Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Tuesday, April 23, 2013

Triết lý viên kẹo


 

Mỗi ngày bạn  đều cho một đứa trẻ ăn kẹo. Bạn làm điều ấy rất thường xuyên và vui vẻ. Đứa trẻ ấy cũng có vẻ rất yêu bạn. Mỗi ngày thấy bạn, nó đều cười tươi và chạy đến nhận kẹo. 

Nhưng rồi một ngày, bạn xoa đầu nó và bảo: “Hết kẹo rồi”. Bỗng dưng bạn thấy nó rất khác. Nó gào ầm lên rằng bạn keo kiệt, bạn xấu xa. Hoặc nó đi khắp nơi để nói xấu bạn.

Triết lý viên kẹo có nghĩa là khi bạn cho ai khác một thứ gì, nhiều khi họ sẽ không nghĩ ấy là món quà, họ nghĩ đó là bổn phận, là trách nhiệm. Và khi bạn không cho thứ mà họ muốn nữa, họ sẽ lập tức trở mặt với bạn.

Với nhiều người, cho dù bạn có cho họ kẹo mỗi ngày, thì họ cũng chỉ nhớ mỗi một ngày mà bạn đã không cho.  


Câu chuyện từ cây sơri


Khi George  Washington khoảng sáu tuổi, cậu có được một chiếc rìu rất sắc bén.

Như hầu hết mọi đứa trẻ khác cậu rất thích nó. Cậu dự định sẽ chặt hết thảy mọi thứ mà cậu gặp.

Một ngày nọ, cậu đi lang thang trong vườn và lấy làm thích thú vì cậu đã chặt mất cây đậu Hà Lan của mẹ. Thấy một cây sơri còn nhỏ giống Anh quốc, cậu thử dùng lưỡi rìu chặt cành cây và cạo vỏ cây để thử độ bén của chiếc rìu nhỏ.

Một thời gian sau, cha cậu phát hiện được chuyện gì đã xảy ra với cây sơri yêu quý của ông - cây sơri nhỏ bé đã chết. Ông đi vào nhà vô cùng giận dữ, hỏi gặng xem ai đã làm chuyện đó với cây sơri. Không ai có thể nói cho ông biết bất cứ điều gì về chuyện đó.

Lúc ấy, cậu bé George cũng vừa đi vào phòng.

“George này,” cha cậu nói, “Con có biết ai đã chặt mất cây sơri còn nhỏ  đằng kia không. Cha đã phải tốn mất năm đồng ghine để mua cái cây đó.”

George thật khó mà trả lời. Sau một thoáng phân vân, cậu nhanh chóng lây lại bình tĩnh và ...òa khóc:

“Cha ơi, con không thể nối dối. Cha biết là con không thể nói dối mà! Chính con đã chặt cây sơri bằng chiếc rìu nhỏ của con.”

Cơn giận dữ của người cha tan biến hết, ông dịu dàng ôm cậu bé vào lòng và nói:

“Con trai của ta, chính sự sợ hãi của con khi con thú nhận với ta đã là sự thật đáng giá hơn hàng ngàn cái cây khác. Đúng đấy con trai ạ, dù những cái cây đó có nở ra những bông hoa quý giá như bac và những chiếc lá quý như những miếng vàng nguyên chất nhất cũng không quý bằng sự dũng cảm biết nhận ra lỗi lầm của mình!”.

Giữ lòng vui



Có câu chuyện về “Tin Vui” như sau:

Robert De Vincenzo là một vận động viên đánh gôn xuất sắc người Argentina. Lần nọ, anh đăng quang trong một giải đấu. Khi nhận chi phiếu tiền thưởng xong và chụp hình lưu niệm với báo chí, anh trở lại tòa nhà câu lạc bộ để chuẩn bị ra về.

Lát sau, khi anh đang một mình đi ra bãi đậu xe thì một phụ nữ trẻ tiến đến gần anh. Cô ta chúc mừng chiến thắng của anh, rồi kể cho anh nghe về đứa con đang bệnh nặng và khó qua khỏi của mình. Hiện thời, cô không biết phải làm sao để thanh toán tiền khám chữa bệnh và viện phí cho đứa bé.

De Vincenzo xúc động trước câu chuyện của người phụ nữ, liền lấy bút ký vào tấm chi phiếu tiền thưởng của mình và đưa cho người phụ nữ. "Xin cô nhận để lo cho cháu bé”, anh vừa nói vừa dúi tấm chi phiếu vào tay cô.

Tuần sau, trong bữa ăn trưa  câu lạc bộ, một viên chức của Hiệp hội đánh gôn chuyên nghiệp đến bàn của anh và nói: 

- Mấy đứa trẻ  bãi đậu xe vào tuần trước nói với tôi rằng anh có gặp một phụ nữ  đấy sau giải?

De Vincenzo gật đầu. Ông ta nói tiếp: 

- À, tôi có tin này cho anh hay. Cô ta là một tay lừa đảo. Cô ta chẳng có đứa con nào bịbệnh cả.  còn chưa lập gia đình nữa là. Cậu đã bị gạt rồi, anh bạn ạ.

Vincenzo hỏi lại: 

- Ý của ông là chẳng hề có đứa bé nào sắp chết cả phải không?

- Đúng vậy, ông ta đáp.

- Đó là tin vui nhất trong tuần này mà tôi nghe được đấy! De Vincenzo nói.



Chữ "Nhẫn" đứng đầu trăm nết

 

Ông Tử Trương muốn đi xa, đến chào Đức Khổng Tử và xin Ngài một lời khuyên.

Đức KhổngTử nói: “Chữ “nhẫn” đứng đầu trăm nết.

Nhưng “làm sao phải nhẫn?” Trương Tử hỏi lại.

Đức Khổng Tử trả lời:

- Thiên Tử mà nhẫn thì nước không sinh hại.
- Chư hầu mà nhẫn thì nước sẽ mạnh lớn thêm.
- Quan lại mà nhẫn thì chức vị sẽ thăng tiến.
- Anh em mà nhẫn thì cửa nhà giầu sang.
- Vợ chồng mà nhẫn thì  được với nhau trọn đời.
- Bạn bè mà nhẫn thì thanh danh không mất.
- Hễ nhẫn thì không lo tai hoạ.

Ông Trương Tử hỏi lại: “Nếu bất nhẫn sẽ ra sao?

Đức khổng Tử nói:
- Thiên Tử mà bất nhẫn thì nước sẽ trống không.
- Chư hầu mà bất nhẫn thì mất mạng.
- Quan lại mà bất nhẫn thì sẽ bị hình phạt.
- Anh em mà bất nhẫn thì sẽ chia rẽ.
- Vợ chồng mà bất nhẫn thì phải xa nhau (ly thân, ly dị).
- Tự mình mà bất nhẫn thì không thể tránh được lo lắng.

Trương Tử nói: “Phải lắm ! Phải lắm !