Vào tết Dương lịch năm 1937, khi nhà chí sĩ yêu nước
Phan Bội Châu đang bị thực dân Pháp quản thúc tại Huế, có người đem tặng cho
ông tập lịch năm mới. Để giải toả sự bực
bội về sự đô hộ của đế quốc Pháp trên Đất Việt chúng ta, Cụ Phan viết hai câu
thơ châm chọc:
“Tháng một
đứng trên đầu tháng chạp,
Ngày Nam
nằm dưới đít ngày Tây”.
Thật vậy hai câu thơ nầy nói lên hai loại lịch: lịch
của người phương Tây—Dương lịch và lịch của người Á Đông—Âm lịch. Trong bất cứ
tập lịch nào trên đất Việt chúng ta, Dương lịch thông dụng hơn nên in nằm trên,
Âm lịch in nằm dưới. Trên thế giới còn có một số loại lịch có tính phổ thông
giới hạn như lịch của người da đỏ Maya, lịch Hồi giáo và Phật lịch.
Người ta lập ra lịch là do căn cứ vào sự luân chuyển
của mặt trời hay mặt trăng. Số ngày tháng trong mỗi loại lịch có nhiều điểm dị
đồng với nhau; có ưu điểm mà cũng không ít khuyết điểm, nhưng điều tôi muốn nói
là mỗi loại lịch phải có sự khởi đầu từ cột mốc lịch sử nào đó trong quá khứ.
Căn cứ vào cột mốc đó người ta mới ghi lại các niên hiệu về các biến cố lịch sử
theo sự chuyển dịch của thời gian để quần chúng am hiểu và ghi nhớ đến mãi mãi.
Tên năm của
Âm lịch trong năm nay là Quý Tỵ. Theo lịch pháp của Hội Giáp tý thì năm thứ 60
trước đây và năm thứ 60 sau đây cũng đều có tên là Quý Tỵ. Sự trùng lặp các
niên hiệu như vậy không làm rõ các niên đại quan trọng trong lịch sử. Là người
Việt lớn tuổi, ai cũng biết cái Tết kinh hoàng năm Mậu Thân, nhưng niên hiệu
Mậu Thân đó phải đi kèm với con số 1968 của Dương lịch, thì chúng ta mới hiểu
rõ.
Về Phật lịch, theo tài liệu Phật
học phổ thông khóa thứ nhất, bài thứ 2 nói về lược sử Phật Thích Ca Mâu Ni, do
cố Hòa thượng Thích Thiện Hoa biên soạn, thì “Phật lịch là loại lịch được sử
dụng tại Đông Nam Á đại lục, tại các quốc gia như Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanma và Sri Lanka.
Nói Phật đản là người ta tính thời gian từ lúc Đức Phật ra đời
cho đến nay (2013) là 2637 năm. Về Phật lịch, thì
người ta đem con số 624 (trước Tây lịch) trừ đi 80 năm Phật tại thế, thành ra
còn lại là 544 năm, rồi đem con số 544 cộng với 2013 thành ra là 2557. (624 –
80 = 544 + 2013 = 2557). Như vậy, tính đến năm nay là 2013, thì Phật lịch là
2557 năm, còn Phật đản là 2637 năm.
Như vậy Phật lịch lấy năm Đức Phật viên tịch làm năm thứ nhất, và năm
nay là 2013 theo Dương lịch, thì Phật lịch là năm 2557.
Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanma và Sri Lanka..v.v…,
nhưng nó không hữu dụng trong trường quốc tế. Thậm chí Giáo hội Phật Giáo Việt Nam
còn sử dụng niên đại của Dương lịch đi kèm theo con số năm của Phật lịch để
quần chúng người lương mới hiểu nổi. Vì tôi có thấy biểu ngữ với những dòng chữ sau
đây: “
Dionysius Exiguus, một vị tu sĩ Giáo hội đề nghị vào năm 532 Công nguyên. Việc nầy được giáo hội thời
đó chấp nhận và áp dụng ngay. Người Âu châu thì gọi là Tây Lịch kỷ nguyên, còn
người Trung Hoa thì gọi là Công Lịch Kỷ Nguyên, gọi tắt là “Công nguyên”.
Công nguyên có hai đặc sắc:- 1/ lấy năm Chúa
Jêsus ra đời làm mốc, nghĩa là làm năm đầu tiên để tính và ghi lại những sự
kiện lịch sử trước và sau đó. 2/ Lấy
lịch Gregorien để tính năm, tính tháng, tính tuần và tính ngày.
Không có năm 0 trong các lịch này: năm
1 TCN được theo sau bằng năm 1 CN. Các nhà viết sử áp dụng thông lệ này vì nó
được dùng lần đầu bởi tu sĩ Bede trong
tác phẩm Historia
Ecclesiastica Gentis Anglorum (Lịch sử giáo hội của người Anh, 731).
Ông không dùng số 0, mặc dù ông đã biết số 0 vào lúc đó, vì việc đếm số cho năm
bắt đầu từ 1 chứ không phải từ 0. Năm 0 trong lịch thiên văn là năm 1 TCN; các
năm trước 0 được đánh số âm, như −1 = 2 TCN.
Tiếp theo gương của tu sĩ Bede đó,
tất cả các sự kiện của cả lịch sử loài người trên mặt đất đều được điều chỉnh
niên hiệu lại theo cột mốc Công nguyên
nầy. Các sự kiện trước Công nguyên, thí dụ như Alexandre đại đế của Hi lạp chết
năm 323 trước Công nguyên, thì họ ghi 323 B.C.. Các sự kiện sau Công nguyên như
ngày chết của vua Napoléon I, có thể là năm1821, thì lịch sử ghi là năm A.D
1821, hoặc 1821 A.D.. Trong các văn bản Anh văn, chúng ta thấy hai ký hiệu B.C
và A.D xuất hiện phía sau các niên hiệu. Bản Việt văn dịch là T.C (Trước Chúa)
và S.C (Sau Chúa) Ký hiệu B.C có nghĩa là: Before Christ và A.D có nghĩa là
Anno Domini (năm của Chúa, theo tiếng Latin). Toàn bộ thời gian từ cột mốc Công
nguyên đến thế kỷ 21 nầy trở đi, đều được gọi chung là kỷ nguyên Cơ Đốc ( The
Christian era). Nhưng hầu hết các học giả Kinh Thánh hiện nay cho rằng Dionysius đã tính
sai, đã chuyển đổi sai trật, và rằng trên thực tế Chúa Giêsu sinh trong khoảng
từ năm 8 TCN tới năm 4 TCN. Dữ kiện
muộn nhất liên quan đến sự giáng sinh của Chúa
Jêsus là cái chết của Herod Đại Đế vào
năm 4 TCN. Theo Kinh
Thánh đó là năm Chúa Jêsus sinh ra. Cho nên Cơ Đốc giáo tin Chúa Jêsus có lẽ
giáng sinh vào năm 4 T.C.
Hiện
nay còn có chữ viết tắt CE (Common Era) thay thế cho AD và được đặt sau
số năm, ví dụ 128 CE, khi người dùng không muốn nó mang sắc thái tôn giáo liên
quan đến Chúa Jêsus. Hiếm hơn còn có E.V., viết tắt của Era Vulgaris trong tiếng
Latin. Dù dùng chữ “Công nguyên” theo cách nào đi nữa, nhân loại không thể chối
bỏ sự thật là sự ra đời của Đấng Cơ Đốc đã ảnh huởng và làm chuyển đổi lịch sử
loài người, mà có thể họ không muốn có sự chuyển đổi đó.
Công Nguyên là cột mốc quan hệ đem lại sự chuyển
đổi thời đại, đã được sử dụng chung với Dương lịch suốt gần 15 thế kỷ qua, còn
các lịch khác như Phật lịch. Âm lịch chỉ được sử dụng hạn chế trong lãnh vục
riêng của họ mà thôi.
Trước khi
dứt lời tôi xin được phép hỏi các bạn:
& Tại sao nhân loại chọn năm sanh của Chúa
Jêsus làm Công nguyên, làm cột mốc để tính thời gian của cả lịch sử loài người
chúng ta?.
& Chúa Jêsus là Ai mà sự có mặt của Ngài đã
có ảnh hưởng chuyển đổi cả lịch sử loài người đến mức độ lớn lao như vậy?
& Ngài là Ai mà mọi biến cố trọng đại của
lịch sử nhân loại, xảy ra trước và sau sự ra đời của Ngài, cũng đều phải qui tụ
vào Công nguyên như vậy?
& Ngài là Ai mà các nhân vật vĩ đại như Đức
Phật, Tần Thuỷ Hoàng, Napoléon I, hay Hitler ..v..v..đều được tập kết quanh
Công nguyên như vậy?
Thánh Kinh chép về việc làm của Đức Chúa Trời
trong sách Đa-ni-ên chương 2 câu 21 Và sách Công-vụ
chương 17 câu 30-31 như sau “Chính Ngài
thay đổi thì giờ và mùa, bỏ và lập các vua”—“Vậy thì, Đức Chúa Trời đã bỏ qua
các đời ngu muội đó, mà nay biểu hết thảy các người trong mọi nơi đều phải ăn năn,
vì Ngài đã chỉ định một ngày, khi Ngài sẽ lấy sự công bình đoán xét thế gian,
bởi Người (Jêsus) Ngài đã lập, và Đức Chúa Trời đã khiến Người (Jêsus) từ kẻ
chết sống lại, để làm chứng chắc về điều đó cho thiên hạ”.
Dù
bạn có đồng ý hay không thì Chúa Jêsus vẫn là trung tâm điểm của các thời đại
trong lịch sử loài nguời. Trong tương lai, Ngài sẽ là Quan Án để xét xử nhân
loại và bạn đấy.
Châu Quân 19-10-2013