Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Wednesday, January 4, 2012

Squanto: Người Da Đỏ Bạn Của Người Di Dân



img_sm6.jpgCứ vào dịp lễ Tạ Ơn, các trường học, các nhà thờ, báo chí, TV, Internet khêu gợi cho người ta nhớ lại những năm đầu tiên người di dân đến Mỹ quốc gặp bao khó khăn, rồi được Chúa ban cho được mùa màng tốt đẹp trong những năm tháng kế tiếp, nên người di dân lập một lễ đễ tạ ơn Chúa. Trong câu chuyện, người di dân có mời những người bản xứ da đỏ cùng đến tham dự dịp tạ ơn này. Nhưng làm sao họ liên lạc để thông giao với dân da đỏ vì ngôn ngữ bất đồng? Như đã nói đó, chúng ta đã biết câu chuyện về Lễ Tạ Ơn theo quan điểm của người Di Dân. Nhưng về phương diện của người bản xứ Da Đỏ thì sau. Câu chuyện về Squanto - bạn hữu, ân nhân của người di dân, sẽ giúp chúng ta nhận thức được quan điểm của người bản xứ.   Phải nói nếu không có cảnh khổ, chết chóc mà người bản xứ da đỏ gặp phải vào đầu thế kỷ thứ 17, người Di Dân khó có thể định cư được vào mùa Đông năm 1620 tại Plymouth, Mỹ quốc. Trong một cuộc chạm trán ngắn, lẻ tẻ với người bản xứ, người Di Dân đã không phải giết một người da đỏ nào, cũng như những mũi tên của người địa phương cũng không có bắn vào những người Anh tìm cách trú ngụ trên vùng đất mới. Nhưng bệnh hoạn gây nên sự chết chóc! Khi đến vùng đất mới, người Di Dân tìm thấy một một cánh đồng bắp đang bị bỏ hoang trong rừng. Một vùng đất trước đây đã từng là một làng phì nhiêu cho dân da đỏ Patuxet, bây giờ trở nên hoang dã, do bệnh hoạn chết chóc gây ra trước đó bốn năm, làm cho tất cả dân làng đều bị chết, ngoại trừ vài người còn sống sót.

Những người sống sót

Vào mùa Đông năm đầu tại vùng đất mới, người Di Dân phải đương đầu với chính sự sống còn của mình. Trước đó trong suốt 66 ngày, họ đã mạo hiểu vượt Đại Tây Dương mênh mông để đem tất cả 104 người Di Dân đến Mỹ quốc, trong đó có một em bé tên là Oceanus, chào đời trên biển cả.

img_sm14.jpgThống đốc William Bradford, người lãnh đạo của nhóm di dân đã viết lại rằng, "được đến một hải cảng tốt và an toàn đến vùng đất mới, họ quý gối xuống và chúc tạ Đức Chúa Trời ở trên trời, Đấng đã đem họ vượt qua biển cả mênh mông và hung tợn, và giải cứu họ khỏi những hiểm nguy và đau khổ, và một lần nữa đặt chân họ tới một vùng đất vững chắc và ổn định, đúng như sự ao ước của họ."

Nhưng chỉ trong bốn tháng, do sự thiếu chất dinh dưỡng, bệnh viêm phổi, và do chủng độc của bệnh lao, làm cắt giảm số gia đình những người Di Dân. Khi bệnh hoạn tàn khốc lan tràn, chỉ còn lại sáu hoặc bảy người còn đủ mạnh dạn để săn sóc những người yếu đau và an ủi những người sắp chết.

Sáu người chết vào tháng Chạp, rồi có tám người trong tháng Giêng, mười bảy người trong tháng Hai. Về tháng Ba, thống đốc Bradford viết tiếp, "Trong tháng này có mười ba người trong số chúng tôi bị chết...chỉ còn lại năm chục người trong vòng chúng tôi, người sống sót sợ chôn những người chết vì có thể bị lây bệnh." Trong vòng mười tám người đàn bà có gia đình, chỉ còn có ba người sống sót, ngay cả em bé Oceanus mới sanh trên biển cũng qua đời.

Người Da Đỏ Tên Squanto
Trong hoàn cảnh bi đát nơi quê lạ đất mới, người Di Dân khám phá được tình yêu thương vô song và sự thành tín vô lượng của Đức Chúa Trời bày tỏ cho con dân của Ngài một cách diệu kỳ. Câu chuyện của người da đỏ tên Squanto mà Đức Chúa Trời dùng, là một sự dự bị và lo lắng của Ngài cho những người biết kêu cầu Ngài. Câu chuyện diệu kỳ của Squanto là con người được Chúa dùng để bày tỏ sự toan liệu của Ngài.

Sự ghi chép trong lịch sử về cuộc đời của Squanto khác nhau tùy theo nguồn gốc, nhưng các sử gia tin rằng vào khoảng năm 1608, nghĩa là hơn một thập niên trước khi đoàn Di Dân hãi hành sang Tân thế giới, một nhóm doanh thương người Anh do thuyền trưởng Hunt lãnh đạo, đã đặt chân đến vùng đất Plymouth, Massachusetts. Khi người da đỏ Wampanoag đến trao đổi hàng hóa với đám doanh thương này, họ bị thuyền trưởng Hunt bắt cóc họ làm tù binh, thuyên chuyển họ tới Tây Ban Nha, và bán họ làm nô lệ.

img_sm5.jpgNhưng Đức Chúa Trời có một chương trình đặc biệt cho một người da đỏ bị bắt cóc - một thanh niên tên là Squanto. Chàng ta là người Da Đỏ Patuxet và được sanh ra trong khu làng gần nơi những người Di Dân  sau này đến định cư ở New Plymouth. Khi bị bắt cóc, Squanto được một tu sĩ Tây Ban Nha có lòng mua chuộc lại, đối xử tử tế với Squanto, và dạy chàng niềm tin trong Cơ-đốc-giáo. Nhờ vị tu sĩ này và những người khác, Squanto được giúp đở đến Anh quốc vào năm 1615 và làm việc trong một chuồng ngựa cho một người có tên là John Stanley. Chẳng bao lâu Squanto nhớ nhà nhớ quê hương nhưng quê hương xa thẳm bên kia bờ Đại Tây Dương. Ông Stanley thông cảm cho hoàn cảnh nhớ nhung muốn trở về nhà của Squanto, nên ông hứa sẽ đưa Squanto lên con tàu đầu tiên hướng đi Mỹ quốc.

Nhưng mãi đến năm 1619 - mười năm sau khi Squanto bị bắt cóc - mới có một chiếc tàu nhắm về Tân thế giới. Sau cùng, sau hơn một thế kỷ bị lưu đày và trãi qua bao cam khổ, Squanto trên đường trở về nhà. Nhưng khi Squanto trở về đến Massachussetts, Squanto phải chạm trán với cảnh đau lòng. Một cơn bệnh ngoặc nghèo đã giết chết tất cả những người trong làng mạc của Squanto.

Chúng ta có thể tưởng tượng tâm trạng của Squanto lúc đó. Tại sao Chúa đã giúp Squanto vượt bao trở ngại để về được quê nhà, để rồi chạm trán cảnh những người thân thương đã bị chết? Câu trả lời đến một năm sau đó. Một con tàu đầy gia đình những người Anh tìm đến vùng đất mới, đã đến trú ngụ ngay gần nơi làng của bộ lạc cũ của Squanto từng trú ngụ.

Sự Giúp Đở của Người Da Đỏ
Trở lại việc định cư của đám người Di Dân: Vào tháng 4 năm 1621, đó vào lúc đầu Xuân là lúc bắt đầu trồng tỉa để có mùa màng trong năm. Từ khi đặt chân tới vùng đất mới, đám người Di Dân nhìn người Da Đỏ từ xa xa với thái độ dè dặt sợ hãi. Một ngày kia, không có một dấu hiệu báo trước, một người Da Đỏ vừa cao vừa dạm dỡ tên là Samoset xăng xăng đi vào khu vực lều tạm của họ; phía sau lưng của Samoset có đeo một cái cung và một bao tên nhọn, còn cả người hầu như trần truồng ngoại trừ một miếng da nhỏ treo phía trước người, dọc ngang thắc lưng. Trong sự ngạc nhiên của đám người Di Dân, Samoset thốt lên một tiếng, "Welcome!" mà chàng đã học được từ những người đánh cá thường hay đến các hãi cảng ở Main. Nhưng khả năng ngôn ngữ của Samuset bị giới hạn và đám người Di Dân không hiểu chàng ta muốn nói gì. Samuset rời khỏi khu liều tạm của đám Di Dân, nhưng ngày hôm sau trở lại với một người Da Đỏ khác chẳng ai khác hơn là Squanto. Squanto đã từng bị lưu đài sang Anh quốc, thông thạo Anh ngữ đã có thể liên hệ với những người Di Dân. Sau đó những người Di Dân được giới thiệu với tù trưởng Massasoit của bộ lạc lân cận Wampanoag. Mặc dầu người Wampanoag cao lớn, mạnh bạo, và đông đảo lực lượng hơn đám người Anh quốc, nhờ sự thương lượng và mối lái của Squanto cho họ, cả hai phe đi đến một thỏa ước hòa bình đứng vững hơn 40 năm cho đến khi Massasoit qua đời. Không có một người Da Đỏ hay người Di Dân bị giết trong suốt thời gian đó.

Timg_sm9.jpgheo nhật ký của thống đốc William Bradford, Squanto là công cụ đặc biệt mà Chúa gởi đến cho sự thịnh vượng của chúng tôi...Squanto chỉ cho chúng tôi cách trồng bắp của người Da Đỏ, ở đâu có thể để những cái bẩy để bắt cá và tìm kiếm những vật dụng cần thiết khác...và còn là người hướng dẫn chúng tôi đến những nơi mà chúng tôi chưa từng biết và đem lại lợi ích cho chúng tôi, và Squanto không bao giờ rời chúng tôi cho đến khi ông ta qua đời.

Squanto cố vấn người Di Dân về cách liên hệ với người dân Da Đỏ. Ông ta giúp họ kết tình thân hữu với những bộ lạc lân cận, luôn luôn là người thông dịch, và hướng dẫn người Di Dân trong những cuộc khám phá những vùng đất mới, và giúp cho họ thương lượng phải chăng với người bản xứ. Người Di Dân đã phải ăn trộm bắp của người Da Đỏ vào mùa Đông vừa qua, có lẽ không xứng đáng nhận sự trợ giúp của người Da Đỏ, nhưng sự giúp đở này đem lại sự sống còn cho nhóm người lâm vào cảnh bi đát. Ông Edward Winslow, một trong những người đến lập nghiệp ở Tân lục địa đã ghi lại như thế này:

"Chúng tôi trồng khoảng hai mươi mẩu bắp của người Da Đỏ, và gieo sáu mẩu lúa mạch và đậu, và theo phương thức của người Da Đỏ, chúng tôi phân bón đất với mấy loại cá mà chúng tôi câu được rất nhiều ngay bên cạnh chỗ chúng tôi định cư. Những bắp chúng tôi trồng thu hoạch thật bội phần, và tạ ơn Chúa, số lượng bắp loại của người Da Đỏ gia tăng vượt bực, cùng với lúa mạch, nhưng đậu Hòa-lan không được kết quả tốt, chúng tôi nghĩ chúng tôi gieo nó quá trễ, chúng sanh sôi kết quả rất chóng, nhưng sức nóng của mặt trời làm khô héo những hạt đậu đi."

Nói tóm lại mùa màng năm đó thật thịnh vượng và phần ăn của người Di Dân cũng gia tăng. Vào mùa Thu, có mười một căn nhà được dựng lên dọc theo con đường của khu kiều dân Plymouth, với bảy căn nhà rộng của tư nhân và bốn chung cư. Số người chết đã ngừng, và việc trao đổi dịch vụ với người Da Đỏ bắt đầu nhiều hơn.  



Squanto Qua Đời
Squanto bị bệnh sốt thương hàn và qua đời vào năm 1622. Đang khi nằm trên gường bệnh, Squanto yêu cầu thống đốc Bradford cầu nguyện cho ông ta để ông ta có thể về với Đức Chúa Trời ở trên trời của những người Anh. Ngày hôm nay, hơn 400 năm qua, Squanto vẫn còn được tưởng nhớ và giữ một chỗ danh dự đặc biệt trong việc sống còn của những người Di Dân đến Tân thế giới. Nếu Đức Chúa Trời không có dự bị sẵn một Squanto, có lẽ đám người Di Dân không thể sống sót được để đến việc thành lập một tân quốc gia vào niên kỷ kế tiếp.
Anh Châu_TNPA