Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Friday, October 21, 2011

Những Vấn Đề Không Chối Cãi Về Việc Làm Cha


Theo báo cáo của viện Beverly LaHaye, một trung tâm nghiên cứu về những vấn đề ảnh hưởng đến gia đình, phụ nữ, tôn giáo và văn hóa cho biết - trong số 24 cuộc nghiên cứu độc lập và khác nhau về vấn đề gia đình, thu thập trên hơn 22,300 dữ kiện trong vòng 20 năm, từ năm 1987 đến năm 2007, đều cùng đưa đến một kết luận là: một người cha gắn bó gần gũi với con cái trong gia đình là điều tối cần thiết để cho những đứa con trai trong gia đình tránh được những hành vi xấu, và những đứa con gái không bị những tâm bịnh hư hỏng.  Việc cùng khám phá này của các cuộc nghiên cứu nói trên phải đưa đến việc chấm dứt cuộc tranh cải về vấn đề này và đưa chúng ta đi đến việc tìm kiếm phương cách cho vấn nạn này của xã hộ
i.

Những nhà hoạch định kế hoạch phải đưa ra quy tắc ưu tiên để củng cố hôn nhân và tái thiết lập hôn nhân và gia đình là cột trụ của xã hội.  Các nhà hoạch định kế hoạch cũng nên thiết đặc một môi trường thuận lợi cho tình phụ-tử được gắn bó trong tình trạng xã hội và văn hóa suy đồi, khuyến khích việc tham gia của những người cha, sống gần gũi mật thiết với con cái trong những sinh hoạt hàng ngày của chúng.  Các người cha phải tìm đủ mọi cách để tránh việc vắng mặt trong đời sống gia đình hàng ngày ở trong xã hội Mỹ.

Description: Chorazin_synagogue_Medusa_carving_tb_n011500_wr.jpgTrên thực tế, các nhà nghiên cứu còn nói nhiều hơn nữa.  Tiến sĩ Anna Sardaki, trưởng nhóm nghiên cứu về phụ nữ và bệnh trẻ con của viện đại học Uppsala ở Thụy Điển nói rằng, "chúng tôi hy vọng rằng điều phê bình về vấn đề này là nền tảng thiết thực cho việc đặt những quy tắc cho sự chăm sóc con cái của người cha trong gia đình, và góp phần vào xã hội trên con đường dài lâu bằng cách đào tạo những trẻ em có nhân cách ngoan ngoãn và giảm bớt những tệ nạn phạm pháp cùng những hành động phản xã hội của tuổi mới lớn."

Bài phê bình tóm lược của những cuộc nghiên cứu này phát hành vào tháng Hai năm nay ấn hành trên tờ Acta Paediatrica do các nhà nghiên cứu ở viện đại học Uppsala.  18 trong số 24 bài nghiên cứu về vấn đề này có nói đến tình trạng xã hội kinh tế của những gia đình đã tham gia vào cuộc nghiên cứu này.  Những cuộc phân tách cho biết việc liên hệ thường xuyên tích cực với người cha "làm giảm bớt những hành vi phạm phát của những trẻ em ở trong những gia đình có lợi tức kém và phát triển khả năng nhận thức như thông minh, lý luận và phát triển ngôn ngữ."  Nói một cách khác, khi có người cha ở trong gia đình, các trẻ con học được những hành vi tốt, biết tuân theo luật pháp và đưa đến kết quả là học được nhiều điều hơn.  Có cả cha lẫn mẹ trong gia đình và tích cực trong việc nuôi nấng dạy dỗ các con cái trong gia đình uốn nắn lề lối cho con cái và đưa đến những kết quả cụ thể về hành vi và lợi ích tâm lý.

Những lợi ích thực tiển như trẻ em không bị nạn hút thuốc, hay phạm những kỹ luật trong học đường hay bị vi phạm luật phát trong xã hội.  Những trẻ em may mắn này học hành giỏi giang và phát triển tình bạn thân thiết với các bạn hữu khác.

Có lẽ lợi ích thiết thực được tìm thấy cho phái nữ là đến lúc họ vào khoảng 33 tuổi, những cô gái có mối liên hệ mật thiết với cha của mình khi họ ở vào tuổi 16, có một "giác quan trí tuệ và phát triển thể chất tròn vẹn" cũng như "có mối liên hệ tốt đẹp với người bạn đời của mình" khi họ đến tuổi trưởng thành hơn những phụ nữ không được may mắn như vậy.

Những dữ kiện về gia đình ở Mỹ làm cho chúng ta đau lòng: hơn 25 triệu trẻ em ở Mỹ sống trong gia đình không có cha.  Mỗi năm có hơn một triệu trẻ em phải phân ly với cha hoặc mẹ của mình vì việc ly dị, cộng thêm con số của những cha mẹ không chính thức lấy nhau, cùng với những cặp sống nhau một thời gian, có con, rồi từ bỏ nhau.  Năm 2006, có hơn 1.6 triệu trẻ em được sanh ra bởi những bà mẹ không chồng (hay 38.5 % tổng số trẻ em được sanh ra trong năm đó). Ngày nay, con số này còn cao hơn.  Một số những bà mẹ không chồng này sau cùng cũng lấy người cha của đứa trẻ, nhưng những bà không được làm như vậy phải nuôi con trong tình trạng không có người cha trong gia đình.

Trên thực tế, Mỹ quốc là quốc gia dẫn đầu thế giới về gia đình chỉ có bà mẹ là chủ gia đình.  Năm 2006, có vào khoảng 26% trẻ em được nuôi nấng trong gia đình chỉ có một mình bà mẹ hoặc người cha trong gia đình, và gia đình chỉ có bà mẹ nuôi con và không bao giờ chính thức có hôn nhân lên vào khoảng 43% tổng số đơn độc cha mẹ cho trẻ con.

Description: domerock.jpgTrong tình trạng như vậy có nghĩa là hàng triệu trẻ em bị thương tổn về tâm lý lẫn tinh thần vì không có sự hiện diện của người cha trong gia đình.  Hay nói trắng ra trẻ em ở trong tình trạng này bị bó chịu trong sự đau khổ và chua xót hầu như không dứt bỏ được. Đã đến lúc chúng ta phải cải cách và có thái độ đổi mới về cái nhìn của chúng ta về bậc làm cha ở Mỹ quốc này.  Chúng ta phải thiết đặt lại địa vị danh dự của bậc làm cha và cố gắng giúp các trẻ em bị thương tổn được hàn gắn vết thương lòng nhờ vậy chúng ta mới có thể đánh gẩy đổ sợi giây xích của sự thờ ơ hay sự dằng vặt phỉ báng đối với trẻ con. Chúng ta phải ngăn trừ sự tái diễn của tình trạng này trong những thế hệ mai sau.  Gia đình là nền tảng của bất kỳ xã hội văn minh nào và người cha vẫn là cột trụ của gia đình.  Nếu chúng ta cứ giảm giá trị của người cha bằng sự thiếu vắng người cha trong gia đình, hay có ý làm nản lòng người đàn ông trong vai trò làm cha của họ, hay làm chán nản bổn phận của họ trong gia đình, xã hội này coi như trên đường bị tiêu tàn.

Thế giới chung quanh chúng ta hay nói rõ hơn văn hóa chúng ta đang sống giống như một kẻ cướp trong bóng đêm cố cướp cho được niềm vui hạnh phức mà người cha kính sợ Chúa có thể thừa hưởng.  Vấn đề đặt ra là làm thế nào chúng ta có thể lấy lại được hay tái thiết kế những gì đã mất?  Hấp thu chân lý từ quyển sách quý báo nhất trên trần thế này: Cuốn Kinh Thánh.

Cuốn sách luật pháp và luân lý này có mọi điều mọi thứ cho mọi người nên không thiếu đề tài "làm cha" để dạy dỗ chúng ta.  Cho những ai bị bỏ rơi hay mồ côi, Chúa đã ghi chép trong Thi Thiên 65 "Ngài là Cha của những ai không cha."  Hàng trăm câu kinh thánh nói rõ Ngài là Đấng Che Chở Bảo Vệ cho những ai không có cha trên đất.  Cho những ai bị thương tổn sâu xa vì những hành vi của người cha trên đời này của mình, tình yêu thương vô điều kiện của Chúa là liều thuốc đa thần xoa dịu vết thương lòng.

Cả cuốn kinh thánh là câu chuyện của Đấng Tạo Hóa không ngớt tìm kiếm và hết lòng lo toan cho một giống gọi là con người.  Ngài là người cha đáng tin cậy không bao giờ từ bỏ chúng ta, Ngài tuôn đỗ ơn thương xót cho những ai bị đau khổ dầy vò, cánh tay Ngài băng bó những vết thương, và ân điển dư dật của Ngài làm thoa dịu cơn đau.

Đặc biệt cho những người làm cha, Chúa là Đấng Khuyên Bảo hiền lành, một gương mẩu lý tưởng và hoàn hảo.  Ngài khuyến khích những người làm cha chu toàn vai trò đặc biêt của mình, và Ngài sẵn sàng đỗ mọi sự khôn ngoan tới bất cứ ai tìm kiếm Ngài bằng đầu gối và thành tâm tìm kiếm sự chỉ dẫn của Ngài.

Tác giả Thi Thiên đã tô điểm lên trong Thi Thiên 103 những đặc tánh của Chúa mà mỗi người cha phải bắt chướt để thi hành vai trò của mình.  Trong câu 8, nhắc nhở chúng ta , "Ðức Giê-hô-va có lòng thương xót, hay làm ơn, Chậm nóng giận, và đầy sự nhơn từ."

Trong sách Ê phê sô 6:4 có chép, "Hỡi các người làm cha, chớ chọc cho con cái mình giận dữ, hãy dùng sự sửa phạt khuyên bảo của Chúa mà nuôi nấng chúng nó."  Nói rõ hơn, lời Chúa là cuốn cảm nang để dạy dỗ con cái.  Những câu trả lời và cách sửa phạt đã được ghi chép trong đó.  Những lời ghi chép trong quyển sách quý báu này chỉ dẫn cả cha lẫn con của mọi thời đại và mọi thế hệ, và những lời chỉ dẫn và lời khuyên bảo vẫn còn giá trị đời đời cho thế hệ ngày hôm nay như đã từng hàng bao thế kỷ qua.

Mong rằng tất cả những người cha kinh nghiệ
m được quyền năng của cuốn sách cổ xưa này, trong an bình và trong chân lý.  Mong rằng tất cả mọi người cha dùng Kinh Thánh như là cuốn chỉ nam và nhờ đó mở được chìa khóa để trở thành người cha cho các con xứng đáng kính trọng.  Mong rằng những ai bị thương tổn tâm hồn tìm thấy được sự mật thiết, niềm vui phước hạnh, và sự thỏa lòng khi tìm kiếm người cha trên trời.  Hãy trao cho Chúa tấm lòng đau thương của bạn - Ngài sẽ xoa dịu tấm lòng của bạn và làm tràn đầy tấm lòng khô hạn của bạn với tình yêu thiên thượng.