ chồng cũng đôi lúc thấy người bạn đời của mình quấy rầy hay điên tiết. Thế thì làm thế nào chấp nhận , chứ không phải chỉ chịu đựng, một người bạn trăm năm bẳn tính hoặc khó chịu? Khái niệm về ân sủng của Đức Chúa Trời và sự thiện hảo của Ngài không có câu trả lời thích đáng. Kinh thánh yêu cầu chúng ta làm hơn, làm nhiều hơn là chịu đựng lẫn nhau. Chúng ta được chỉ bảo phải chấp nhận nhau như Đức Chúa Trời chấp nhận chúng ta (RoRm 15:7). Chúng ta phải chịu đựng lẫn nhau trong tình yêu, và điều này khác với việc phản ứng lại người bạn đời của mình bằng tiếng thở dài nhẫn nhục (Eph Ep 4:32). Chúng ta phải bày tỏ những trái Thánh Linh như yêu thương, nhịn nhục, nhân từ (GaGl 5:22). Những mối quan hệ Cơ Đốc phải chứa đựng một điều gì đó hơn là sự sẵn sàng duy trì mối quan hệ, nhờ có ân điển nâng đỡ của Đức Chúa Trời. Chúng đòi hỏi nhiều hơn chứ không chỉ là sự dấn thân chăm sóc lẫn nhau. Dù sao chúng ta cũng được mong đợi phải chấp nhận nhau. Chúng ta phải thấy rằng sự chấp nhận đòi hỏi chúng ta phải vượt quá sự khát khao muốn chăm sóc. Vị giáo sĩ chăm lo cho người bị bịnh phong có thể duy trì công tác ở một ngành ít hấp dẫn nhất nhờ vào sức lực từ sự dấn thân sâu đậm với Chúa và với những người cùng khốn. Nhưng để chấp nhận một con người bệnh tật lở lói như thế thì lại là một vấn đề khác, nhất là nếu người bị bệnh phong ấy lại có một tinh thần cay đắng, vô ơn. Một người chồng phải làm gì khi vợ mình là nỗi chán ngán của Hội thánh, khi ở mỗi lần nhóm họp của hội chúng, những thánh đồ lật đật chạy tránh khỏi phải nghe những lời huyên thuyên triền miên của cô ta? Chấp nhận một người vợ khó ưa mang ý nghĩa gì? Bạn cứ thử nghĩ đến cảnh ngộ của một phụ nữ thanh lịch có người chồng rất phàm ăn: ăn liên tục không ngưng nghỉ, chỉ ngưng lúc cần phải dọn chỗ cho một muỗng thức ăn đầy ắp khác. Dù bà ấy có thể cố gắng duy trì lời hứa nguyện với người bạn đời sau nhiều tranh chiến, thì không thể kết tội bà nếu bà cảm thấy ngượng ngùng và bẽ bàng. Thực tế hàng ngày trong cuộc sống với người phối ngẫu không toàn hảo khiến cho việc chấp nhận lẫn nhau trở thành một thử nghiệm nghiệt ngã. Tuy nhiên hôn nhân Cơ Đốc đòi hỏi một sự chấp nhận nhau hoàn toàn, chân thành và chắc chắn, dù hành vi không thể chịu được của họ làm cho việc ấy thành khó khăn. Bây giờ chúng ta sẽ xem ý nghĩa của việc thêm phần chấp nhận (viên gạch xây dựng 3) vào ân sủng và dấn thân (viên gạch xây dựng 1 và 2). Chúng ta sẽ khởi sự với hai điểm chính. Điểm 1: Có một sự khác biệt giữa chấp nhận người bạn đời và tận hưởng người bạn đời; điều trước là một yêu cầu,còn điều thứ nhì là một phước hạnh. Điểm 2: Kinh nghiệm chấp nhận người bạn đời tùy thuộc vào việc tha thứ, điều này lại phụ thuộc vào sự sẵn sàng xem hành vi chướng tai gai mắt của người bạn trăm năm trong ngữ cảnh Thánh kinh.

Điểm 1: Sự dị biệt giữa chấp nhận và tận hưởng Không có gì quan trọng cho nỗ lực xây dựng hôn nhân của chúng ta hơn là sự đánh giá thực tiễn xem chúng ta đang ở đâu. Chỉ khi nào chúng ta nhìn nhận nan đề, chúng ta mới tìm kiếm giải pháp. Vì có Đức Chúa Trời có đủ khả năng xử lý bất cứ nan đề nào, chúng ta không nên tránh né đề cập đến nan đề chúng ta đương đầu. Hôn nhân đôi lúc cũng bao gồm việc chung sống với một con người khiến cho chúng ta tức điên lên, một người khó chịu, đáng chán, đáng ghét. Nó sẽ không khiến chúng ta cố sức nỗ lực tạo nên sự hòa hợp nhiều hơn, nếu chúng ta lẳng lặng không đề cập đến những kinh nghiệm ấy, bằng cách tập chú vào những điểm tốt của người bạn trăm năm hoặc tự nhủ rằng chúng ta phải nhân từ. Cuộc hôn nhân nào cũng có những phút giây đầy kịch tính, khi một trong hai người bực tức người kia, có lúc trầm trọng, có lúc không đến nỗi. Do đó chúng ta phải hiểu thế nào là chấp nhận một người bạn đời hay gây hấn. Bước đầu tiên để có được giải đáp là xem thử việc gì xảy ra khi chúng ta bị xúc phạm. Ít nhất có hai đáp ứng có thể nhận ra: một quyết định và một cảm xúc . Khi người phối ngẫu làm cho chúng ta bực bội hoặc gây thất vọng cho chúng ta, chúng ta có thể quyết định hoặc tiếp tục dấn thân chăm sóc hoặc rút lui đằng sau bức bình phong tự vệ. Phản ứng tự nhiên thường là một ước muốn giảm đau và tránh những sự cố tương tự. Chúng ta có thể xuôi theo cảm hứng bất chợt, và rồi theo đuổi một cuộc tình nhằm tìm cho mình chút thư giãn (hoặc bớt bực bội) hay chúng ta chủ động chọn mục tiêu tiếp tục chăm sóc mà không cần quan tâm đến cái giá phải trả. Quyết định trước mắt sẽ là vận dụng để đáp ứng nhu cầu của chúng ta hay phục vụ cho nhu cầu của người bạn trăm năm. Đáp ứng thứ hai của chúng ta đối với một tình huống giữa hai người là cảm xúc. Chúng ta cảm thấy một điều gì đó. Nếu tình huống đó tốt lành, chúng ta thấy an tâm; nếu tình huống ấy có tính cách đe dọa và dữ dằn, chúng ta lo ngại. Chúng ta có những cảm xúc vui vẻ hoặc âu sầu tùy thuộc hoàn toàn vào bản chất của sự kiện. Đó không phải là vấn đề chọn lựa. Tôi không thể chọn cảm thấy trìu mến nếu vợ tôi xúc phạm tôi; và tôi cũng không thể chọn cảm thấy vui vẻ khi cô ấy khen ngợi thán phục tôi. Cảm xúc không phải là kết quả trực tiếp của một sự chọn lựa, nhưng là một đáp ứng tự nhiên đối với một tình huống. Điều này phải rõ ràng. Cho dù chúng ta chủ động chọn phó thác những nhu cầu cá nhân sâu kín nhất của mình cho Chúa lo (Hiệp nhất Tinh thần) và mặc dù có quyết định chăm sóc phục vụ cho người bạn đời (Hiệp nhất Tâm hồn) , những sự kiện không vui vẫn gây ra những cảm xúc không vui. Chúa Jêsus khóc tại mộ Laxarơ. Nhưng Ngài lại cùng với các Thiên sứ, vui mừng trước sự qui đạo của Xachê. Bản chất của sự kiện định đoạt cảm xúc. Nói chung, những sự kiện sẽ khơi dậy một trong hai cảm xúc chính yếu. Bất cứ cảm xúc đặc thù nào mà chúng ta có được cũng thích ứng nhiều hay ít đến những phạm trù cảm xúc cơ bản là thích thú hoặc bất bình . Một vài sự kiện không gây tác động bao nhiêu đến cảm xúc; thí dụ: tôi không thấy thích thú hay bất bình gì khi vợ tôi mua một bàn chải đánh răng mới. Mối bận tâm của tôi không nằm ở những sự kiện tương đối vô cảm ấy; nhưng tôi tập chú vào những hành động có thể kích động một sự đáp ứng tình cảm có thể nhận rõ được. Chúng ta hãy gọi hành vi của một người đối với người bạn đời là sự kiện , một hành động cụ thể mà đối tượng cho rằng có thể gợi nên một phản ứng xúc cảm. Xin nhớ rằng việc chúng ta thấy thích thú hay bất bình đối với một sự kiện hoàn toàn tùy thuộc vào bản chất của sự kiện. Chúng ta cũng không có trách nhiệm đối với cảm xúc có được. Lời khuyên của ông Giacơ trong Gia Gc 1:2: “Hỡi anh em, hãy coi sự thử thách trăm bề thoạt đến cho anh em như là điều vui mừng trọn vẹn” không có nghĩa là những người thiêng liêng không cảm thấy đau lòng khi họ gặp phải sự hắt hủi. Đức Chúa Trời đã dựng nên chúng ta như những con người sống trong xã hội với những đầu dây thần kinh tương ứng. Khi ai đó đá vào chân tôi, tôi phải cảm thấy đau. Nếu tôi không cảm thấy gì cả, thì chắc chắn là có gì sai trật với cái chân của tôi. Cũng vậy, nếu tôi từng trải sự hắt hủi mà lại thấy thích thú thì tâm hồn tôi có điều trục trặc rồi. Thật vô lý khi người phụ nữ cảm thấy mình có tội do bực bội vì bị chồng chỉ trích gay gắt. Cảm thấy thanh thản khi bị hắt hủi thì không phải là bằng chứng của tâm tánh thiêng liêng, mà là sự xáo trộn tâm lý hoặc thiêng liêng giả tạo. Điểm thứ nhất của tôi có thể nói cách đơn giản như sau: chúng ta đáp ứng lại một sự kiện về hành vi của người bạn đời với một quyết định chăm sóc phục vụ hay vận dụng (hoàn toàn tùy theo sự chọn lựa) và với một cảm xúc thích thú hay bất bình (hoàn toàn phụ thuộc vào bản chất của sự kiện). Xin chú ý rằng quyết định bao gồm một hành động hướng về phía sự kiện và cảm xúc là đáp ứng xuất phát từ sự kiện . Chú thích : Một vài tư duy hiện nay cho rằng tất cả các sự kiện đều trung tính . Theo quan điểm này , những sự kiện trở thành thích thú hay bất bình hoàn toàn do sự xác định của chúng ta . Nói như thế tức là cho rằng chúng ta sống trong một thế giới vô nghĩa vô luân . Đối với người Cơ Đốc , điều này không thể chấp nhận được . Trong một thế giới được tạo dựng và quản trị bởi một Đức Chúa Trời có vị cách , Ngài có một bản tính bất biến , nên sự kiện nào phản ánh bản tánh của Ngài được xem là tốt , còn sự kiện nào đi ngược lại bản tính của Ngài thì bị xem là xấu . Một hành động yêu thương được xem là một sự kiện thích thú vì Đức Chúa Trời là tình yêu ; còn một hành động ghét bỏ bị xem là bất bình vì trái với bản tính của Đức Chúa Trời .
Sự kiện (hành vi của người bạn đời) Quyết định 1. Chăm sóc 2. Vận dụng Cảm xúc 1.Thích thú 2. Bất bình Khi các đôi vợ chồng nghe diễn giả tại các buổi hội thảo về hôn nhân chỉ dẫn nên chấp nhận nhau, tôi thắc mắc không biết có bao nhiêu người thấy mình nên cảm thấy thích thú mỗi phút giây được ở bên người bạn đời. Tuy vậy, khi vợ hay chồng đối xử tệ với bạn, thì bất bình là tất nhiên và không tránh khỏi. Nếu chấp nhận đòi hỏi phải có sự thích thú, thì không thể nào chấp nhận người chồng hay vợ đối xử tệ bạc với mình. Nếu những ông chồng xem việc chấp nhận đi kèm với thích thú, có lẽ họ sẽ rút khỏi cuộc hội thảo và giải thích với vợ rằng nếu họ cư xử dễ thương hơn, thì việc chấp nhận họ đâu có thành vấn đề. Tôi tin rằng các bà vợ cũng sẽ phản ứng tương tự. Khi việc chấp nhận người bạn đời bị lẫn lộn với việc thích thú người bạn đời, thì người này cứ đổ lỗi cho người kia về việc thiếu chấp nhận (ý nói là thích thú) trong hôn nhân. Kinh thánh yêu cầu chúng ta chấp nhận người bạn đời của mình. Rõ ràng Chúa cho rằng chúng ta có thể chấp nhận người bạn đời mà mình không thích thú gì. Chấp nhận phải khác với thích thú. Dù sao tôi cũng có thể chấp nhận người bạn đời dù hành vi của cô ấy đôi lúc thích thú hoặc bất bình. Nếu người phối ngẫu của tôi đối xử tử tế với tôi, tôi có thể xem việc tôi thấy thích thú như một phước hạnh chính đáng. Nhưng dù người bạn đời có khiến tôi thích thú hay bất bình, tôi vẫn xem việc chấp nhận cô ấy như một điều kiện. Nếu chấp nhận không liên quan gì đến đáp ứng xúc cảm của chúng ta như thích thú hay bất bình, thì nó liên quan đến cái gì? Dường như dễ thấy là việc chấp nhận có liên hệ mật thiết với quyết định của chúng ta để chăm sóc hơn là vận dụng, và rằng chúng ta tự do chăm sóc phục vụ cho dù đó là con người khó chịu nhất, nếu chúng ta muốn. Nhưng chấp nhận người bạn đời không chỉ là một sự quyết định dấn thân chăm sóc. Có thể vẫn hoàn toàn không do dự trong việc chọn chăm sóc mà trên thực tế không chấp nhận người bạn đời. Sự chăm sóc phục vụ chân tình có thể tiếp tục với một chút e dè, do dự khiến có một khoảng cách giữa người chăm sóc và đối tượng chăm sóc. Có một cái gì đó không xác định được đã rõ ràng ngăn trở sự hòa hợp sâu xa trong mối quan hệ. Có sự thiếu chấp nhận. Nếu việc chấp nhận không thể xác định như là những xúc cảm cơ bản mà chúng ta cảm thấy về người bạn đời của mình, và nếu điều ấy vượt quá quyết định duy trì cách vững chắc sự dấn thân chăm sóc của chúng ta, thì chấp nhận một người nào đó nghĩa là gì? Để hiểu được một cách trọn vẹn việc làm sao chấp nhận một người bạn đời đôi lúc rất khó ưa, chúng ta phải xem xét quan điểm Thánh Kinh về sự tha thứ.
Điểm 2: Kinh nghiệm chấp nhận người bạn đời dựa trên sự tha thứ . Sự tha thứ lại dựa trên việc sẵn sàng xem hành vi chướng đời của người phối ngẫu theo quan điểm của Kinh thánh . Mary gây cho Bill khó chịu. Bill cảm thấy bất bình, nhưng khẳng định quyết định của anh là chăm sóc cho vợ, mặc kệ cái chướng đời của cô ta. Tuy vậy, vẫn còn thiếu một điều gì đó. Bill biết đó là gì và Mary rồi cũng nhận ra. Dù anh ước ao chăm sóc vì anh muốn vâng lời Chúa, nhưng những nỗ lực yêu thương của anh rất máy móc. Anh ý thức một áp lực lạ lùng trong việc chăm sóc khiến những hành động trong vai trò người chồng của anh giống như đóng kịch, giống như anh đang thủ vai một người khác cho đúng với kịch bản. Khi anh cầu nguyện về sự giả tạo của mình đối với Mary, Bill ý thức sự cay đắng tiềm ẩn trở nên mạnh mẽ hơn mỗi lần anh nhớ lại những gì Mary đã gây ra cho anh. Anh nhận thức rằng thái độ đầy cảm tính của anh đối với Mary đã ngăn chặn bất cứ điều gì đem lại sự hiệp nhất. Thế là Bill quyết định rũ bỏ cơn giận này để anh có thể thật tình chấp nhận Mary. Nhưng anh không thể chấp nhận con người mà anh từng cay đắng. Trước hết anh phải dập tắt ngọn lửa cay đắng để cho sự nhiệt tình thư thái dẫn đến việc muốn chăm sóc, một khát khao yêu thương vợ mình không phải chỉ dựa trên sự thiện hảo của Đức Chúa Trời mà còn dựa vào sự quan tâm sâu sắc của anh đối với vợ. Bill tìm đến một chuyên gia tư vấn Cơ Đốc để hỏi: “Làm sao tôi có thể vượt trên nỗi cay đắng để mối quan tâm của tôi đối với Mary là do sự chấp nhận sâu sắc của tôi đối với nàng?” Nhà tư vấn trả lời: “Lý do khiến anh vẫn còn giận là vì anh chưa tha thứ cho lỗi lầm của cô ấy. Sự cay đắng cho thấy việc tha thứ chưa hoàn tất.” Bill nghiệm lại lời khuyên của nhà tư vấn và đi đến kết luận rằng tha thứ cho Mary là bước cần thiết nếu anh thật sự chấp nhận cô. Xin bạn chú ý đến định nghĩa của sự chấp nhận được nhấn mạnh trong tiểu đề: chấp nhận một người nghĩa là chúng ta chăm lo cho người đó mà không oán giận hay cảm thấy bị bắt buộc khi phải làm như vậy . Nói cách khác, chấp nhận bao gồm cả hai phương diện trong sự đáp ứng của chúng ta đối với một sự kiện: (1) quyết định muốn chăm sóc. (2) không có những cảm xúc có thể xen vào việc chăm sóc. Yếu tố thứ nhất chỉ đơn giản là một sự lựa chọn giữa hai điều: hoặc chăm sóc hay vận dụng. Yếu tố thứ hai phức tạp hơn - Không ai có thể “vứt bỏ” sự cay đắng theo lời yêu cầu. Tuy nhiên, để có thể thật sự chấp nhận một người từng gây bực tức cho chúng ta, thì dù sao chúng ta cũng phải thoát khỏi những cảm tính thù địch có từ việc người kia gây ra. Làm thế nào tôi có thể trở nên “không cay đắng” và nhờ đó mà chấp nhận? Kinh thánh đưa ra một chữ hết sức đơn giản để làm giải pháp. Để chuyển từ cay đắng sang từ tâm, từ nhân từ bắt buộc sang yêu thương rộng lượng, đòi hỏi phải có sự tha thứ. Để biết chính xác sự tha thứ gồm có những gì và việc tha thứ sẽ trừ tận gốc những hạt giống giận hờn ra sao là điều rất ích lợi. Chúng ta cần xem xét căn nguyên của những cảm xúc cay đắng. Các bạn hãy nhớ lại phần đề cập đến hai nhu cầu cơ bản của chúng ta: an toàn và ý nghĩa. Vì nhu cầu của chúng ta được đáp ứng đầy đủ trong mối quan hệ với Đấng Christ, nên chúng ta có thể đến với cuộc đời bằng những nguồn lực tỏa ra sự đầy trọn. Sự tự do Chúa Jêsus ban cho chúng ta bao gồm việc tự do khỏi mọi đòi hỏi nơi người phối ngẫu. Chúng ta sẽ bị tổn thương khi người bạn đời hắt hủi hay không tôn trọng chúng ta, nhưng tình yêu của Chúa và mục đích của Ngài dành cho chúng ta sẽ gia thêm năng lực để chúng ta có thể tiếp tục ban cho, dù nhận lại rất ít ỏi. Do đó, chúng ta có thể duy trì mục tiêu chăm sóc thay vì vận dụng, dù người bạn đời là những người khó ưa nhất. Tuy nhiên, dù tôi có nói rằng mình không cần gì nơi người bạn đời thì tôi vẫn khao khát một số điều nơi người ấy. Tôi muốn tình bạn, sự hỗ trợ tình cảm, sự tôn trọng, khen ngợi, thỏa mãn tình dục và hơn thế nữa. Vì tôi mong chờ một số điều nơi vợ tôi nên hành vi gây bực tức của nàng vẫn đủ sức làm tổn thương tôi và khiến tôi bất bình. Nếu tôi chẳng muốn gì nơi vợ tôi, thì việc vợ tôi không còn cảm tình với tôi nữa sẽ không gây đau đớn gì. Nhưng tôi có mong một vài điều từ nàng, và tôi phải mong. Khi không nhận được điều mình mong đợi, nhất thiết tôi sẽ phải bất bình, nhưng làm thế nào tổn thương và bất bình lại biến thành cay đắng? Trong những quyển sách về tư vấn trước đây của tôi, tôi đã gợi ý rằng việc chúng ta đánh giá một sự kiện sẽ ấn định những cảm xúc đặc thù về sự kiện ấy. Một sự kiện xảy ra. Nếu tôi tin rằng sự kiện ấy là một đe dọa nghiêm trọng cho con người thể chất hoặc vị phẩm tôi, tôi sẽ cảm thấy lo lắng vô cùng và tức giận lắm. Tuy nhiên, nếu tôi tin rằng sự kiện ấy tuy đau lòng nhưng không gây nguy hại cho chính tôi, tôi sẽ cảm thấy bực bội và có lẽ phát cáu nhưng không lo lắng lắm. Sau đây là ví dụ làm sáng tỏ nguyên tắc này. Khi bác sĩ bước ra khỏi phòng mổ với nét cau mày âu sầu, người chồng đang chờ đợi sẽ tự nhiên thấy một sự trống trải dễ sợ. Nhưng giả sử đó lại là một người đàn ông vướng vào một vụ ngoại tình và đang mong có cơ hội kết thúc cuộc hôn nhân của mình cách êm thắm. Cũng sự kiện ấy (cái nhíu mày của bác sĩ phẫu thuật) sẽ gây nên một cảm xúc hoàn toàn khác, có lẽ là một chút buồn rầu cộng với một chút nhẹ nhõm (cái nhíu mày cho biết bà vợ đã chết), nhưng do ý nghĩa của sự kiện đối với người chồng (mất một người thân yêu, hoặc một cơ hội để bước vào mối quan hệ hằng ao ước một cách nhẹ nhàng). Mặc dù bản chất của sự kiện có thể ấn định sự đáp ứng tình cảm là tích cực hay tiêu cực (thích thú hay bất bình ) việc đánh giá sự kiện của cá nhân sẽ tác động đến nội dung và cường độ đặc biệt của đáp ứng tình cảm . Chúng ta dò xem Bill làm gì khi Mary chọc tức. Phản ứng tức thời và cần có của Bill là bất mãn. Chúng ta gọi đó là Đáp ứng Tình cảm Cơ bản. Ngay khi sự kiện gây bất bình xảy ra, Bill sẽ đánh giá sự kiện, thường là tự động không suy nghĩ. Anh ta sẽ nhận thức rằng sự kiện có liên quan đến hoặc nhu cầu, hoặc nguyện vọng của mình. Nếu Bill tin rằng lòng tự trọng của mình phụ thuộc vào sự nhìn nhận của Mary, thì anh ta sẽ nhầm lẫn xem hành vi gây hấn của Mary như một sự đe dọa thật sự đối với nhu cầu có ý nghĩa của mình. Mong rằng Bill đã hiểu hành vi của Mary không có liên quan gì đến nhu cầu của anh ta, vì Đấng Christ đã chứng tỏ Ngài là đầy đủ. Nếu niềm tin này đủ sâu sắc, Bill sẽ không còn lo ngại ch