Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Saturday, November 16, 2013

LÁ CỜ HỒNG THẬP TỰ




Châu Quân
Có một ấn tượng ghi khắc trong tâm hồn và trí nhớ của tôi khi tôi còn là thiếu niên mà vẫn chưa nhạt nhoà sau rất nhiều năm tháng. Đó là tiếng còi hụ và vận tốc vô cùng nhanh chóng của xe cứu thương Hồng thập tự, đang giành đường để chạy nhanh tải bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch. Lúc ấy bọn học sinh chúng tôi phải vội vàng dừng xe đạp lại và nép vào lề đường cho chiếc xe đó lao vút qua. Người ta bảo với tôi rằng, nếu xe hồng thập tự xổ hai cờ, nó còn chạy nhanh hơn nữa. Cờ hồng thập tự có nền trắng và hình chữ thập màu đỏ ở giữa. Đó là huy hiệu của hội cứu thương Hồng Thập Tự. Các nước Hồi giáo không chấp nhận hình chữ thập đỏ nên họ đổi thành huy hiệu “trăng lưỡi liềm đỏ”.

Hi Hồng Thập Tự là một tổ chức quốc tế xuất phát từ ý tưởng của một người. Đó là ông Jean Henri Dunant, có quốc tịch Thụy Sỹ (1). Để vinh danh ông, Âu Châu đồng ý chọn  nền trắng Chữ Thập Đỏ làm cờ cho Hội này (vì Dunant quốc tịch Thụy Sĩ,  mà nước Thuỵ sĩ có cờ nền màu đỏ và chữ thập trắng ở giữa). Sứ mạng của Hội Hồng Thập Tự là để chăm sóc thương binh trong chiến tranh, không phân biệt thương binh đó thuộc phe nào, hay nạn nhân thiên tai.
Ngoài Hội Hồng Thập Tự có cờ hiệu mang hình thập tự, có khoảng 30 quốc gia trên thế giới có quốc kỳ mang hình thập tự như Anh (England), Đan-mạch (Denmark), Hi-lạp (Greece), Na-uy (Norway), Phần Lan (Finland), Tân Tây Lan (New Zealand), Thuỵ Điển (Sweden), Thụy Sỹ (Switzerland), Úc (Australia), v.v.
Bạn thân mến, tại sao hình chữ thập đã có ảnh hưởng đáng k đến đời sống văn hóa của nhiều nước, và ảnh huởng đến giới y khoa như vậy? Tại sao có hình chữ thập ở khắp mọi bệnh viện, nhà thờ và một số quốc kỳ như vậy?
Theo lịch sử cổ đại ghi lại, đế quốc Ba-Tư đã sử dụng cây mộc hình hành quyết tội nhân bằng cách treo cổ. Đế quốc La-mã mô phỏng cách hành quyết nầy, đổi mộc hình thành giá gỗ hình chữ thập. Người ta gọi đó là thập tự giá, hay thập ác.
Thập tự giá là cái giá gỗ hình chữ thập, dùng để treo tù nhân lên đó. Trước tiên họ chôn một cây trụ đứng. Họ bắt nạn nhân nằm căng hai tay trên thanh ngang. Sau khi đóng đinh hai bàn tay của nạn nhân vào hai đầu thanh ngang, họ kéo thanh ngang luôn với nạn nhân lên để móc vào đầu cây trụ đứng. Họ dùng đinh to đóng cả hai bàn chân nạn nhân vào chân trụ đứng. Họ lấy dây thừng cột bụng nạn nhân vào thân trụ đứng. Nạn nhân bị treo cách đau đớn và khát nước như vậy cho đến khi tắt thở. Thật là một cách hành quyết dã man và tàn nhẫn.
Thánh Kinh ghi chép lại sự việc Đấng Cơ Đốc Jêsus đã bị hành quyết y như vậy vào khoảng năm 30 sau Công Nguyên tại ngoại ô thủ đô Giê-ru-sa-lem, xứ Do- thái. Kinh thánh chép về Tổng Đốc chính quyền La mã đương thời, là người có quyền uy trong vụ án của Chúa như sau: “khi người nói vậy rồi thì lại đi ra, nói cùng người Do-thái rằng: “Ta chẳng thấy người có tội gì cả”. Đấng Cơ-Đốc vô tội nhưng ông Tổng đốc phải ra lệnh hành quyết Ngài để vừa lòng quần chúng Do-thái căm ghét Ngài. Kinh Thánh tuyên bố cái chết trên thập tự giá của Đấng Cơ Đốc là để bày tỏ tình thương của Đức Chúa Trời, để đền tội cứu chuộc toàn thể nhân loại trải mọi thời đại. Kinh Thánh chép: “Chúng đã treo Ngài trên cây gỗ mà giết đi. Nhưng ngày thứ ba Đức Chúa Trời khiến Đấng ấy sống lại,… Hết thảy các tiên tri đều làm chứng cho Ngài rằng hễ ai tin Ngài thì nhờ Danh Ngài mà nhận được sự tha tội” (Thánh Kinh—Công vụ 10:40-41,43).
Các bạn ơi,
Mỗi lần bạn nhìn thấy quốc kỳ của nước nào có hình thập tự, hay cờ xe Hồng Thập Tự, dấu hiệu chữ thập đỏ nơi các bệnh viện, nhà thờ, bạn phải nhớ rằng dấu hiệu đó nhắc nhở chúng ta về tình thương yêu của Đấng Cơ Đốc. Ngài là Đấng Cứu Thế đã giáng trần để chết thế cho bạn trên thập tự giá. Mong bạn đến với Ngài. Vì “chính Ngài gánh tội lỗi chúng ta trong thân thể Ngài trên cây gỗ, hầu cho chúng ta đã chết đối với tội lỗi, thì được sống đối với sự công nghĩa. Cũng nhơn lằn đòn của Ngài mà anh em đã được chữa lành” (Thánh kinh, 1 Phi-e-rơ 2:24).
(15-10-2013)
Trích nguồn:


( Trích : Http:hoptinhhoply.net)