Sự biến thiên đa dạng của Phật giáo đưa đến
hậu quả gì cho đức tin ?
Kể từ khi Phật Thích ca thành đạo cho đến
nay, trải qua trên 25 thế kỷ, Phật đưa ra thuyết nhân bản (Duy ngã độc tôn),
con người là quí trọng nhất - kinh Hoa Nghiêm) để cân bằng hố bất công giai cấp
trong xã hội, Phật dùng phương tiện để khai sáng tâm linh người, dùng hạnh bố
thí vô úy ấy để trấn an lòng người. Phật Thích ca là một Triết gia lớn, một nhà
cách mạng mà chúng ta ngày nay phải kính phục. Phật giáo không có sự cứu chuộc
giải thoát tâm linh, lý thuyết Phật cũng có phần hiện thực trong xã hội loài
người. Ong Phan văn Hàm, một nhà lý thuyết của Đệ Tứ Quốc tế, sau khi nghiên cứu
về Phật giáo, ông đã thốt lên trong tác phẩm của ông “Phật giáo là Cộng sản ”.
Suốt 25 thế kỷ qua, Phật giáo lúc trầm lúc
bổng, khi thịnh khi suy, đồ chúng thay đổi, chuốt gậy năm lần bảy lượt, canh
tân cải biên hết hình thức nầy qua hình thức khác, làm sao ngày nay chúng ta biết
cái nào là Phật giáo chánh cái nào là tà. Phật giáo từ Trung quốc sang Việt nam
lẫn lộn chung với Hoàng lão, phù thủy, làm mê muội kẻ tin theo. Từ chỗ Phật Thích
ca nói không cứu chuộc, đừng cầu cạnh thờ lạy cái hình tướng (Phật giáo gọi là
pháp), thì bị hậu nhân nhồi nặn, vo tròn bóp méo, thành ra có sự cứu chuộc và
bày vẽ đủ thứ hình thức dị đoan mê tín trong nhà chùa. Kinh kệ thì có đó, nhưng
chẳng mấy ai tìm đến để nghiên cứu tín chỉ của Phật đà. Việc tụng niệm của tín
ngưỡng Phật tử ngày nay chỉ quanh quẩn các quyển kinh sơ đẳng mà Phật Thích ca
tạm làm phương tiện để sanh hạnh vô úy như Adiđà, Địa tạng, Vu lan, Phổ môn, Đại
bi thập chú, Ngũ đế Lăng nghiêm, tán tụng theo các ngụy kinh, bát dương, quan đế
chơn kinh, v. v. . . để rồi suy diễn thêm nhiều sự dị đoan mê muội.
Cả đến giới tu sĩ ngày nay, đại đa số cũng không hiểu biết giáo lý Phật đà cho
sâu sắc, chỉ biết Phật giáo là như thế, một số ít rất thông hiểu kinh điển
nhưng vì phẩm chức, quyền lợi cho cá nhân và Giáo hội, không nói rõ lẽ đạo ra,
chỉ lướt đi lướt lại cái xưa bày nay làm. Cho nên người tin theo Phật giáo đến
chùa với mục đích cầu cho họ được giàu, được địa vị cao, nhiều tài lợi . . . Phật
tử đã tự biến ông Phật thành một đấng có linh hồn biết ăn biết sống, hễ ai dâng
lễ vật nhiều sẽ được Phật chiếu cố hơn.
Trong lúc tội lỗi con người mỗi lúc một nặng,
con người không thể tự cứu mình được, và không có một vị Phật hay Bồ tát nào tế
độ được chúng sanh, thế mà ngay nay cứ mãi mê tin vào thì phần tâm linh con người
sẽ đi về đâu.
Phật giáo của Phật Thích ca Mâu Ni đã chết
tự ngàn xưa, ngày nay tại Việt nam chỉ có đạo “Tạp giáo dị đoan” của Trung quốc,
một đạo dẫn người ta đến chỗ hư mất, chết cả tâm linh lẫn thể xác. Vậy muốn giải
thoát lấy mình, chúng ta phải bình tâm tự hỏi:
- Loài người từ đâu mà đến và chết đi về
đâu ?
- Ai có thể tế độ và giải thoát con người khỏi tội lỗi được?
Phật Thích ca cùng các vị Bồ tát không thể
trả lời và làm chi được. Vậy ta hãy tìm đến Chúa Jêsus Christ để xem Ngài là
ai, Ngài đã làm gì và dạy gì.
Hạnh từ bi của Phật và đức Bác ái của Chúa Jêsus Christ.
1/. Phật Thích ca dạy tín đồ dùng hạnh từ
bi với các loài và nhẫn nhục với kẻ thù. Nhẫn nhục và từ bi đi đôi, nhà Phật gọi
là: “Nhẫn nhục Bala Mật ”, người có hạnh từ bi và nhẫn nhục sẽ cảm hóa người ác
được và sẽ dẫn dắt họ vào nẽo thiện.
Tuy nhiên trong Hạnh từ bi của Phật đôi
khi phải linh động mà xử sự. Có lúc không thể dùng từ bi tuyệt đối với kẻ ngoan
cố ác tâm, nên Phật tử phải dùng đến sức mạnh của con người, Phật gọi là Đại
hùng Đại lực, Đại từ bi. Vũ khí tự vệ của Phật tử gồm có: Tam Kiếm Pháp, đó là
bảo kiếm, khí kiếm và tuệ kiếm. Tuệ kiếm đi đối với Đại từ bi, còn bảo kiếm và
khí kiếm đi đôi với Đại hùng, Đại lực.
Trong kinh pháp có nói:
- Hạ sách là công thành.
- Trung sách dùng chánh trị ngoại giao để áp lực chế phục người.
- Thượng sách là dùng nhân đức để xử sự mà người tự động qui phục.
Đại hùng, Đại lực, Đại từ bi cũng hiệp với
binh pháp, nhất là hàng quan quân lo vận mạng cho đất nước thực hành được những
lời răn dạy áy thì thật là cao siêu. . Bởi thế, chúng ta thấy trong Phật giáo
nhiều khi có Thiền sư ra trận đánh giặc, hoặc ra tay dùng vũ lực để bênh vực kẻ
nầy người nọ. Họ làm vậy tức là hành theo giáo lý Như Lai.
Phật Thích ca cũng là một con người có thể
xác do tứ đại cấu tạo, cho nên Phật nói ra chỉ được cái tương đối của hạnh từ
bi. Vì tương đối, nên hạnh từ bi phải dùng tùy theo hoàn cảnh. Kẻ bị áp chế,
ngược đãi quá mức, theo tinh thần Phật dạy, họ phải dùng đến bảo kiếm và khí kiếm
phối hợp với sức Đại hùng Đại lực mà đối phó.
2/. Đức bác ái của Chúa Jêsus Christ thì
cao thượng hơn. Chúa khuyên phải yêu kẻ lân cận như mình, yêu cả đến kẻ thù nghịch,
cao hơn nữa, Chúa còn dạy hãy cầu nguyện cho kẻ bắt bớ mình được bình an. Trong
Kinh thánh, Chúa dạy với đại ý:
Ai vả má bên phải, thì đưa má bên trái cho
họ; ai lột áo ngoài, hãy đưa luôn áo trong; ai bắt đi một dặm đường, hãy đi hai
hay ba dặm… Về sự nhẫn nhục và tha thứ, Chúa dạy rằng chẳng phải nhịn và tha
năm hay bảy lần, mà phải đến bảy mươi lần bảy. . .
Ý chỉ của Chúa trước sau như một, bất cứ
hoàn cảnh nào cũng phải xử sự như nhau. Người theo Chúa có thể chết vì Danh
Chúa, dứt khoát không bao giờ dùng đến bảo kiếm khí kiếm hay đại hùng đại lực.
Ngay khi Chúa Jêsus Christ bị bắt, có môn đồ rút gươm toan chém bọn bắt Chúa,
giả sử Chúa cần đến bảo kiếm với sức đại hùng đại lực thì bọn kia làm gì được
Ngài. Nhưng vì tình yêu thương vô cùng tận, Chúa bảo môn đồ của Ngài hãy nạp
gươm vào vỏ.
Đức bác ái và nhẫn nhục của Chúa Jêsus Christ trước sau như một, là chân lý tuyệt
đối không thể phê phán và thay đổi, vì Chúa là Đấng từ Trời đến, nên Lời Ngài
là vô lượng vô biên, vượt cả thời gian và không gian.
Đọc qua các điều trên, chúng ta có quyền so sánh rằng:
-Hạnh từ bi của Phật Thích ca có giới hạn và áp dụng linh động tùy hoàn cảnh. Hạnh
từ bi phải đi đầu, nhưng nếu gặp nghịch cảnh cần phải áp dụng bảo kiếm, sức mạnh,
thì cũng cứ dùng để tự vệ.
Đức Bác ái của Chúa Jêsus Christ thật là vô biên, đã bác ái nhẫn nhục, nên tuyệt
đối trước sau như một, không viện lý do nầy hay lý do nọ để thay đổi.
Một cái từ miệng con người nói, một cái từ
Trời ban ra; một cái là triết lý tương đối, hữu hạn, một cái là chân lý tuyệt đối
vô biên đã rõ ràng thực tế.
Phật giáo và Phương pháp tự giác ngộ
(tham khảo Tài liệu Hội đồng Huấn Luyện
Nha trang 1963)
Phật Thích ca đưa ra một phương pháp để tự
giác ngộ, tự cứu lấy mình và giúp người khác. Phương pháp để tự tu tự giác đại
khái như sau:
- Tứ diệu đế
- Bát chánh đạo
- Thập nhị nhân duyên
Phật giáo lấy những chân đế: khổ, vô thường,
vô ngã làm tôn chỉ.
1/. Vô thường :
Là nói vạn pháp trong thế gian không có vật
nào không mất đi. Vạn pháp có được là bởi nhân duyên ở bên ngoài tạo tác nên và
rồi lại theo nhân duyên mà tiêu diệt.
Phật Thích ca nói:
Tất cả pháp là vô thường, khổ
Tất cả vạn pháp là vô ngã
Niết bàn là nơi tịch mịch.
Vô thường, vô ngã và Niết bàn tịch mịch là
những đặc điểm trong kinh điển Phật giáo.
Pháp là danh từ chỉ tất cả các pháp Hũu
vi, vô vi, hũu hình, vô hình, gồm cả thân và tâm. Không thể đặt tin tưởng nơi bậc
toàn năng, thần quyền sáng tạo vạn vật. Vạn vật do bốn nguyên tố chính cấu hợp:
chất cứng, chất lỏng, tính nóng, tính động. Có sanh tức có ly tán, không khác
chi bèo trên mặt nước.
2/. Vô Ngã :
Các pháp sanh khởi từ nhân duyên, đủ nhân
duyên thì kết hiệp, thiếu nhân duyên thì tan rã. Vì thế vạn vật nhân sinh, vũ
trụ không có thực thể. Thân chúng ta do tâm thức và sắc pháp kết hợp.
-TÂM tức thụ, hưởng, hành, thức.
-SẮC tức tinh huyết gồm 4 nguyên tố: đất, nước, lửa, gió
Tâm và Sắc không phải là thực thể. Vì thế,
thân ta cũng không phải là thật và Phật giáo gọi là Vô Ngã.
Trong kinh Vô Ngã, Phật Thích ca nói:
“Thân nầy không phải là ta. Nếu thân nầy là ta thì thân nầy sẽ không bị chi phối
bởi lẽ vô thường biến chuyển Và nếu thân nầy là ta, tạisao thân nầy không theo
ý định của ta trên phương diện nầy hay phương diện nọ ”.
3/. Khổ :
Phật Thích ca cho đời là bể khổ và tìm lấy
sự giải thoát khỏi cái khổ. Vì thế, Phật Thích ca xướng lên thuyết Tứ Diệu đế
và Thập Nhị nhân duyên.
Tứ diệu đế là: Khổ đế, tập đế, diệt đế và
thánh đế (đạo đế)
Khổ đế : Sinh ra là khổ, bệnh tật là khổ,
gìa yếu là khổ, chết là khổ, yêu chuộng mà phải xa lìa là khổ, muốn mà không được
là khổ.
Tập đế : Tập là tụ hợp và kết nạp mà thành. Cai gì tụ tập thành khổ ? Phật
Thích ca lấy Thập Nhị nhân duyên để giải nghĩa chữ tập. Phật cho khổ gốc ở vô
minh.
Vô minh là cái mờ tối che lấp cái sáng tỏ bản nhiên. Từ vô minh đến lúc già có
12 đoạn. Đoạn nầy do cái duyên làm quả cho đoạn kia, rồi quả do cái duyên mà
thành nhân cho đoạn sau, tựa như cái dây xích chằng chịt với nhau (luân hồi) -
nhân là mầm, duyên là dây. Có 12 nhân duyên, do đó chúng sinh sinh sinh hóa hóa
mãi cứ hết kiếp nầy đến kiếp khác.
12 nhân duyên là:
-Vô minh: mờ tối từ lúc vô thỉ. Do vô minh có hành.
-Hành: Tưởng- nghĩ mà hành động, tạo tác. Do Hành mà có Thức.
-Thức: là biết, là ý thức. Do Thức có Danh Sắc (tức là thức làm quả cho hành và
làm nhân cho sắc).
-Danh sắc: Tên và hình. Do Danh Sắc có Lục Xứ.
-Lục xứ: Sáu giác quan: ngũ quan và giác quan thứ sáu là trí tuệ. Do Lục Xứ mà
có Xúc.
-Xúc: là tiếp xúc (tiếp thanh âm, hình sắc của ngoại vật). Do Xúc có Thụ.
Thụ là chịu, lãnh nạp, ảnh hưởng. Do Thụ có Ai.
Ai: Khát vọng, yêu thích, mong muốn. Do Ai có Thủ.
Thủ: Lấy, vớ lấy, quyến luyến. Do Thủ có Hữu.
Hữu: Có ta, có sống trong thế gian. Bởi ta ham muốn những cái nó làm cho ta sống,
cho ta thích, như là ngũ uẩn, tức năm thuộc tánh của vật có tri thức. Sắc, thọ
(tri giác) tưởng (ý thức), hành, thức (nhận thức). Vì có ngũ uẫn cho nên ta mới
trần dục, nó gây thành cái nghiệp (nợ tiền kiếp). Do Hữu có Sinh.
Sinh: Sinh ra thế gian - làm thần thánh trên trời, làm người, làm quỉ, làm súc
sinh,v. v. . . Do sinh có lão, có tử.
Lão, tử: Già và chết.
Sinh và tử như hai thế sáng tối, sống với chết cứ luân hồi thay đổi. Chết và sống
cứ luẩn quẩn trong vô minh cho nên mang nghiệp mà lưu chuyển chìm nổi trong tam
giới và lục đạo, tức là cứ theo bánh xe vận chuyển luân hồi.
Diệt đế : Diệt là giết bỏ.
Thấy rõ căn nguyên của sự khổ là thấy rõ cái nhân và cái quả của sự khổ. Cần phải
lược bỏ hết các nhân quả ấy.
Ta lấy 12 nhân duyên mà tính ngược lên. Muốn khong có già, chết thì phải bỏ
nhân làm cho húng ta sinh ra trên thế gian. Muốn bỏ ra cái sinh thì phải bỏ hữu.
. . và dần dần đến nhân hành. Bỏ hành thì Vô minh, hết. Ta thấy rõ cái sáng ra
khỏi vô minh, ta được giải thoát.
Đạo đế: Con đường phải theo để được giải
thoát.
Phật lấy sự sáng để phá hôn mê - sự sáng chưa đủ, còn cần Bát - Chánh đạo ( đường
tu cho thành đạo )
1. Chính kiên: Thấy, biết rõ chân lý.
2. Chính tư duy: Lập chí theo chân lý mà suy nghĩ cho đến chỗ giác ngộ.
3. Chính ngữ: Nói những điều đúng chân lý.
4. Chính nghiệp: Làm những việc ngay, công bình.
5. Chính mệnh: Sống theo con đường công chính, không tham lợi.
6. Chính tịnh tiến: Cố gắng học tập tu luyện cho tới đến đáo.
7. Chính niệm: Đem ý niệm chủa mình chú vào đạo lý chân chính.
8. Chính định: Định tâm trí của mình vào đạo lý chân chính.
Đó là mấy điều trọng yếu trong đạo lý của
Phật. Riêng xét trong thuyết Thập Nhị Nhân duyên, có hai nhân duyên quan trọng
và chủ chốt là “Hành” và “Ái”.
Hành: Hành động, tạo tác hay xếp đặt, sửa
soạn làm nên cái nếp. . . Vì có nếp mà sinh hoá mãi. Chính do hành động tạo tác
của ta gây nên nghiệp.
Ái: Là vòng dây thắt chặt ta vào cái nghiệp.
Ai ở đây có nghĩa là yêu thích, mong muốn tất cả theo tư dục. Càng hành động
theo tư dục nghiệp càng nặng. vì thế Phật chú ý ở chỗ dứt khỏi cái “Ái”. Đã dứt
khỏi Ai, thì các khúc dây ràng buộc khácđều tức khắc rời rạc và Hành cũng mất sức
mạnh để gây nghiệp.
Người theo Phật giáo phải nương vào nơi ấy
(gọi là qui y pháp) ra công tu trì sẽ giác ngộ và giải thoát. Ngoài ra, Phật
còn thuyết nhiều điều nữa cũng không ngoài mục đích dạy người tự độ. Cái thân của
Phật là vô nghĩa, vô thường, phẩm chất Như Lai của Phật cũng không đủ quyền
năng tế độ ai. Đã có lần Phật Thích ca gọi đồ chúng và dạy: “Hỡi các Tỳ Kheo,
hãy nhìn theo tay ta để thấy trăng. Nhưng đừng tưởng ngón tay ta là trăng. ”
Trăng là chân lý phải đạt, ngón tay là phương tiện để đạt. Nương theo phương tiện
để đi tới chân lý, nếu không có phương tiện thì không đạt đến chân lý, hay
nương vào phương tiện sai cũng không đạt đến chân lý.