Hàng năm cứ vào dịp gần Tết ở các chợ búa hay các nơi có các cửa hàng rộn rịp, người ta thấy có một người lớn tuổi đôi khi là một cụ già mặc áo dài màu đen hoặc màu xanh dương đầu đội khăn đóng, ngồi miệt mài viết bằng mực tàu trên mấy tờ giấy đỏ những chữ nho mạ vàng hay bạc. Đó là hình ảnh trong trí óc tôi, nhưng nghe nói bây giờ ở quê nhà, người ta không gọi mấy người viết mấy câu đối là ông đồ mà là "thầy đồ" vì mấy người viết mấy câu đối là những thanh niên hay những người vào khoảng trung tuần, cũng áo dài khăn đóng như ngày nào. Hình ảnh này làm tôi nhớ lại bài thơ "Ông đồ" của thi sĩ Vũ Hồng Liên mà tôi có học khi học trung học. Khi tôi còn nhỏ ta không biết ất giáp mấy chữ nho mà mấy ông đồ viết có nghĩa là gì? Sau này tìm hiểu ra tôi mới biết đó là những câu chúc Tết cho người ta.
Nếu ở ngoài cửa ngỏ hay hiên nhà những câu đối có thể là:
Vạn lý dương hòa xuân hữu cước
Nhất niên quang cánh nguyệt đương đầu.
có nghĩa là
(Muôn dặm khí dương hoà xuân đã đến nơi
Quang cảnh suốt cả năm không bao giờ đẹp bằng tháng đầu năm).
Nếu ngoài hiên nhà:
Yến báo trùng môn hỉ
Oanh ca đại địa xuân.
có nghĩa là
(Chim yến kêu báo tin mừng ngoài cửa
Chim oanh hót mùa xuân đến khắp nơi).
Thiên tăng tuế nguyệt, nhân tăng thọ
Xuân mãn càn khôn phúc mãn đường.
có nghĩa là
(Trời thêm năm tháng, người thêm tuổi thọ.
Xuân đầy cả trời đất, phúc đầy nhà). :
Chúc cho khắp hết ở trong đời
Vua, quan, sĩ, thứ, người muôn nước.
Sao được cho ra cái giống người ...
TNPA