Làm thế nào một người trở thành vô thần? Mối liên hệ giữa một người với người cha ruột thịt có ảnh hưởng đến mối liên hệ với người cha thiên thượng không? Đó Là một vài câu hỏi được nêu lên trong bài viết này.
Trong một cuốn sách có tựa đề "Đức tin của những người không cha" (Faith of the Fatherless), tác giả Paul Vitz nêu lên thắc mắc có phải yếu tố tâm lý của một người đóng một vai trò trong niềm tin vào Thượng Đế. Paul Vitz là một nhà tâm lý và cũng là một người vô thần cho đến khi ông ngoài ba mươi tuổi. Dầu sao đi nữa, các nhà tâm lý vô tôn giáo từng cho rằng đặt niềm tin vào Thượng Đế chẳng qua chỉ là thành tựa mong ước trẻ con. Tiến sĩ Vitz đặt câu hỏi nếu vai trò đảo ngược, có phải những người vô thần đang bị thu hút vào những mong ước không thành tựu một cách vô tình.
Sau khi nghiên cứu cuộc đời của hơn hàng chục nhân vật vô thần nỗi tiếng và có ảnh hưởng lớn trên thế giới, Tiến Sĩ Vitz khám phá ra một khuôn mẩu chung cho các nhân vật này. Mối liên hệ của họ với người cha ruột có sự thiếu sót vì người cha hoặc bị chết, lăng mạ hay bôi nhục họ, yếu đuối, hay bỏ rơi con cái. Khi Tiến Sỉ Vitz nghiên cứu cuộc đời của những người có ảnh hưởng lớn trên thế giới nhưng tin Chúa cùng thời với những người vô thần, ông nhận thấy những người này hưởng được một tình cha con nồng thấm đầy yêu thương với người cha ruột (hay với người đóng vai trò người cha của họ trong trường họp người cha qua đời.)
Một dẫn dụ là triết gia vô thần người Đức Friedrich Nietzche có một người cha là mục sư, nhưng cha ông qua đời khi ông chưa tới năm tuổi. Một nhà viết tiểu sử ghi nhận rằng Nietzche gắn bó với cha ruột của mình, và việc cha ông qua đời là một cơn khủng hoảng sâu đậm trong cuộc đời ông. Tiến sĩ Vitz viết Nietzche có một phản ứng dữ dội, tri thức, và nam nhi phản lại cái chết của người cha xấu số, và lại là cơ đốc nhân gương mẫu. Friedrich Nietzche được nỗi tiếng là triết gia từng tuyên bố, "Thượng Đế Đã Chết." Có thể nói rằng việc ông chối bỏ Thượng Đế và Cơ Đốc Giáo là "chối bỏ sự thiếu thốn tình yêu ruột thịt của cha mình."
Ngược lại với Nietzche là cuộc đời của Blaise Pascal. Nhà toán học nỗi tiếng này và cũng là triết gia cơ đốc sống một thời gian ở Ba Lê, vào lúc có một phong trào nghi ngờ về tôn giáo. Tuy nhiên ông viết Les Pensées (Tư Tưởng), một áng văn mạnh bạo và phong phú để bênh vực Cơ Đốc Giáo, và cũng để đả phá phái hồ nghi. Cha của Pascal, ông Etienne, là một thẩm phán và cũng là một nhà toán học đầy khả năng. Ông ta được tiếng là người nhân hậu và cũng rất sùng đạo. Mẹ của Pascal mất khi Blaise Pascal mới có ba tuổi, vì lý do đó cha của Pascal rời bỏ việc hành nghề tư pháp để dạy dỗ Blaise Pascal và các chị ở nhà.
Ở đây chúng ta có thể nhận định sự liên hệ chặt chẽ giữa mối liên hệ với người cha sanh thành và người cha thiên thượng. Dầu hoàn cảnh gia đình như thế nào, chúng ta cũng phải chịu trách nhiệm cho những lựa chọn của chúng ta. Lớn lên trong một gia đình thiếu tình thương trong gia đình không phải là lý do để chúng ta chối bỏ Chúa, nhưng nó có giải thích tại sao một số người chối bỏ Thượng Đế. Đây có lẻ là ảnh hưởng tâm lý để họ hướng về vô thần.
Mối Liên Hệ Cha Con Của Những Người Vô Thần
Nietzche và Freud
Friedrich Nietzche là một triết gia gây ảnh hưởng đến nhiều người từ Aldoph Hitler cho đến những người bắn giết ở Columbine cách đây mấy năm. Cha ông là một mục sư Lutheran nhưng qua đời vì bệnh đau màng óc khi ông Nietzche chưa đầy năm tuổi. Ông thường nhắc tới người cha khả kính, và là một mất mát lớn lao trong đời ông, làm cho ông không bao giờ bôi xóa được. Một nhà viết tiểu sử nhận định rằng ông Nietzche gắn liến với cha mình đến nỗi việc mất mát cha gây một hố sâu thẩm trong đáy lòng ông.
Có lẽ ông liên kết những yếu đuối cũng như cơn bệnh hoạn của cha mình với người cha thiên thượng. Lý do chánh ông Nietzche đả kích Cơ Đốc Giáo là thiếu vắng hay theo quan điểm của ông là chối bỏ một "động lực mạnh bạo của cuộc đời." Thượng Đế của ông Nietzche chọn lựa là Dionysius, một loại tà giáo thiên về cường lực. Cho nên có thể nói rằng việc Nietzche chối bỏ Thượng Đế và Cơ Đốc Giáo là một sự biểu lộ việc ông "chối bỏ những nhược điểm của cha ông."
Triết lý chánh của ông Nietzche là nhấn mạnh đến một "siêu nhân" cùng với việc bôi nhọ phụ nữ. Nhưng việc đi tìm tánh nam nhi của Nietzche bị tay thống trị của bà mẹ và những phụ nữ trong một gia đình cơ đốc. Tiến sỉ Vitz cho rằng, "điều không ngạc nhiên là theo Nitzche luân lý của Cơ Đốc Giáo là dành cho phụ nữ." Tiến sỉ Vitz kết luận rằng Nietzche có một quan điểm mạnh bạo, tri thức và nam tánh phản ứng lại hình ảnh người cha đáng yêu, đáng kính trọng và đáng thán phục nhưng lại quá bệnh hoạn và quá yếu ớt."
Sigmund Freud rất ghét người cha Do Thái của mình, người cha quá tồi tệ không chăm sóc nuôi nấng gia đình được. Sau này khi lớn lên Freud viết hai bức thư nói rằng cha ông là một người gian dâm đồi trụy, và vì lý do đó con cái của ông phải chịu khổ. Tiến sỉ Vitz tin rằng câu trả lời cho việc phức tạp của Freud, việc đặt nền tảng vào việc ghét cay ghét đắng người cha của mình là trung tâm điểm của ngành tâm lý mà ông khởi xướng, là việc biểu lộ một cách mạnh bạo nhưng vô ý thức thái độ thù nghịch và sự chối bỏ người cha sanh thành của mình." Cha ông tham dự vào phái cải chánh của Do Thái Giáo nhưng lại là một người yếu đuối, thụ động và đấm chìm trong sự dâm đảng. Ông Freud chối bỏ Thượng Đế và Do Thái Giáo nối liền với việc ông chối bỏ người cha ruột của mình.
Cả ông Nietzche và ông Freud chứng minh mối liên hệ giữa thái độ của chúng ta về người cha sanh thành và người cha thiên thượng, Cả hai trường họp cho thấy có một yếu tố tâm lý cho việc họ đắm chìm vào khuynh hướng vô thần.
Bertrand Russell và David Hume
Bertrand Russell là một trong những người vô thần nỗi tiếng của thế kỷ vừa qua. Cả cha lẫn mẹ của Russell sống bên bờ của đường lối chính trị cấp tiến. Cha của ông qua đời khi ông mới có bốn tuổi và hai năm sau mẹ của ông qua đời. Sau đó ông được bà nội ông nuôi dưỡng. Bà là người nghiêm khắc lại cục nịch, được nỗi tiếng là "bóng đêm chết chóc." Bà được sanh ra trong một gia đình Ái nhĩ lan theo phái Trưởng lảo, nhưng nhân cách lại là người Thanh giáo khắc khe.
Con gái của ông Russell tên là Katherine ghi nhận rằng đức tin thiếu niềm vui của bà nội là hình ảnh duy nhất mà ông Russell nhận thấy về Cơ Đốc Giáo." Cái đức tin khổ hạnh này dạy rằng "cuộc đời trên thế gian này chẳng qua là thử thách u sầu cho hạnh phúc trong tương lai." Katherine kết luận rằng, "cha tôi quăng cái niềm tin không lành mạnh này qua cửa sổ."
Tiến sỉ Vitz nhấn mạnh rằng hình ảnh cha mẹ khác của ông Russell là hàng loạt những người giữ trẻ mà Russell trở nên khắn khít. Khi một trong những người giữ trẻ này nghỉ việc, cậu bé Bertrand mới mười một tuổi mang một mối sầu không nguôi. Chằng bao lâu Bertrand tìm cách chạy trốn sự buồn nảo của mình bằng cách đắm chìm vào việc làm con mọt sách.
Sau những năm niên thiếu mất mát tình yêu thương và sau những năm sống cô đơn ở nhà với những thầy dạy kèm, Russell diễn tả tâm trạng của mình như sau: "Cái cảm tưởng sâu xa trong lòng tôi là luôn luôn ở trong sự cô đơn và không tìm thấy ở tha nhân một điều nào cho tình bạn hữu...Biển cả, sao trời, gió đêm ở những nơi vắng vẻ có ý nghĩa cho tôi hơn tha nhân dầu tôi rất yêu họ, và tôi ý thức rằng cái tình con người theo tôi ở sau cùng trong việc trù tính để tránh thoát cái trống rổng trong việc tìm kiếm Thượng Đế."
Một người vô thần nỗi tiếng khác là David Hume. Ông được sanh ra trong một gia đình danh giá và giàu sang. Ông dường như có liên hệ tốt đẹp với mẹ của ông cũng như anh chị của ông. Ông được nuôi dưỡng trong một gia đình Ái Nhỉ Lan theo phái Trưởng Lảo nhưng khi lớn lên ông từ bỏ niềm tin của mình và lăng mình vào việc viết văn với những đề tài liên quan đến tôn giáo.
Giống như những người vô thần đã được nêu lên trên, David Hume thuộc đúng vào cùng một loại. Cha của ông qua đời khi ông mới hai tuổi. Tiểu sử về cuộc đời ông nói rằng ông không có một người trong dòng bà con hay người bạn của gia đình đóng giai trò người cha cho ông. Và David Hume được nỗi tiếng là người không có niềm tin tôn giáo và bỏ hết thời giờ nêu lên những tranh luận nghi ngờ chống lại tôn giáo dưới mọi hình thức.
Một lần nữa cả Bertrand Russell và David Hume chứng minh mối liên hệ giữa thái độ của chúng ta với cha ruột và Cha thiên thượng. Trong mỗi trường họp, yếu tố tâm lý là một phần trong việc đắm chìm của họ vào khuynh hướng vô thần.
Sartre, Voltaire, và Feuerbach
Jean-Paul Sartre là một trong những người vô thần nỗi tiếng của thế kỷ vừa qua. Cha ông qua đời khi ông mới mươì lăm tháng. Cậu bé Jean-Paul Sartre và mẹ phải sống chung với ông bà nội và mẹ con trở nên khắn khích gần gũi. Bà mẹ tập trung mọi nỗ lực vào đứa con trai cho đến khi bà tái giá vào năm Sartre được mười hai tuổi. Cái tình mẹ con thơ mộng và tạm lấp vào khoảng trống thiếu cha của Sartre trong thời niên thiếu không con nữa, Sartre trở nên bướng bỉnh chống nghịch lại người cha kế.
Trong thời thơ ấu, khi cha của Sartre qua đời, ông nội của Sartre là một người lạnh lùng và xa cách, và rồi khi mẹ tái giá, người cha kế đã cưới mất người mẹ đáng yêu của Sartre. Trong cái tuổi thanh niên, Sartre tự đi đến kết luận là "Bạn có biết không, Thượng Đế không có hiện hữu." Các nhà bình luận ghi nhận rằng Sartre bị ám ảnh với khao khát tình cha con suốt cuộc đời ông và không bao giờ xua đuổi được mặc cảm thiếu cha. Tiến sĩ Vitz đi đến kết luận rằng "sự thiếu cha của Sartre là một thực tế phủ phàng mà Sartre cố gắng suốt đời để từ chối sự mất mát đó, và khởi xướng một triết lý sống với sự vắng mặt của người cha và của Thượng Đế là khởi điểm cho một cuộc sống theo Sartre "tốt đẹp và thật."
Một triết gia khác trong thời đại Ánh Sáng hay hưởng thụ của nước Pháp ghét cha của mình đến nỗi ông đổi tên từ Arouet sang Voltaire. Hai cha con xung đột với nhau không ngừng. Có lúc cha của Voltaire quá tức tối với đứa con mê văn chương thay vì theo học luật, ông cho phép đứa con bị bỏ vào tù và rồi lưu đầy sang Tây Ấn." Voltaire không phải là người theo phái vô thần hoàn toàn, nhưng ông tin vào một Thượng Đế không thèm đếm xỉa gì với công việc của nhân loại.
Một dẫn dụ là triết gia vô thần người Đức Friedrich Nietzche có một người cha là mục sư, nhưng cha ông qua đời khi ông chưa tới năm tuổi. Một nhà viết tiểu sử ghi nhận rằng Nietzche gắn bó với cha ruột của mình, và việc cha ông qua đời là một cơn khủng hoảng sâu đậm trong cuộc đời ông. Tiến sĩ Vitz viết Nietzche có một phản ứng dữ dội, tri thức, và nam nhi phản lại cái chết của người cha xấu số, và lại là cơ đốc nhân gương mẫu. Friedrich Nietzche được nỗi tiếng là triết gia từng tuyên bố, "Thượng Đế Đã Chết." Có thể nói rằng việc ông chối bỏ Thượng Đế và Cơ Đốc Giáo là "chối bỏ sự thiếu thốn tình yêu ruột thịt của cha mình."
Ngược lại với Nietzche là cuộc đời của Blaise Pascal. Nhà toán học nỗi tiếng này và cũng là triết gia cơ đốc sống một thời gian ở Ba Lê, vào lúc có một phong trào nghi ngờ về tôn giáo. Tuy nhiên ông viết Les Pensées (Tư Tưởng), một áng văn mạnh bạo và phong phú để bênh vực Cơ Đốc Giáo, và cũng để đả phá phái hồ nghi. Cha của Pascal, ông Etienne, là một thẩm phán và cũng là một nhà toán học đầy khả năng. Ông ta được tiếng là người nhân hậu và cũng rất sùng đạo. Mẹ của Pascal mất khi Blaise Pascal mới có ba tuổi, vì lý do đó cha của Pascal rời bỏ việc hành nghề tư pháp để dạy dỗ Blaise Pascal và các chị ở nhà.
Ở đây chúng ta có thể nhận định sự liên hệ chặt chẽ giữa mối liên hệ với người cha sanh thành và người cha thiên thượng. Dầu hoàn cảnh gia đình như thế nào, chúng ta cũng phải chịu trách nhiệm cho những lựa chọn của chúng ta. Lớn lên trong một gia đình thiếu tình thương trong gia đình không phải là lý do để chúng ta chối bỏ Chúa, nhưng nó có giải thích tại sao một số người chối bỏ Thượng Đế. Đây có lẻ là ảnh hưởng tâm lý để họ hướng về vô thần.
Mối Liên Hệ Cha Con Của Những Người Vô Thần
Nietzche và Freud
Friedrich Nietzche là một triết gia gây ảnh hưởng đến nhiều người từ Aldoph Hitler cho đến những người bắn giết ở Columbine cách đây mấy năm. Cha ông là một mục sư Lutheran nhưng qua đời vì bệnh đau màng óc khi ông Nietzche chưa đầy năm tuổi. Ông thường nhắc tới người cha khả kính, và là một mất mát lớn lao trong đời ông, làm cho ông không bao giờ bôi xóa được. Một nhà viết tiểu sử nhận định rằng ông Nietzche gắn liến với cha mình đến nỗi việc mất mát cha gây một hố sâu thẩm trong đáy lòng ông.
Có lẽ ông liên kết những yếu đuối cũng như cơn bệnh hoạn của cha mình với người cha thiên thượng. Lý do chánh ông Nietzche đả kích Cơ Đốc Giáo là thiếu vắng hay theo quan điểm của ông là chối bỏ một "động lực mạnh bạo của cuộc đời." Thượng Đế của ông Nietzche chọn lựa là Dionysius, một loại tà giáo thiên về cường lực. Cho nên có thể nói rằng việc Nietzche chối bỏ Thượng Đế và Cơ Đốc Giáo là một sự biểu lộ việc ông "chối bỏ những nhược điểm của cha ông."
Triết lý chánh của ông Nietzche là nhấn mạnh đến một "siêu nhân" cùng với việc bôi nhọ phụ nữ. Nhưng việc đi tìm tánh nam nhi của Nietzche bị tay thống trị của bà mẹ và những phụ nữ trong một gia đình cơ đốc. Tiến sỉ Vitz cho rằng, "điều không ngạc nhiên là theo Nitzche luân lý của Cơ Đốc Giáo là dành cho phụ nữ." Tiến sỉ Vitz kết luận rằng Nietzche có một quan điểm mạnh bạo, tri thức và nam tánh phản ứng lại hình ảnh người cha đáng yêu, đáng kính trọng và đáng thán phục nhưng lại quá bệnh hoạn và quá yếu ớt."
Sigmund Freud rất ghét người cha Do Thái của mình, người cha quá tồi tệ không chăm sóc nuôi nấng gia đình được. Sau này khi lớn lên Freud viết hai bức thư nói rằng cha ông là một người gian dâm đồi trụy, và vì lý do đó con cái của ông phải chịu khổ. Tiến sỉ Vitz tin rằng câu trả lời cho việc phức tạp của Freud, việc đặt nền tảng vào việc ghét cay ghét đắng người cha của mình là trung tâm điểm của ngành tâm lý mà ông khởi xướng, là việc biểu lộ một cách mạnh bạo nhưng vô ý thức thái độ thù nghịch và sự chối bỏ người cha sanh thành của mình." Cha ông tham dự vào phái cải chánh của Do Thái Giáo nhưng lại là một người yếu đuối, thụ động và đấm chìm trong sự dâm đảng. Ông Freud chối bỏ Thượng Đế và Do Thái Giáo nối liền với việc ông chối bỏ người cha ruột của mình.
Cả ông Nietzche và ông Freud chứng minh mối liên hệ giữa thái độ của chúng ta về người cha sanh thành và người cha thiên thượng, Cả hai trường họp cho thấy có một yếu tố tâm lý cho việc họ đắm chìm vào khuynh hướng vô thần.
Bertrand Russell và David Hume
Bertrand Russell là một trong những người vô thần nỗi tiếng của thế kỷ vừa qua. Cả cha lẫn mẹ của Russell sống bên bờ của đường lối chính trị cấp tiến. Cha của ông qua đời khi ông mới có bốn tuổi và hai năm sau mẹ của ông qua đời. Sau đó ông được bà nội ông nuôi dưỡng. Bà là người nghiêm khắc lại cục nịch, được nỗi tiếng là "bóng đêm chết chóc." Bà được sanh ra trong một gia đình Ái nhĩ lan theo phái Trưởng lảo, nhưng nhân cách lại là người Thanh giáo khắc khe.
Con gái của ông Russell tên là Katherine ghi nhận rằng đức tin thiếu niềm vui của bà nội là hình ảnh duy nhất mà ông Russell nhận thấy về Cơ Đốc Giáo." Cái đức tin khổ hạnh này dạy rằng "cuộc đời trên thế gian này chẳng qua là thử thách u sầu cho hạnh phúc trong tương lai." Katherine kết luận rằng, "cha tôi quăng cái niềm tin không lành mạnh này qua cửa sổ."
Tiến sỉ Vitz nhấn mạnh rằng hình ảnh cha mẹ khác của ông Russell là hàng loạt những người giữ trẻ mà Russell trở nên khắn khít. Khi một trong những người giữ trẻ này nghỉ việc, cậu bé Bertrand mới mười một tuổi mang một mối sầu không nguôi. Chằng bao lâu Bertrand tìm cách chạy trốn sự buồn nảo của mình bằng cách đắm chìm vào việc làm con mọt sách.
Sau những năm niên thiếu mất mát tình yêu thương và sau những năm sống cô đơn ở nhà với những thầy dạy kèm, Russell diễn tả tâm trạng của mình như sau: "Cái cảm tưởng sâu xa trong lòng tôi là luôn luôn ở trong sự cô đơn và không tìm thấy ở tha nhân một điều nào cho tình bạn hữu...Biển cả, sao trời, gió đêm ở những nơi vắng vẻ có ý nghĩa cho tôi hơn tha nhân dầu tôi rất yêu họ, và tôi ý thức rằng cái tình con người theo tôi ở sau cùng trong việc trù tính để tránh thoát cái trống rổng trong việc tìm kiếm Thượng Đế."
Một người vô thần nỗi tiếng khác là David Hume. Ông được sanh ra trong một gia đình danh giá và giàu sang. Ông dường như có liên hệ tốt đẹp với mẹ của ông cũng như anh chị của ông. Ông được nuôi dưỡng trong một gia đình Ái Nhỉ Lan theo phái Trưởng Lảo nhưng khi lớn lên ông từ bỏ niềm tin của mình và lăng mình vào việc viết văn với những đề tài liên quan đến tôn giáo.
Giống như những người vô thần đã được nêu lên trên, David Hume thuộc đúng vào cùng một loại. Cha của ông qua đời khi ông mới hai tuổi. Tiểu sử về cuộc đời ông nói rằng ông không có một người trong dòng bà con hay người bạn của gia đình đóng giai trò người cha cho ông. Và David Hume được nỗi tiếng là người không có niềm tin tôn giáo và bỏ hết thời giờ nêu lên những tranh luận nghi ngờ chống lại tôn giáo dưới mọi hình thức.
Một lần nữa cả Bertrand Russell và David Hume chứng minh mối liên hệ giữa thái độ của chúng ta với cha ruột và Cha thiên thượng. Trong mỗi trường họp, yếu tố tâm lý là một phần trong việc đắm chìm của họ vào khuynh hướng vô thần.
Sartre, Voltaire, và Feuerbach
Jean-Paul Sartre là một trong những người vô thần nỗi tiếng của thế kỷ vừa qua. Cha ông qua đời khi ông mới mươì lăm tháng. Cậu bé Jean-Paul Sartre và mẹ phải sống chung với ông bà nội và mẹ con trở nên khắn khích gần gũi. Bà mẹ tập trung mọi nỗ lực vào đứa con trai cho đến khi bà tái giá vào năm Sartre được mười hai tuổi. Cái tình mẹ con thơ mộng và tạm lấp vào khoảng trống thiếu cha của Sartre trong thời niên thiếu không con nữa, Sartre trở nên bướng bỉnh chống nghịch lại người cha kế.
Trong thời thơ ấu, khi cha của Sartre qua đời, ông nội của Sartre là một người lạnh lùng và xa cách, và rồi khi mẹ tái giá, người cha kế đã cưới mất người mẹ đáng yêu của Sartre. Trong cái tuổi thanh niên, Sartre tự đi đến kết luận là "Bạn có biết không, Thượng Đế không có hiện hữu." Các nhà bình luận ghi nhận rằng Sartre bị ám ảnh với khao khát tình cha con suốt cuộc đời ông và không bao giờ xua đuổi được mặc cảm thiếu cha. Tiến sĩ Vitz đi đến kết luận rằng "sự thiếu cha của Sartre là một thực tế phủ phàng mà Sartre cố gắng suốt đời để từ chối sự mất mát đó, và khởi xướng một triết lý sống với sự vắng mặt của người cha và của Thượng Đế là khởi điểm cho một cuộc sống theo Sartre "tốt đẹp và thật."
Một triết gia khác trong thời đại Ánh Sáng hay hưởng thụ của nước Pháp ghét cha của mình đến nỗi ông đổi tên từ Arouet sang Voltaire. Hai cha con xung đột với nhau không ngừng. Có lúc cha của Voltaire quá tức tối với đứa con mê văn chương thay vì theo học luật, ông cho phép đứa con bị bỏ vào tù và rồi lưu đầy sang Tây Ấn." Voltaire không phải là người theo phái vô thần hoàn toàn, nhưng ông tin vào một Thượng Đế không thèm đếm xỉa gì với công việc của nhân loại.
Ông mạnh bạo đả kích tôn giáo, nhất là Cơ Đốc Giáo vì Cơ Đốc Giáo tin vào một Thượng Đế thân thiết chú tâm vào công việc của nhân loại.
Ludwig Feuerbach là một người vô thần nổi tiếng người Đức, được sanh ra trong một gia đình thanh danh và đầy tài năng. Cha của ông là một luật gia nổi tiếng nhưng khó tính và cố chấp với bạn bè và gia đình. Một thảm cảnh xảy ra trong cuộc đời của Ludwig là cha của ông ngoại tình với mẹ của một người bạn. Họ sống chung với nhau ở một thành phố lân cận và có một con. Cha của ông công khai từ bỏ gia đình, và hậu quả là khi Feuerbach lớn lên, ông từ bỏ tôn giáo hay nói đúng hơn Cơ Đốc Giáo. Một phê bình gia nổi tiếng nói rằng Feuerbach chống đối Cơ Đốc Giáo đến nổi ông được gọi là AntiChrist nếu thế giới đi đến chỗ tận thế lúc đó.
Một lần nữa cuộc đời của những nhân vật này chứng minh mối liên hệ giữa việc vô thần và tình cha con.
Mối Liên Hệ Cha Con Của Những Người Hữu Thần
Edmund Burke và William Wilberforce
Nhà ngoại giao nước Anh Edmund Burke được kể là nhà sáng lập tư tưởng chính trị bảo thủ hiện đại. Ông được ông nội nuôi nấng và được ba người chú yêu mến. Sau này khi lớn lên, ông viết về ông chú Garret như sau "chú Garret là một trong những người hoàn toàn nhất mà ông được biết, chú lúc nào cũng tỏ ra chính trực, quang minh, và luôn chứng tỏ niềm tin và đạo đức chân thật nhất."
Những bài viết của ông hoàn toàn trái ngược lại với khuynh hướng cấp tiến của cuộc Cách Mạng Pháp đương thời. Một trong những bài bác dữ dội của ông với cuộc Cách Mạng Pháp là tácn cách chống đối tôn giáo của nó: "Chúng ta không theo tôn giáo của Rousseau; chúng ta không phải là môn đồ của Voltaire; cũng như Helvetius không làm cho chúng ta thăng tiến hơn. Những kẻ vô thần không đưọc làm thầy giảng cho chúng ta." Theo ông Burke, Thượng Đế và niềm tin tôn giáo là cột trụ cho sự công chính và quân bình trong xã hội.
William Wilberforce là một chính trị gia nước Anh và là người chủ trương bãi bỏ chế độ nô lệ. Cha của ông qua đời khi ông mới chín tuổi, và ông đến sống với người cô và người chú. Ông rất gần gũi khắn khít với người chú và với John Newton, người thường thăm viếng ông. Newton trước đó là lái buôn nô lệ nhưng tiếp nhận Đấng Christ và có một cuộc đời đổi mới; ông viết bài thánh ca "Ân Điển Diệu Kỳ" (Amazing Grace) Wilberforce được nghe những câu chuyện kinh rợn về việc buôn nô lệ từ những câu chuyện do Newton kể và từ những bài giảng, "ngay cả kính trọng Newton như một ngưòi cha khi còn nhỏ." Wilberforce là một cơ đốc nhân gương mẩu, được đắc cử vào vào nghị viện Anh, và phục vụ ở đó hằng nhiều năm; ông khéo léo và thành công trong việc bãi bỏ chế độ nô lệ bên Anh Quốc.
Như đã nói ở trên, Blaise Pascal là một nhà toán học nỗi tiếng, và là một triết gia cơ đốc. Ông được sự chăm sóc tận tụy gắn bó của người cha khi còn nhỏ. Khi lớn lên, Pascal trở thành người trình bày nhản quan của Cơ Đốc Nhân trong đời sống một cách sâu sắc vào thời kỳ mà sự nghi ngờ về tôn giáo lan tràn bên Pháp.
Những phân tách kể trên về những nhân vật vô thần và hữu thần trong lịch sử cho thấy những người vô thần bị mất mác về tình cha con bằng cách này hay cách khác, trong khi đó những vĩ nhân hữu thần có được một tình cha con hoặc với người thay thế cha mình một cách đầm ấm, thân thiết, và gắn bó. Mong rằng bài viết này sẽ giúp quý độc giả và thính giả những chi tiếc cần thiết khi bạn găp một người vô thần để làm chứng cho họ về người Cha Thiên Thượng đầy yêu thương.
Ludwig Feuerbach là một người vô thần nổi tiếng người Đức, được sanh ra trong một gia đình thanh danh và đầy tài năng. Cha của ông là một luật gia nổi tiếng nhưng khó tính và cố chấp với bạn bè và gia đình. Một thảm cảnh xảy ra trong cuộc đời của Ludwig là cha của ông ngoại tình với mẹ của một người bạn. Họ sống chung với nhau ở một thành phố lân cận và có một con. Cha của ông công khai từ bỏ gia đình, và hậu quả là khi Feuerbach lớn lên, ông từ bỏ tôn giáo hay nói đúng hơn Cơ Đốc Giáo. Một phê bình gia nổi tiếng nói rằng Feuerbach chống đối Cơ Đốc Giáo đến nổi ông được gọi là AntiChrist nếu thế giới đi đến chỗ tận thế lúc đó.
Một lần nữa cuộc đời của những nhân vật này chứng minh mối liên hệ giữa việc vô thần và tình cha con.
Mối Liên Hệ Cha Con Của Những Người Hữu Thần
Edmund Burke và William Wilberforce
Nhà ngoại giao nước Anh Edmund Burke được kể là nhà sáng lập tư tưởng chính trị bảo thủ hiện đại. Ông được ông nội nuôi nấng và được ba người chú yêu mến. Sau này khi lớn lên, ông viết về ông chú Garret như sau "chú Garret là một trong những người hoàn toàn nhất mà ông được biết, chú lúc nào cũng tỏ ra chính trực, quang minh, và luôn chứng tỏ niềm tin và đạo đức chân thật nhất."
Những bài viết của ông hoàn toàn trái ngược lại với khuynh hướng cấp tiến của cuộc Cách Mạng Pháp đương thời. Một trong những bài bác dữ dội của ông với cuộc Cách Mạng Pháp là tácn cách chống đối tôn giáo của nó: "Chúng ta không theo tôn giáo của Rousseau; chúng ta không phải là môn đồ của Voltaire; cũng như Helvetius không làm cho chúng ta thăng tiến hơn. Những kẻ vô thần không đưọc làm thầy giảng cho chúng ta." Theo ông Burke, Thượng Đế và niềm tin tôn giáo là cột trụ cho sự công chính và quân bình trong xã hội.
William Wilberforce là một chính trị gia nước Anh và là người chủ trương bãi bỏ chế độ nô lệ. Cha của ông qua đời khi ông mới chín tuổi, và ông đến sống với người cô và người chú. Ông rất gần gũi khắn khít với người chú và với John Newton, người thường thăm viếng ông. Newton trước đó là lái buôn nô lệ nhưng tiếp nhận Đấng Christ và có một cuộc đời đổi mới; ông viết bài thánh ca "Ân Điển Diệu Kỳ" (Amazing Grace) Wilberforce được nghe những câu chuyện kinh rợn về việc buôn nô lệ từ những câu chuyện do Newton kể và từ những bài giảng, "ngay cả kính trọng Newton như một ngưòi cha khi còn nhỏ." Wilberforce là một cơ đốc nhân gương mẩu, được đắc cử vào vào nghị viện Anh, và phục vụ ở đó hằng nhiều năm; ông khéo léo và thành công trong việc bãi bỏ chế độ nô lệ bên Anh Quốc.
Như đã nói ở trên, Blaise Pascal là một nhà toán học nỗi tiếng, và là một triết gia cơ đốc. Ông được sự chăm sóc tận tụy gắn bó của người cha khi còn nhỏ. Khi lớn lên, Pascal trở thành người trình bày nhản quan của Cơ Đốc Nhân trong đời sống một cách sâu sắc vào thời kỳ mà sự nghi ngờ về tôn giáo lan tràn bên Pháp.
Những phân tách kể trên về những nhân vật vô thần và hữu thần trong lịch sử cho thấy những người vô thần bị mất mác về tình cha con bằng cách này hay cách khác, trong khi đó những vĩ nhân hữu thần có được một tình cha con hoặc với người thay thế cha mình một cách đầm ấm, thân thiết, và gắn bó. Mong rằng bài viết này sẽ giúp quý độc giả và thính giả những chi tiếc cần thiết khi bạn găp một người vô thần để làm chứng cho họ về người Cha Thiên Thượng đầy yêu thương.