Khi nói đến người mẹ người ta không hình dung một người mẹ với sắc đẹp lộng lẫy, một thân hình uyển chuyển hay một lối phục sức mới nhất của thời trang. Nhưng người ta nghĩ đến những cử chỉ âu yếm, vẻ dịu hiền, sự săn sóc chu đáo, một sự hy sinh vô bờ biến, những hành động khoan dung, những giọt nước mắt lăn tròn trên gò má, một tình thương bát ngát và những sự chịu đựng âm thầm.
Ngày nào ánh mặt trời còn soi rọi, quả đất vẫn còn soi chuyển, nhân loại vẫn còn trên mặt điạ cầu, vai trò của người mẹ vẫn còn quan trọng.
Napoleonđã nói: “Điều cần nhất của nước Pháp là phải có những bà mẹ hiền. Nhà có mẹ tốt, nước mới có con hay. Người Á Đông cũng thường nhắc đến bà mẹ của thầy Tăng Sâm, hay của thầy Mạnh Tử.
Đi vào sử thánh chúng ta thấy tên của những bà Mi-ca-gia, Xi-bia, Giô-a-dan, Giê-cô-lia, Giê-rusa, A–hô-gia. Những dòng sử thánh ấy không đề cập đến hình dung các bà tốt hay xấu, hoặc lối phục sức thế nào, nhưng khi nhắc đến tên các bà thì chép rằng:“ Mẹ người tên là … người làm điều thiện trước mặt Đức mặt Đức-giê-hô-va.Mẹ người có liên hệ đến cuộc đời làm điều thiện của người và sự hưng thịnh của xã hội. Trong những chữ ngắn ngủi ấy đã nói lên cái ảnh hưởng quan trọng cùng trách nhiệmđầy khó khăn và cao qúi của người mẹ.
Khác hơn nam giới, Đức-Chúa-Trời đã dựng nên người nữ với khả năng để giúp đỡ người nam, và trong công việc gia đình nữ giới thuộc về vai chánh.
Một thân hình đẹp đẽ duyên dáng, một cách phục sức lỗng lẫy, sang trọng không phải là điều kiện chính để trở nên một người vợ tốt, một người mẹ hiền. Nhưng chính là bàn tay dịu hiền, những cử chỉ khoan dung, những lời nói ân hậu, những tâm hồn cao thượng, và những hành động hy sinh, và những tấm lòng tin kính. Salômôn nói rằng “ giá trị của một người nữ tài đức trổi hơn châu ngọc”.
Có nhiêu người vợ đảm đang, bà mẹ gương mẫu, nhưng họ không có làn môi đẹp, cặp mắt xinh, đôi má hồng hào, cách phục sức đúng thời trang. Nhưng họ có những đàn con lễ phép, biết vâng lời, ngoan ngoãn, biết yêu thương nhau và tin kính Đức-Chúa-Trời.
Nhiều khi lòng chúng ta đã quặn lại và dòng nước mắt chãy dài vì những đứa con buông lung, du đãng và ngỗnghịch, và không có đức tin. Tại vì đâu? Có lẽ chúng ta có đủ lý lẽ đễ bào chữa chính mình. Nhưng có khi nào chúng ta tự kiễm để tìm kiếm đúng nguyên do của nó chăng?
Có thể là do sự lơ đễnh trong nếp sống gia đình, có lẽ vì sinh hoạt của gia đình quá khó khăn, mà chúng ta không có đủ thì giờ chăm sóc cho con cái. Nhưng cũng có thể là cách chăm sóc của chúng ta cho con cái đã quá chú trọng về hình thức hơn là tinh thần. Chúng ta phải bận rộn lo cho con cái về sức khỏe, về áo quần, về học vấn, về xã giao nhưng đã không chú trọng đến sự cứu linh hồn của nó.
Chúng ta tưởng rằng các lớp học Kinh Thánh tại nhà thờ, sự thờ phượng trong ngày chủnhật sẽ đào tạo nó trở thành tín đồ. Chúng ta đã lầm, nếu chúng ta ký thác một đời sống thuộc linh tổng quát của nó như thế. Có lẽ chúng nó sẽ thành những tín đồ,nhưng là một tín đồ tôn giáo, nhưng lòng chúng nó vẫn trống trải chưa nhận biết Chúa có quan hệ mật thiết với cuộc đời nó là thế nào.
Chúng ta có khi nào để ý đến cảnh một đàn gà con ngồi chung quanh bà mẹ để nghe kể truyện tích về Chúa Jesus hay tiểu sử của một giáo sĩ đã bỏ mình vì một dân tộc dã man cần đến Cứu Chúa, hoặc dạy cho một câu gốc đọc rập ràng nhiều lần, và đọc chung một lời cầu nguyện trước giờ đưa mỗiđứa vào giường ngũ mỗi đêm không? Bức tranh ấy tuyệt đẹp, đẹp cả ý nghĩa lận nội dung của nó. Có những đứa con bị cám dỗ, nhưng trong một dịp đi qua một ngồi nhà thờ, lòng rung động và chảy nước mắt khi nghe thánh ca mà chính mẹ mình đã hát và dạy cho mình từ thuở nhỏ. Những hình ảnh êm đẹp của tuổi thơ đã kéo thanh niên ấy trở về cùng Chúa.
Ngày nay có lẽ chúng ta không có một thân hình xinh lịch như Êxêtê, nhưng chúng ta có thể làm một Rutơ thùy mị, một Tabitha tin kính, một Bêrítxin phục vụ, một Lô-Ít gương mẫu hay một Ơ Nít kỉnh kiền để tào tạo những Timôthê trung thành cho Chúa.
Nguyện Đức-Chúa-Trời giúp chị em chúng ta sẽ là những người mẹ đúng với ý nghĩa và nhiệm vụ của nó.
T. T. T (Nha Trang)