Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Thursday, June 21, 2012

NGUYỄN DU


Tháng 7 năm 1994, người Việt Nam có một tin vui. Ðó là tin “Tìm thấy một bản Truyện Kiều được viết tay từ năm 1894, tại Luân Ðôn.”
                Hầu như tất cả chúng ta đều phải nhận rằng Truyện Kiều là một án văn tuyệt tác trong văn chương Việt Nam. Người viết Truyện Kiều là Ðại văn hào Nguyễn Du, tự là Tố Như. Nguyễn Du đã theo “Truyện Thúy Kiều” của Thanh Tâm Tài Nhân, bên Trung quốc để viết Ðoạn Trường Tân Thanh tức là “Truyện Kiều” ngày nay. Dù vậy, “các nhà phê bình văn học đều cho rằng, Ðoạn Trường Tân Thanh của Nguyễn Du là một tác phẩm có tính cách sáng tạo.”[4]
                Khi đọc Truyện Kiều, ai cũng phải khen ngợi Nguyễn Du đã viết những dòng thơ tả tình, tả cảnh thật đặc sắc. Nhưng, nếu chúng ta đọc Truyện Kiều chỉ để thưởng thức cái hay tả cảnh, tả tình thì chưa đủ. Tại sao? Tại vì Nguyễn Du vốn đã từng làm quan với nhà Lê, nhưng về sau phải ra làm quan cho nhà Nguyễn. Ðiều này Ông cho là lỗi đạo với nhà Lê. Nên Ông đã viết Truyện Kiều để gởi gấm tâm sự của mình. Ông mượn lời nàng Thúy Kiều để than thở với Nhà Lê:
                                                “Kim Lang ơi! Hỡi Kim Lang!
                                                Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”

                Ðiều đặc biệt hơn nữa, là khi viết Truyện Kiều, Nguyễn Du đã đưa ra những quan điểm về niềm tin trong Nho giáo, trong Phật giáo và niềm tin riêng của ông.
                Nho giáo tin vào Trời, tức là Ðức Chúa Trời. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đề cập rất nhiều về niềm tin Nho giáo. Viết Truyện Kiều tới 3.254 câu, thế mà mới viết đến câu số 7, Nguyễn Du đã đề cập đến “Trời”, ông viết:
                                “Lạ gì bỉ sắc thư phong,
                                Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.”
Trong niềm đớn đau, nhìn con phải bán mình chuộc cha, Vương Ông than thở:
                                “Trời làm chi cực bấy Trời!”
Thúy Kiều có khi đã phó thác số phận của mình cho Trời: 
                                “Cũng liều nhắm mắt đưa chân,
                                Thử xem Con Tạo xoay dần tới đâu?”
Niềm tin vào Trời của Nho giáo đã được Nguyễn Du viết rõ ràng như sau:
                                “Ngẫm hay muôn sự tại Trời,
                                Trời kia đã bắt làm người có thân,
                                Bắt phong trần phải phong trần,
                                Cho thanh cao mới được phần thanh cao.”

                Nho gia tin rằng Trời đã định cho ai số mạng thế nào, thì người đó phải chịu vậy mà thôi. Chính Khổng Tử dạy: “Tử sinh hữu mệnh, phú quý do Thiên” (Tạm dịch: Chết sống có mạng, giàu sang nhờ  Trời).
                Nếu chúng ta để ý sẽ thấy Nguyễn Du không những đề cập đến Nho giáo mà Ông cũng đề cậïp đến Phật giáo nữa: “Rỉ rằng: Nhân quả dở dang.” Nhân quả là một giáo lý rất quan trọng của Phật giáo. Nguyễn Du giảng giải thêm rằng: 

                                “Kiếp xưa đã vụng đường tu,
                                Kiếp này chẳng kẻo đền bù mới xuôi.”
                Dần về cuối truyện, niềm tin của Phật giáo được Nguyễn Du diễn đạt rõ ràng hơn nữa, như: 
                                “Ðã mang lấy nghiệp vào thân,
                                Cũng đừng trách lẫn Trời gần, Trời xa,
                                Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.”
                Nghiệp là gì? Phật giáo tin rằng “nghiệp do mình, tự nơi mình gây ra, không có Ông Trời ở trong cái NGHIỆP. Mình gây ra ‘cái nghiệp’ thì mình chịu kết quả và ảnh hưởng của nghiệp ấy... Nhà Phật chủ trương nghiệp báo; không công nhận mệnh Trời.”[5] 

                Nho giáo dạy đệ tử tin vào Trời. Phật giáo dạy phật tử tin vào chính mình. Ðức Phật dạy rằng:  “Tội lỗi do tâm của người tạo ra, không ai có quyền thưởng phạt được.”[6]   Vì “Nghiệp lực do tâm tạo, nghiệp lực cũng do tâm hủy diệt. Tự chính mình tạo lấy, rồi tự chính mình hủy diệt. Không có một vị Thần Linh nào có quyền hủy hoại hoặc ban phước cho ai cả.”[7]   Cho nên Hòa Thượng Thích Thanh Từ viết: “Hạnh phúc hay đau khổ do mình chủ động trọn vẹn, chớ không do ai khác, ngay Phật, Trời cũng không dự phần trong đó.”[8]   Vị Hòa Thượng dạy thêm rằng: “Ðừng bao giờ xem Ðức Phật đủ cả quyền năng ban phúc, giáng họa. Cũng không nên ỷ lại, gởi gắm cả cuộc đời mình vào quyền năng của Ngài. Nếu có tư cách đó là phản bội Ðức Phật và cũng không phải là người Phật tử.”[9] 

Như vậy, trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã đề cập đến “Thiên mệnh” của Ðạo Nho và “cái Nghiệp” của Ðạo Phật.
                Ngoài ra, Nguyễn Du còn nói đến một niềm tin của riêng Ông. Ông viết:
                                “Có Trời mà cũng tại ta.”

                Ðiều này, Nguyễn Du đã đi đến niềm tin giống như niềm tin trong Ðạo của Chúa Cứu Thế Giê-su. Chúa Cứu Thế Giê-su đã dạy: “Vì Ðức Chúa Trời yêu thương nhân loại, đến nỗi đã ban cho họ Con Một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Ðấng ấy không bị hư vong, nhưng được sự sống vĩnh phúc.” (Kinh thánh Giăng 3:16) - Sống vĩnh phúc là sẽ được sống ở Thiên Ðàng với Chúa Cứu Thế Giê-su mãi mãi. Trong câu này có hai điểm chính: (a) Ðức Chúa Trời tức là “Trời”; (b) hễ ai, nghĩa là “bất cứ ai trong chúng ta.”
                (A) Khi Nguyễn Du nói “Có Trời.” Ông đã nói đúng vào điều quan trọng trong Ðạo Chúa. Ðạo Chúa nói rõ là “Trời” đã yêu thương nhân loại. Nhìn vào nhân loại, ai cũng thấy đầy dẫy tội lỗi như: “Gian ác, hiểm độc, nói xấu, phao vu, ghét Ðức Chúa Trời, xấc láo, kiêu căng, khoác lác, ưa tìm cách làm ác mới mẻ, nghịch cha mẹ, không phân biệt thiện ác, bội ước, không tình nghĩa không thương xót.” (Kinh thánh Rô-ma 1:29-31. BDY). Dù nhân loại tội lỗi như vậy, nhưng Ðức Chúa Trời cũng thương yêu nên đã bằng lòng ban xuống cho nhân loại Con Một của Ngài, là Chúa Cứu Thế Giê-su, là Ðấng đã đến trần gian và đã chịu khổ hình trên cây thập tự - dù Ngài vô tội - để chịu hình phạt thay cho những người biết mình có tội bằng lòng tin nhận Ngài làm Cứu Chúa của mình.

                (B) Khi Nguyễn Du nói  cũng “tại ta.” thì Ông đã nói đúng vào điều quan trọng nữa ở trong Ðạo của Chúa. Ðó là ta có nhận được sự sống vĩnh phúc hay không là "tại ta" có chịu tin “Ðấng ấy” tức là tin Ðức Chúa Giê-su là Ðấng vô tội, “chịu chết vì tội chúng ta”[10]  hay không? Ta phải tin. Tại sao? Vì dù Chúa Cứu Thế Giê-su đã hoàn tất chương trình cứu rỗi nhân loại mà Ðức Chúa Trời đã hoạch định để cứu loài người, nhưng không phải vì vậy mà tất cả nhân loại đều được cứu. Chỉ có ai chịu tin mới được cứu. Sự cứu rỗi phải có ở hai phía: Một bên là do Ðức Chúa Trời, một bên là do loài người.
                (a) Bên phía Ðức Chúa Trời, là “Trời.” Ngài đã hoàn tất điều Ngài cần phải làm, là Con Ngài đã đến thế gian và chịu chết thay cho tội nhân trên cây thập tự.

                (b) Bên phía loài người là ‘ta.’ ‘Ta’ phải tin nhận Ðức Chúa Giê-su làm Cứu Chúa của mình chính. Thánh Kinh dạy rõ: “Ấy là nhờ ân điển và đức tin mà anh em được cứu.” (Kinh thánh Ê-phê-sô 2:8). Ân điển hay ân huệ là do “Trời”, còn lòng tin là do chính “ta.” Ðức Chúa Trời tôn trọng sự tự do của chúng ta. Ngài bằng lòng cho chúng ta được tùy ý quyết định. Ðiều chúng ta phải nhớ là "Hễ ai tin Con Ấy mới  được sự sống vĩnh phước." Vì vậy, chúng ta có thể nói như Nguyễn Du đã nói: “Có Trời mà cũng tại ta.”

                Thưa Quý Ðộc giả thân mến, trong tình yêu cao quý của Ðức Chúa Trời, chúng tôi thiết tha kính mời quý vị hãy thực hiện điều quý vị cần nên làm. Ðiều đó là quý vị hãy tin nhận Chúa Cứu Thế Giê-su làm Cứu Chúa của chính quý vị. Xin đừng từ chối Chúa Cứu Thế Giê-su vì Ngài đã hy sinh để chuộc tội cho chính quý vị. Chúa đang mời gọi quý vị rằng: “Ta là cái cửa, ai vào cửa này sẽ được cứu rỗi.” (Phúc âm Giăng 10:9BDY). Hiện nay có hàng tỷ người đã bằng lòng bước vào “Cửa cứu rỗi GIÊ-SU”. Ðức Chúa Giê-su đang dành sẵn nơi ở vĩnh cửu là Thiên Quốc vinh hiển của Ngài cho quý vị, ngay khi quý vị bằng lòng tiếp nhận Ngài, chịu làm con dân của Ngài. Như chính Ngài đã phán: "Kẻ đến cùng ta thì ta không bỏ ra ngoài đâu." (Phúc âm Giăng 6:37).

                Chúng tôi ước ao được gặp quý vị nơi Thiên Quốc phước hạnh. Cầu xin Ðức Chúa Trời Từ Ái thăm viếng và ban phước lành cho quý vị.

PHÚT SUY TƯ
“Trong những ngày của đời hư không mà loài người trải qua như bóng, ai biết điều gì là ích cho mình? Vì ai có thể nói trước cho người nào về điều sẽ xảy ra sau mình dưới mặt trời?” (Kinh thánh Sách Truyền Ðạo 6:12).

SIÊU CA
*******
Ðẩy xa ngày tháng cơ cầu
Vung tay ta đập khối sầu mênh mông
Thời gian dù mấy mùa Ðông
Lửa Thần vẫn ấm cho lòng vô tư

Cho quên nghìn chuyện oán cừu
Bưng tai thế sự, mắt mù hư sinh.
Khổ đau ừ cũng thường tình
Ðường vào vĩnh cửu Thánh Linh dắt dìu

Cõi trần ngang trái bao nhiêu
Nhìn cây Thập Tự chẳng điều thở than.
Ðịa cầu rồi cháy tiêu tan
Xác hoàn bụi đất, hồn sang cõi trời

Thả buồn theo nước dòng xuôi
Trong tay Cứu Chúa cuộc đời trọn giao
Xây lưng quá khứ biệt chào
Siêu ca một khúc cất cao bạt ngàn.
                                                                                                                 Linh cương

*****************************************