Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Sunday, May 13, 2012

Stewart - Đứa Con Đầu Lòng Của Chúng Tôi



att35ed5.jpgCó một cái gì hiếu khách trong người Việt Nam và nước Việt Nam làm cho du khách ngoại quốc thích. Nếu muốn kiểm chứng điều này, cứ hỏi bất cứ một người cựu chiến binh Mỹ đã từng phục vụ ở Việt Nam hay một người ngoại quốc nào đã từng đến Việt Nam một thời gian thì bạn sẽ được chứng minh điều đó. Điều đó là một cái hay của người Việt và dân tộc Việt. 



Tôi có dịp nói chuyện với một số giáo sĩ  đi truyền giáo ở Phi Châu và Nam Mỹ...và đọc lời chứng của những người khác về những vùng đất khác mà họ đến, một số giáo sĩ này cho chúng ta cái cảm tưởng về sự chua chát, bạc bẻo của xứ mà họ đến. Trong khi đó, những giáo sĩ đã hầu việc Chúa ở Việt Nam có cảm tưởng chung về đất nước hình chữ S và dân Việt là - "có một cái tình đậm đà gần gũi thân thiết ghi lại trong lòng họ về những ngày ở Việt Nam". Trong bài "Bà Mục Sư Châu" vào dịp ngày lễ Mẹ năm rồi trên Tiếng Nói Phúc Âm, bà giáo sĩ Charlotte Stemple đã kể cho chúng ta nghe việc học hỏi kinh nghiệm truyền giáo qua bà mục sư Châu, và "nhất là uống nước Quảng Ngải để mang bầu." Vào dịp lễ các bà mẹ năm nay, Tiếng Nói Phúc Âm xin cống hiến quý vị một câu chuyện khác cũng do bà giáo sĩ Stemple kể, "Stewart - Đứa con đầu lòng của chúng tôi."        


   "...Chúng tôi rất muốn có con. Sau khi chúng tôi di chuyển đến Quảng Ngãi chúng tôi càng cố gắng nhiều hơn nữa để có con và uống thật nhiều nước uống ở đó. Khi chúng tôi đi dự hội đồng truyền giáo ở Đà Lạt, nhiều chị em trong vòng các giáo sĩ nói chuyện với nhau; khi họ nghe nói tôi bị hư thai họ nói cho tôi một điều đáng kinh ngạc. Một số trong các cô giáo sĩ cũng bị hư thai như tôi; một cô trong số họ được chuẩn bệnh với chứng thiếu hụt tuyến giáp. Vì vậy cô ấy tự cho mình uống một lượng nhỏ thuốc tuyến giáp mà cô nhận được miễn phí từ phòng khám bệnh của chúng tôi. Liều thuốc đó thật công hiệu cho cô. Và ít nhất có ba hay bốn cô khác cũng thử nghiệm và họ đều có thai cả. Nếu tôi thử làm như họ tôi đâu có mất mát gì đâu? Họ đến phòng khám bệnh, nhận lãnh một số thuốc tuyến giáp và nói với tôi uống nó mỗi ngày chừng ba tháng trước khi tôi muốn có bầu và cứ tiếp tục uống trong suốt thời gian có thai. Tôi về nhà, uống một liều đầu tiên, và có thai chỉ trong vòng một tháng. Bạn có thể trêu ghẹo chúng tôi đủ điều, nhưng hãy nhớ rằng tôi là một nữ y-tá. Chúng tôi biết rằng đây là thời điểm của Đức Chúa Trời và là sự đáp lời cầu nguyện của gia đình và bạn bè thân hữu của chúng tôi. Chúng tôi không nói cho ai nghe cho đến khi sau ba tháng mang thai và thời gian hiểm nghèo của chúng tôi đã qua; sau đó chúng tôi nói cho mọi người đều biết. Mục sư và bà Châu thật vui mừng hớn hở.        

Vào khoảng bốn tháng đang có thai chúng tôi đáp chuyến bay hàng tuần của hảng hàng không Air Việt att35ee7.jpgNam đi vào Saigon để đến khám với bác sĩ Tran Dinh De, một vị bác sĩ Việt Nam mà "mấy cô giáo sĩ đều đến khám thai" (trừ khi họ chịu sanh đẻ ở một trong số phòng khám bệnh với sự đở thai thành thạo của mấy bà mụ chuyên nghiệp). Khi bác sĩ khám phá ra chúng tôi có loại máu Rh không phù họp nhau, ông khuyên chúng tôi đi khám mỗi tháng ở trong quân y viện nơi chúng tôi ở, nếu độ chuẩn kháng thể của tôi không có tăng lên, tôi phải trở lại gặp ông khi cái thai mà tôi mang trong bụng đến tuần lễ thứ 36 (tháng cuối cùng). Ông cho chúng tôi biết ngày sanh vào khoảng ngày 6 tháng Năm. Chúng tôi rất kính nể ông ta, thích phòng khám mạch của ông ta, cũng như những dụng cụ y học tân tiến mà ông trang bị, và việc ông thành thạo Anh ngữ. Chúng tôi bay trở lại Quảng Ngãi để lộ ra cái bụng bắt đầu lớn của tôi.

Tôi đi đến tiệm may quần áo và đưa cho họ xem mấy tấm hình quần áo của mấy bà bầu và bắt đầu sắm sửa cho một tủ quần áo mới. Rồi tôi chụp hình mỗi tuần về cái bụng bầu tiến triển của tôi để gởi hình về nhà, đôi khi tôi chụp với cảnh hàng cây bông giấy, đôi khi dưới bóng một cây dừa, đôi khi với Woody, nói tóm lại tôi chụp hàng tá ảnh với cái bụng bầu của tôi. Mỗi tháng, bác sĩ Al, một người Gia-nã-đại gốc Hòa Lan, làm việc ở một bệnh viện lao trong vùng, đến nhà chúng tôi với một cái lọ nhỏ bằng kính, một cái quay cầm máu, và một ống tiêm để lấy máu của tôi. Woody liền bỏ cái lọ có máu của tôi trong túi áo của mình, đi ra sân bay, cố đón chuyến bay trực thăng của Air America hay bất cứ phương tiện hàng không nào có sẳn ở đó để ra Đà Nẳng, rồi đón một chuyến trực thăng khác đi đến bệnh viện Hải quân Mỹ. Mấy ông chuyên viên y-tế ở đó thử nghiệm máu xong, cho Woody biết kết quả bằng miệng, rồi Woody vội vả đáp chuyến bay trở về nhà nếu anh có thể tìm được chuyến nào sớm nhất đi Quảng Ngãi. Thật tạ ơn Mỹ quốc về tiền thuế được dùng vào việc hữu ích! Mỗi tháng chúng tôi thở phào ra nhẹ nhỏm khi mực máu của tôi vẫn còn ở trạng thái bình thường.

Chúng tôi bắt đầu sửa soạn trang hoàng căn phòng tiếp đón khách khứa nho nhỏ của chúng tôi thành một phòng trẻ con. Chúng tôi đã đặt trong căn phòng đó những bao cát để làm thành một nơi trú ẩn theo lời yêu cầu của giới cấp quân sự để ngăn ngừa trường họp có cuộc tấn công hay oanh tạc. Hầm trú ẩn này dài vào khoảng sáu phân Anh, sâu ba phân Anh, và cao khoảng năm phân Anh. Nó chấn lại một bức tường của căn nhà chúng tôi và hoàn toàn thiết bị xung quanh bằng những bao cát. Cái cửa để vào trong phòng trú ẩn cao vào khoảng bốn phân Anh để chúng tôi có thể khom người vào bên trong. Giới cấp quân sự cũng cho chúng tôi những thùng gas trong trường họp tấn công và những mặt nạ chống gas để đề phòng mà chúng tôi giữ ở trên nóc của hầm trú ẩn, cùng với một "cây súng mở dầu" mà họ thiết tha đòi hỏi chúng tôi phải có. Tôi không biết xử dụng chúng như thế nào, vì thế thật là tạ ơn chúng tôi không bao giờ phải dùng đến chúng. Bên trong phòng trú ẩn chúng tôi có chứa thực phẩm và nước dành trong trường họp khẩn cấp, cũng như một túi đựng những đồ tối cần thiết như những giấy tờ quan trọng, thẻ thông hành, một số ít tiền, địa chỉ liên lạc, một bộ đồ để thay, và một số ít thuốc men. Chúng tôi ít khi dùng đến phòng trú ẩn, nhưng về sau nó được dùng làm căn phòng vui đùa mà thỉnh thoảng chúng tôi đi vào đó để đùa nghịch một lúc và nhiều khi "đùa thật".

Chúng tôi có một cái gường nhỏ cho em bé và một tủ đựng quần áo do mấy người thợ mộc ở gần đó làm, nhưng việc này làm hoảng sợ mấy người Việt. Họ nói đó là điều "xui" để chuẩn bị như vậy nhưng hãy làm khi đứa trẻ được sanh ra. Chúng tôi không tin vào việc hên xui may rủi nhưng không muốn gây bối rối nghi kỵ nên ngừng việc chuẩn bị ngoại trừ việc sơn lại căn phòng và sắm sửa những tấm tả bằng vải và những vật dụng cần thiết cho em bé gởi đến từ quê nhà.

att35f20.jpgVào dịp Tết, ngày đầu Năm của người Việt, tôi đã mang thai được 7 tháng, cảm thấy sung sức và khỏe mạnh. Chúng tôi chuẩn bị ăn mừng và đi thăm viếng với ông bà mục sư Châu, đó là điều đáng ghi nhớ trong năm đầu tiên của chúng tôi. Ngày mồng Một của năm mới chúng tôi dành để đi thăm viếng các giới chức trong thành phố và các vị lãnh đạo trong các hội thánh xung quanh thành phố. Vào ngày mồng Hai mục sư Châu muốn chúng tôi cùng với ông đi bằng chiếc xe Lambro để đi thăm viếng. "Hởi ôi," tôi nói, "tôi không muốn đi trên những con đường gồ ghề hay những con đường làng." Ông nói tôi đừng có lo, chúng tôi chỉ đi "xung quanh" đây. Hay do tôi nhận thức hoặc nghe lộn và hiểu lầm như vậy. Chúng tôi ngồi lên trên chiếc xe lam và bắt đầu đi đến một ngôi làng cách đó vào khoảng 5 dặm trên một con đường có nhiều lổ hỏng. Tôi muốn đi xuống xe, nhưng họ cứ nói gần đến nơi rồi. Tôi vừa giận, vừa buồn và lo sợ làm xẩy thai đứa con nằm trong bụng của tôi, nhưng có lẻ tôi bị bực mình nhất về việc ông "lừa" tôi đi trên con đường chồng chềnh đó. Khi tôi lấy hết can đảm hỏi thẳng ông, quý vị có biết không? - Ông nói với tôi chúng tôi đang đi đến đâu, nhưng tôi đã hiểu lộn ngôn ngữ một lần nữa. Xung quanh có nghĩa là chung quanh đây; Xung Quang là tên của một ngôi làng mà chúng tôi đến và là nơi chúng tôi có một nhà thờ và một hội thánh thật tốt đẹp. Lại một lần nửa cười cho đã đời và rối rít xin lỗi, và tạ ơn Chúa chúng tôi có một cuộc thăm viếng thật tốt đẹp và không có hậu quả tai hại nào xảy ra. Chúc mừng Năm Mới tất cả mọi người!

Vào giữa trung tuần tháng Tư chúng tôi cuốn gói để đáp máy bay vào Sai-gòn.  Chúng tôi dự định xa nhà vào khoảng sáu tuần lễ vì sau khi sanh con xong, chúng tôi sẽ đi dự hội đồng bồi linh hàng năm cho các giáo sĩ tại vùng núi đồi của thành phố Đà Lạt. Chúng tôi đến tạm trú ở nhà nghỉ dành cho khách. Tôi thích nhà tạm trú này làm sao! Nó là một biệt thự rộng lớn nằm một góc ở ngay trung tâm thành phố gần chợ Bến Thành và rất thuận tiện cho việc đón taxi - loại xe Renault sơn màu vàng và màu xanh rất rẽ và chạy tấp nập khắp đường. Căn biệt thự có một phòng khách rộng lớn và một phòng ăn, cũng như căn phố có một người quản gia ở tầng thứ nhất. Phía sau căn phòng đó và phía trên lầu có tất cả mười sáu phòng trang bị đầy đủ tiện nghi để cho các giáo sĩ mướn với giá rất phải chăng. Chúng tôi được cho ba bửa ăn mỗi ngày thêm vào đó là uống trà sau giờ nghỉ trưa. Tôi cảm thấy mình được quá nương chiều ở đó. Harold và Agnes Dutton điều hành mọi việc của biệt thự đó suốt thời gian chúng tôi ở Việt Nam.

Ngày hôm sau chúng tôi có cuộc hẹn với bác sĩ Đệ. Ông khám nghiệm tôi và cho tôi biết tất cả mọi sự tốt đẹp và có vẻ bình thường rồi sau đó ông lấy máu của tôi để phân tích tại một bệnh viện Pháp. Sau đó ông nói với chúng tôi trở lại trong vòng một tuần để biết kết quả và thảo luận về những thủ tục cho việc sanh nở.  Vào ngày thứ Tư, 27 tháng Tư năm 1966, chúng tôi trở lại văn phòng ông và khi tôi vào khám ông liền nói cho tôi biết độ chuẩn kháng thể của tôi đã tăng lên và tôi cần phải có cuộc giải phẩu bằng C-section ngay ngày hôm đó; ông sẽ làm cuộc giải phẩu sau khi chơi quần vợt xong vào lúc 8:00 tối. Tôi bật ra khóc, vội vàng đi ra khỏi cửa văn phòng ông và gọi ngay Woody, rồi lập lại cho Woody nghe những lời nói của bác sĩ. Hãy bình tỉnh lại, Woody nói, "Nếu em cần phải làm C-section, em cần phải làm nó; hãy trông cậy vào Chúa và khả năng của bác sĩ Đệ." Vị bác sĩ nhiều kinh nghiệm này nói với chúng tôi đến bệnh viện Hải Quân để chuẩn bị một số máu trong trường họp tôi cần việc tiếp máu. Ông ta cũng nói cho tôi cần phải lấy một số quần áo, không được ăn uống gì cả, và trở lại phòng khám bệnh của ông vào khoảng 8:00 tối. Cái giác quan y-tá của tôi hoạt động liền và ra vẻ rung rung.

att35f0d.jpgVà chúng tôi làm đúng theo lời căn dặn của bác sĩ. Không thể ngờ được, chúng tôi đi vào bệnh viện Hải quân ở Saigon, nói cho họ biết chúng tôi cần gì, và được gởi đến phòng thí nghiệm, nơi đó tôi được phân tích xem tôi có loại máu nào, và loại máu nào phù họp với tôi, xong chúng tôi đi ra giữa đường phố tấp nập xe cộ của thành phố Saigon tay cầm một bịt máu "trong trường họp tôi cần nó." Khi trở lại nhà nghỉ cho khách chúng tôi nói với Agnes và ông ta gọi tất cả mọi người ở trong thành phố để báo cho họ biết; tất cả mọi người hiệp ý cầu nguyện cho tôi. Tối đó tôi được tiếp nhận vào phòng khám bệnh tư rất đẹp của bác sĩ Đệ trong khi nhà thờ Quốc Tế có buổi thờ phượng tối thứ Tư đặc biệt cầu nguyện cho tôi. Vào khoảng 8:30 tối bác sĩ Đệ đến, gương mặt hớn hở vì đã thắng được cuộc chơi quần vợt, thay đổi quần áo, và đưa tôi đến phòng mổ. Vào lúc đó, các bạn bè thân hữu của tôi trong nhà thờ sau khi chấm dứt buổi thờ phượng và tập ban hát đều tụ họp nhau ở bệnh viện - tôi hoàn toàn không biết việc này - và cùng với Woody quan sát việc mổ xuyên qua khung cửa kính của phòng mổ. Một phụ nữ ăn mặc tuyệt đẹp và họp thời trang - bà Đệ vợ ông bác sĩ - làm việc đánh thuốc mê cho tôi.

Điều tiếp đến khi tôi tỉnh dậy tôi nghe mấy cô y tá nói chuyện bằng tiếng Việt, "Bà có một đứa con trai. Bà có một đứa con trai." Tôi chỉ có thể thốt ra mấy lời "Cám ơn Chúa, cám ơn bác sĩ." Tôi cứ lập đi lập lại như vậy một cách lớn tiếng làm cho cả phòng bật lên cười. Và rồi tôi cháng váng bồng đứa con và bật ra khóc trong vui mừng. Woody và tất cả mọi người trong ban hát đã thấy đứa bé và mọi người quá đổi vui mừng. Thình lình tôi bấn loạn lên và nói, "Có mười ngón tay không? Có mười ngón chân không?" Tôi không hiểu tại sao tôi hỏi cái việc kỳ hoặc như vậy, nhưng tôi cứ tiếp tục hỏi mãi và mọi người đều cam chắc với tôi là đứa bé có đầy đủ ngón tay và ngón chân. Tôi nhớ mài mại là đã cố dở cái chăn đắp đứa con tôi ra và cố đếm cho được mấy ngón tay và mấy ngón chân của nó. Vâng, có cả mười ngón tay và mười ngón chân. Đứa bé cân nặng 7 cân 8 lạng Anh, dài 19 tất Anh, và mẹ tròn con vuông.

Chúng tôi đặt tên nó là Stewart David. Họ của tôi là Stewart và David là tên trong gia đình và tên một người bạn thân và bạn cùng phòng của Woody. Đêm đầu tiên thật hết hồn cho tôi. Woody đã đi về nhà và vào giữa đêm bé Stewart bắt đầu khóc lên. Nó nằm trong cái noi ở trong phòng tôi nhưng tôi không thể ngồi dậy để bồng nó. Tôi không thấy có một cô y-tá nào từ khi tôi vào phòng này, và tôi bấm chuông trong cuống hoảng hơn cả tiếng đồng hồ. Trung thực mà nói, tôi không ngờ rằng đây là một phòng khám bệnh hạng cao cấp, nơi đó tôi phải có một cô y-tá riêng cho tôi và một cô vú em ở túc trực cho tôi (hay ít nhất ông chồng phải làm như vậy) chỉ vì họ không nghĩ ra việc đó. Tôi đang ở trong tình trạng vừa mới mổ xong và không có một sự túc trực giúp đở nào cả. Khi chúng tôi nêu vấn đề đó ra mọi việc đều trở nên tốt đẹp.

Nhưng rồi tôi cứ trông chừng xem Stewart có bị chừng vàng da không - một triệu chứng Rh mà xíu nữa cần phải có sự tiếp máu. Không, nó không có bị chứng đó; nhưng tôi vẫn cứ cho là nó bị cái chứng đó. Tất cả thân bằng quyến thuộc và trong nhà thương đến thăm viếng tôi và cam chắc với tôi là nó không có bị chứng gì cả, vì thế tôi bắt đầu vui hưởng tình mẹ con với nó và tin rằng nó sẽ bình yên mặc dầu bà mẹ nó hãy còn vụng về và không kinh nghiệm. Ông bác sĩ nói phòng mạch sẽ làm việc tiếp máu cho tôi trước khi tôi xuất viện bởi vì tôi đã có một lượng máu sẳn và ông không muốn phí nó. Chiều hôm đó một người bạn của tôi đến thăm viếng với một bài viết trong Reader's Digest nói về việc không cần thiết để tiếp máu và sự ảnh hưởng của nó trong suốt cuộc đời, vì thế khi bác sĩ đến khám một lần nữa, tôi khóc ròng lên. "Tại sao bà khóc?" ông ta muốn biết lý do. "Tôi không muốn có việc tiếp máu," tôi khẩn nài. Không sao cả, không có tiếp máu. Bệnh viện cho tôi xuất viện một tuần lễ sau với sức khỏe và tâm trạng tốt đẹp. Chúng tôi ở tại nhà Tiếp Khách thêm hai tuần lễ nữa vừa tập làm cha mẹ, mua những vật dụng cần thiết, và ngắm nhìn cái niềm vui mới chúng tôi vừa có.

Chúng tôi đáp chuyến bay của hảng hàng không Air Việt Nam đến Đà-lạt không có gì khó khăn và được ở trong một căn phòng với phòng tắm ở cuối hành lang. Vì chúng tôi không biết chúng tôi sẽ có con, chúng tôi cảm thấy chúng tôi chưa chuẩn bị về nhiều thứ. Tôi không thể cho con tôi bú như điều tôi mong muốn, vì thế chúng tôi phải học cách pha sữa bằng bột, cho con bình sữa, cách dùng nấm vú, cách khử trùng. Chúng tôi thử làm ấm sữa trong cái máy làm bắp rang, và rất là ngạc nhiên là nó thành đạt được. Chúng tôi phải mua xô tã vì tã giấy chưa có lúc bấy giờ, nó trở thành vật dụng cần thiết cùng với khăn lau mịn, quần cao xu, mấy áo len móc nhỏ xí, nón, và giày len cho khí hậu lạnh buốt của vùng Đà Lạt. Một món vật dụng nữa thật tối cần thiết - nấm vú. Chúng tôi không thể ngờ rằng chúng tôi trở nên quá lệ thuộc vào nó.

att35ed4.jpgHội đồng bồi linh lúc nào cũng đem lại sự phấn khởi cho chúng tôi. Ông hội trưởng của đoàn giáo sĩ truyền giáo là mục sư Grady Mangham hiến dâng Stewart cho Chúa. Thật ra, tất cả các đứa bé được sanh ra trong năm đó được dâng hiến lên Chúa cùng một lúc. Có tất cả năm em bé. Chúng tôi đáp chuyến bay trở về lại Đà Nẳng, rồi đáp chuyến bay trực thăng của Air America để xuống Quảng Ngãi; chúng tôi rất mong trở về "nhà" hay nói đúng hơn nhiệm sở hầu việc Chúa của chúng tôi. Stewart khóc rống lên trong suốt chuyến bay bốn mươi lăm phút, nhưng khi máy bay vừa hạ cánh, nó nín khóc liền và tỏ ra sung sướng. Thật là một sự tiếp đón long trọng của ông bà mục sư Châu và cả hội thánh, cũng như cô Thời, các láng giềng, và hầu như khắp cả mọi người trong thành phố.

Chẳng bao lâu tôi khám phá ra rằng tôi phải sống "hai mặt" với đứa con của tôi. Nếu người Việt Nam thấy con tôi ngủ một mình trong phòng riêng của nó, họ coi đó là một sự bỏ bê; nó phải ở chung với chúng tôi. Vì thế nếu họ đến nhà, chúng tôi để nó ở trong gường ngủ của chúng tôi, nếu họ không có ở chung quanh, chúng tôi để nó trong phòng riêng của nó. Bởi vì khí hậu nóng nên chúng tôi không có thường xuyên mặt áo cho nó - chỉ cho nó mang tã. Chẳng bao lâu chúng tôi học được kinh nghiệm là mặc quần bằng cao xu bên ngoài cái tã dưới cái sức nóng bên ngoài làm cho nó bị chứng lỡ da khoảng năm phút sau đó. Khi người Việt Nam thấy nó không mặc áo, họ rất ngạc nhiên. Họ nói cho tôi biết tôi phải cẩn thận nó có thể bị trúng gió độc, hay chúng ta gọi là gió lò. Và vấn đề như tại sao tôi giữ nước tiểu của nó trong cái tả vải? Con của họ mặc áo nhưng không mặc quần; con của tôi mặc quần nhưng không mặc áo. Bây giờ phải làm sao đây? Khi ở Việt Nam, mình phải làm theo cách người Việt Nam làm. Tôi nhận ra rằng cách thức của họ có vẻ dễ dàng hơn khi bạn học cách thức khi nào và ở đâu để bồng hay ôm một đứa bé trên một cái gì đó bên cạnh cái đùi của bạn.

Tôi nghiền ngẩu đọc một cuốn sách do bác sĩ Spock viết một cách say mê; không phải vì chúng tôi đồng ý với cách kỷ luật tiếp cận của ông ta, nhưng vì nó giúp chúng tôi khi nào nên thêm chất dinh dưỡng vào thức ăn của con chúng tôi - gạo ngũ cốc, cháo, chuối nghiền nát, bí nghiền, trứng, bánh mì, nước trái cây. Chúng tôi cho con tôi được chích chủng ngừa cho trẻ con ở tại địa phương này, nhưng chị tôi phải gởi thuốc chủng ngừa bại liệt giữ trong đá lạnh khô. Qua thời gian con tôi được chích ngừa những thứ mà nó cần - và còn những được chích ngừa những thứ khác - như thương hàn và kiết lỵ. Chúng tôi thành thật cám ơn Chúa cho sự mạnh khỏe của nó.

Vào thời ấy trẻ con Mỹ chơi trong một xe nôi đẩy. Vì thế chúng tôi lấy một cuốn quảng cáo đồ chơi trẻ em và chỉ cho một người thợ ở vùng đó làm cái khung nôi bằng cây mà chúng tôi muốn. Ông ta làm một thứ đồ chơi còn hơn cái chúng tôi mong mỏi. Ông ta làm một nôi lồng chơi bằng tre xanh kích thước vào khoảng 4'x6' trong đó có một cái sàn. Ông ta làm những thanh cây song cách nhau khoảng 2 phân Anh, Cái nôi đồ chơi mà ông ta đóng giống như một cái chuồng nhưng không có mái ở trên. Chúng tôi phải để nó ở ngoài sân vì nó khó di chuyển. Stewart vào trong đó với tất cả các thứ đồ chơi mà nó có, và một đứa bé gái vào khoảng 10 tuổi cùng chơi và chăm sóc nó cũng leo vào trong đó với nó. Thường khi những đứa trẻ láng giềng khác cũng leo vào trong đó chơi với nó. Thỉnh thoảng nó cũng đem con chó gầy gò của chúng tôi vào trong đó luôn. Cho nên không phải thắc mắc nó học được hai ngôn ngữ - tiếng Anh và tiếng Việt cùng một lúc - và có thể thay đổi ngôn ngữ một cách dễ dàng tùy theo ai là người đối thoại với nó. Tiếng thứ hai nó nói được là Mama, nhưng chữ đầu tiên nó nói là bánh mì. Tôi nghĩ chữ "chó" là tiếng thứ ba nó nói, sau đó là Dada. Trong suốt những ngày sung sướng hạnh phúc như vậy tôi thường ngồi ở giữa nhà tôi và nhà để xe vui hưởng những cơn gió nhè nhẹ để học kinh thánh và chuẩn bị bài vở cho việc giảng dạy và để tôi trông chừng con tôi và cái thế giới mà nó đang vui thú.

Chúng tôi đem Stewart theo với chúng tôi bất cứ nơi nào chúng tôi đi. Khi có cuộc giảng truyền giáo ở trong lều, nó đi theo chúng tôi; nó ngồi với tôi bên phía phụ nữ ở trong nhà thờ. Woody rất thích bồng nó. Vì thế nó đi thăm viếng, đi chợ, hay ngồi ở phía sau chiếc xe đạp của chúng tôi. Nó thích ngồi trên xe xích lô đạp với chúng tôi - một loại xe ba bánh có cái mái che ở đàng trước. Xe xích lô là phương tiện chuyên chở mà Stewart và tôi ưa thích khi chúng tôi đi đó đây ở khắp tỉnh Quảng Ngải. Bạn phải trả giá trước khi leo lên xe, và thường khi họ giảm giá cho tôi một chút để họ có thể "quảng cáo." Ông đạp xe xích lô ngồi trên yên cao ở phía sau, vừa đạp vừa rao to, "Hãy nhìn xem tôi đây, tôi chở một em bé người Mỹ trên xe xích lô của tôi." Thường khi họ nói đùa rằng tôi phải trả gấp đôi vì tôi cân nặng nhiều hơn mấy người Việt Nam. Tôi thích thú lắm: tôi nói với họ rằng nếu họ trả tiền lại cho mấy bà ốm yếu, tôi sẽ trả tiền thêm cho họ. Đi xe xích lô trên những con đường đầy bụi bậm, vẩy tay chào các bạn hữu tôi gặp trên đường và tay đang bồng bế Stewart đứa con của chúng tôi - đó là đời sống đó quí vị ạ.

att35ee8.jpgNgày 25 tháng Tám, 1966 là ngày kỷ niệm năm năm ngày đám cưới của chúng tôi. Woody đi dự một buổi họp ở nhà thờ và tôi ngồi phía trước nhà đu đưa Stewart giữa một đêm đẹp trời. Sau khi Woody về nhà hơi muộn, chúng tôi đặt Stewart vào gường ngủ rồi chúng tôi cũng đi ngủ. Đang khi chúng tôi vừa thiu thiu ngủ, thình lình một tiếng nỗ dữ dột làm rung rinh căn nhà chúng tôi âm thanh vang ra khắp láng giềng. Tiếng nỗ làm vở mấy miếng kính cửa sổ trong phòng khách của chúng tôi trong khi mấy miếng song sáo treo cửa sổ đong đưa gây ra tiếng kêu lanh lãnh. Woody lên tiếng nói, "Họ có một cây cầu lớn ở trung tâm thành phố." Tôi nghe có tiếng náo động của láng giềng vì thế tôi nhướng nhíu đi nhè nhẹ trên mấy ngón chân để xem sự việc gì đã xảy ra. Không có điện nhưng tôi có thể thấy người ta đi lòng vòng, đi ra đi vào cái cửa hàng rào nhà chúng tôi. Thình lình có một xe nhà binh tô tướng quẹo vào chỗ lái xe với ánh đèn của nó soi sáng vào nhà chúng tôi và tôi có thể trông thấy những cây bậc gốc và các mảnh vụng bay tứ phía. Tôi vội đi vào phòng ngủ và nói cho Woody hay, "Cái tiếng nổ hồi nãy, xảy ra ngay trong khung viên vườn của chúng ta!" Chúng tôi vội vả mặc quần áo và chạy vội ra ngoài.

Xuyên qua nhóm người nhộn nhịp và qua ánh sáng đèn của xe nhà binh chúng tôi có thể thấy một lổ hỏng to tướng sâu xuống dưới đất trước sân vườn của chúng tôi và mảnh bom tung téo xung quanh đó. Mặt tiền của nhà chúng tôi và cái cổng ra vào đầy những lổ hỏng; nó giống như gương mặt bị trái rạ ở trên tường. Dường như có một quả lựu đạn quăng vào sân vườn của chúng tôi để cố ý phá hoại. 

Giữa quanh cảnh xảy ra như vậy, láng giềng của chúng tôi tụ họp lại. Họ cam chắc với chúng tôi rằng chúng tôi không có kẻ thù nào ở xung quanh, họ rất tiếc rằng sự việc này đã xảy ra như vậy, và họ sẽ tìm ra nguyên nhân của vụ nỗ này. Điều đó làm cho chúng tôi an tâm. Cuối cùng, chúng tôi biết được một cô gái mới lớn ở trong hàng xóm, sống trong một căn lều xổm dọc theo con đường ở phía trước ngôi nhà của chúng tôi, đi qua lại từ cậu này đến cậu khác. Một trong những cậu đó biết được cô đang cặp với một anh chàng khác, vì thế cậu đó quăng một trái lựu đạn vào cô ta và nó lăn qua sân vườn nhà chúng tôi. Khi tôi thấy cái lổ hỏng còn dấu phía trước sân nhà của chúng tôi vào sáng hôm sau và nhớ lại tôi đã ngồi ngay chỗ đó với Stewart chỉ mười lăm phút trước khi có vụ nỗ, tôi chỉ biết tạ ơn Chúa nhờ sự che chở của Ngài và biết ơn tất cả mọi người đã cầu nguyện luôn cho chúng tôi. Chúng tôi viết thư về nhà báo cho gia đình biết là chúng tôi qua khỏi một vụ nổ mìn trong ngày kỷ niệm đám cưới của chúng tôi.