Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Wednesday, November 7, 2012

Từ Ma Thuật Đến Christ -2


Người Khách Lạ

Một trong những công việc của tôi là cắt bánh mì cho mỗi bữa ăn tối. Tôi nghĩ rằng đây là một trong những công việc mà ít nhất tôi có thể làm được. Tại sao? Vì tôi đã chẳng từng phân chia hàng trăm miếng bánh mì cho các đứa em đói bụng của tôi sao? Cắt xong những miếng bánh mì, tôi để riêng dĩa. Bà chủ đến, đôi chân mày dựng ngược lên vì kinh ngạc. Bà nhìn đống bánh mì rồi hỏi: “Em gọi đó là cái thứ gì trên thế gian này chứ?”. Tôi mau mắn “Dĩ nhiên đó là bánh mì, chứ còn gọi là thứ gì nữa? Bà muốn nói nó là thứ gì ạ?”. Tôi lo lắng không biết tại sao bà chủ lại không thích đống bánh mì tôi vừa cắt đó. _“Nè, Đo-rinh (Doreen), tôi sẽ dạy em cắt bánh mì như thế nào. Bỏ những miếng bánh mì vụn này đi!”. Đến phiên tôi kinh ngạc: “Bà nói bỏ những miếng bánh mì này à? Em sẽ đem về cho mấy đứa em của em ăn”. Bà chủ bực mình nhìn tôi, nhưng bà không nói gì cả. Còn bà bếp thì đứng phía sau cố gắng bụm miệng để khỏi bật cười thành tiếng trong lúc tôi đang chú ý cách cắt bánh mì mà bà chủ dạy.


Trong khi chưa thành công với những công việc đầu tiên, tôi đã bắt đầu suy nghĩ đến những công việc trong tương lai. Tôi thật muốn học nhưng coi bộ khó học quá với những rắc rối luôn luôn cặp theo. Bà chủ bảo tôi lau bóng đèn nền nhà khách. Bà đã dặn kỹ tôi phải làm thế nào. Tôi đem dụng cụ ra, làm thật lẹ làng. Chẳng bao lâu tôi biến phòng khác đầy nước và xà-phòng, vừa khi bà chủ khám phá ra thì nước đã ngập đến tấm thảm mấy rồi. Tuy nhiên, bà chủ vẫn dịu dàng: “Đo-rinh (Doreen), như thế này thì nguy quá, em phải lau lại cho khô hết và phải cho sạch bóng”. Tôi buồn buồn: “Bà chủ bảo em phải lau lại tất cả sao? Uổng công em làm từ sáng đến giờ, nếu bà muốn bóng thì tự bà lau lấy có phải hơn không?!”.


Sau cuộc đối thoại giữa bà chủ và cô tớ gái này, tôi thấy bà bếp từ bếp bước lên, liếc nhìn tôi rồi quay đi, bà đã khó lòng giữ cho đừng bật ra tiếng cười. Bà chủ bấy giờ nghiêm nghị: “Em phải làm như lời tôi dặn, Đo-rinh (Doreen), làm như thế này này...”. Tôi im lặng làm theo lời bà chủ dạy, không phản đối nữa.
Xà-phòng bột đối với tôi cũng là một thứ mới lạ nữa. Bà chủ bảo tôi giặt hai cái khăn bàn. Tôi dùng hết nửa bịch bột giặt và nửa chai thuốc giặt. Tôi muốn làm cho cái khăn thật sạch mà. Khỏi phải nói kết quả ra sao rồi: bột và xà-phòng văng tứ tung, còn cái khăn bàn thì phai hết màu. Tuy nhiên, bà chủ không rầy rà tôi mấy. Trái lại, bà và bà bếp rất kiên nhẫn với tôi. Còn tôi, sau mỗi lần sai trật, tôi chạy lên phòng khóc nức nỡ. Một hôm, bà chủ bảo tôi nhóm lửa, tôi mỉm cười đắc thắng: “Lần này, mình sẽ cho bà biết”. Tôi nhanh nhẩu “Bà chủ đưa giùm em cây chích lửa và than, em sẽ chỉ cho bà chủ thấy em làm được mà!”. _“Em phải gọi tôi bằng Bà chứ không phải bằng bà chủ”. “Dạ vâng, em nghe Bà”. Một lần tôi làm lửa cháy bùng lên trong lò sưởi, những bà chủ và bà bếp không biết là tôi đã dập tắt được mặc dầu ngọn lửa có hơi nguy hiểm.
Đời sống ở Cao-lê (Cowley) có lúc vui, có lúc buồn, có lúc khóc, có lúc cười, có lúc thành công nhưng thất bại thì nhiều, nhưng chỉ mới có mấy ngày thôi. Trong nhà, từ ông chủ, bà chủ, đến các người giúp việc chưa có ai gặp một người giúp việc như tôi. Tôi là nguyên nhân của những rầy rà, lo lắng, cảm động, hư hỏng, vui cười...


Bây giờ, tôi được giao cho công việc ở một phòng khác. Tôi lo sợ sẽ làm đổ bể những vật quý giá trong phòng này. Tôi thắc mắc ‘Tại sao họ làm ra nhiều phòng như thế này nhỉ, chẳng bù với nhà mình ở Ớt-xơ-bơ-rít (Uxbridge), chỉ có hai ngăn mà dồn lại cũng chẳng bằng một phòng ở đây. Cuộc sống quả thật khác hẳn ở đây!”.
Bà bếp luôn luôn giúp tôi làm xong công việc nhưng đôi khi tôi cảm thấy lạc lỏng giữa căn phòng rộng lớn này. Tôi nhớ mấy đứa em tôi quá đỗi. Bà bếp đã giúp việc ở đây 8 năm rồi, bà luôn luôn có đôi má hồng, miệng chúm chím. Bà và tôi thường ăn chung với nhau, chúng tôi thường tâm sự với nhau và tôi thường làm cho bà cười. Bà luôn gọn gàng, sạch sẽ, chẳng bù cho tôi mới mặc quần áo có nửa ngày là đã thấy bẩn rồi. Bà chủ hơi thất vọng. Bà bếp thường khuyên tôi cố gắng lên. Tôi cố gắng theo lời khuyên của bà nhưng khó làm quá!


Mở cổng cũng là một vấn đề cho tôi. “Chắc không có gì rắc rối khi bảo nó làm công việc này”. Có lẽ bà chủ nghĩ vậy. Nhưng bà đã lầm. Tôi không thể làm việc gì mà không gây rắc rối được. Một bữa tối kia tôi được bà cho biết là sẽ có khách quý đến, tôi giữ nhiệm vụ mở cửa và lễ phép mời khách vào phòng khách. Nghe tiếng chuông reo, tôi lẹ làng chạy ra cổng. Bà bếp đứng nửa trong nửa ngoài cửa nhà bếp nhìn tôi. Tôi mở cửa nhanh nhẩu “Vào đi!”. “Phải lau chân trước khi bước vô phòng khách đó!”. Hai người khách nhìn tôi rồi bước thẳng vào nhà. Tôi tiếp theo “Đưa áo mưa đây cho tôi để tôi treo nó lên”. Họ làm theo mệnh lệnh của tôi không sót một lời. Tôi chạy đi báo tin cho bà chủ rồi đi thẳng xuống bếp. Tôi ngạc nhiên khi thấy bà bếp cười ngặt ngoẽo, nước mắt chảy cả trên má bà. “Cái gì vậy, Bếp?”. Tôi hỏi. Bà bếp không thể trả lời được. “Con đã làm đúng phải không Bếp?”. Bà bếp lại cười nhiều hơn. Bà chủ xuất hiện. Bà rất giận dữ. Còn tôi, tôi đã làm xong công việc với bản tánh sẵn có của tôi nên không hiểu chi cả. Bà bếp vẫn cười ra nước mắt và đi về phòng bà.


Thứ Ba đến, bà chủ kêu tôi lại và nói: “Bây giờ em được tự do nửa ngày, đi đâu thì đi, tùy ý, nhưng phải có mặt ở đây trước mười giờ tối nay”. Bà cũng trả tiền công cho tôi nữa. “Ồ, cảm ơn bà, cảm ơn bà nhiều lắm”. Tôi chạy về phòng đếm được mười si-linh rưỡi. Chẳng bao giờ tôi có riêng được ngần ấy tiền. Tôi cảm thấy mình như là một bà quận công; rồi tôi nghĩ tại sao không về lại Ớt-xơ-bơ-rít (Uxbridge) để cho người ta biết sự thành công của mình bây giờ nhỉ? Trong bộ quần áo mới, tiền bỏ vào túi, tôi hãnh diện ra ga. Trên đường về nhà, tôi thấy mọi vật khác hẳn, chúng mới hơn, đẹp đẽ hơn... Mới chiều Chúa nhật hôm nào đây, chỉ có mấy ngày thôi, nhưng đối với tôi như cách xa hằng năm.
Tôi mua kẹo cho các em tôi rồi ngồi xuống gọi một ly cà-phê. Tôi có cảm giác mới của con người tự ý thức được việc làm của mình. Thình lình, tôi nghĩ đến thuốc lá. Hút đối với tôi phải không là chuyện lạ vì từ lúc lên tám tuổi, tôi đã lượm những mẫu tàn thuốc của Ba tôi rồi hút lại. Đôi khi tôi còn ăn cắp thuốc trong túi ông để hút nữa. Bây giờ trở về Ớt-xơ-bơ-rít (Uxbridge) thì cơn bệnh cũ lại tái hiện với tôi. Tôi mua một gói thuốc ở quầy rồi rồi trở lại bàn đốt một điếu. Tôi cảm thấy thú vị lắm nhưng không một ai để ý đến hành động của cô bé gái này. Tôi nghĩ thầm: “Mình đã lớn thật rồi mà, mình có quyền làm và đi đâu tùy ý mình thích”.


Rời quán cà-phê tôi rảo bước về nhà, nơi tôi đã trải qua những năm tháng đầy đắng cay. Tôi thấy các em tôi từ đằng xa. Tôi lạ quá đối với chúng đến nỗi tôi phải kêu chúng mấy lần chúng mới nghe. “A ha! Đô (Dor), Đô, Chị Đô về!”. Nét mừng rỡ hiện rõ lên những khuôn mặt ngây thơ. Tôi ôm chúng vào lòng. Mặt đứa nào cũng lem luốc, tóc rối bù... tôi thích thú khi nghe cả bốn đứa cùng kể chuyện một lượt. Tôi cảm thấy tôi yêu chúng hơn là tôi tưởng. Tôi chia kẹo cho chúng rồi chị em nắm tay nhau về nhà. Tất cả con nít trong xóm đều chạy ra mừng chị cả của chúng. Bà con xóm giềng ra trước cửa nhìn con Đo-rinh (Doreen) mới. Tôi dừng lại để nói chuyện với họ về cuộc sống mới của tôi. Tôi là đề tài hấp dẫn nhất cho lối xóm chiều hôm đó. 

Trong khi chưa thành công với những công việc đầu tiên, tôi đã bắt đầu suy nghĩ đến những công việc trong tương lai. Tôi thật muốn học nhưng coi bộ khó học quá với những rắc rối luôn luôn cặp theo. Bà chủ bảo tôi lau bóng đèn nền nhà khách. Bà đã dặn kỹ tôi phải làm thế nào. Tôi đem dụng cụ ra, làm thật lẹ làng. Chẳng bao lâu tôi biến phòng khác đầy nước và xà-phòng, vừa khi bà chủ khám phá ra thì nước đã ngập đến tấm thảm mấy rồi. Tuy nhiên, bà chủ vẫn dịu dàng: “Đo-rinh (Doreen), như thế này thì nguy quá, em phải lau lại cho khô hết và phải cho sạch bóng”. Tôi buồn buồn: “Bà chủ bảo em phải lau lại tất cả sao? Uổng công em làm từ sáng đến giờ, nếu bà muốn bóng thì tự bà lau lấy có phải hơn không?!”.



Sau cuộc đối thoại giữa bà chủ và cô tớ gái này, tôi thấy bà bếp từ bếp bước lên, liếc nhìn tôi rồi quay đi, bà đã khó lòng giữ cho đừng bật ra tiếng cười. Bà chủ bấy giờ nghiêm nghị: “Em phải làm như lời tôi dặn, Đo-rinh (Doreen), làm như thế này này...”. Tôi im lặng làm theo lời bà chủ dạy, không phản đối nữa.

Xà-phòng bột đối với tôi cũng là một thứ mới lạ nữa. Bà chủ bảo tôi giặt hai cái khăn bàn. Tôi dùng hết nửa bịch bột giặt và nửa chai thuốc giặt. Tôi muốn làm cho cái khăn thật sạch mà. Khỏi phải nói kết quả ra sao rồi: bột và xà-phòng văng tứ tung, còn cái khăn bàn thì phai hết màu. Tuy nhiên, bà chủ không rầy rà tôi mấy. Trái lại, bà và bà bếp rất kiên nhẫn với tôi. Còn tôi, sau mỗi lần sai trật, tôi chạy lên phòng khóc nức nỡ. Một hôm, bà chủ bảo tôi nhóm lửa, tôi mỉm cười đắc thắng: “Lần này, mình sẽ cho bà biết”. Tôi nhanh nhẩu “Bà chủ đưa giùm em cây chích lửa và than, em sẽ chỉ cho bà chủ thấy em làm được mà!”. _“Em phải gọi tôi bằng Bà chứ không phải bằng bà chủ”. “Dạ vâng, em nghe Bà”. Một lần tôi làm lửa cháy bùng lên trong lò sưởi, những bà chủ và bà bếp không biết là tôi đã dập tắt được mặc dầu ngọn lửa có hơi nguy hiểm.
Đời sống ở Cao-lê (Cowley) có lúc vui, có lúc buồn, có lúc khóc, có lúc cười, có lúc thành công nhưng thất bại thì nhiều, nhưng chỉ mới có mấy ngày thôi. Trong nhà, từ ông chủ, bà chủ, đến các người giúp việc chưa có ai gặp một người giúp việc như tôi. Tôi là nguyên nhân của những rầy rà, lo lắng, cảm động, hư hỏng, vui cười...



Bây giờ, tôi được giao cho công việc ở một phòng khác. Tôi lo sợ sẽ làm đổ bể những vật quý giá trong phòng này. Tôi thắc mắc ‘Tại sao họ làm ra nhiều phòng như thế này nhỉ, chẳng bù với nhà mình ở Ớt-xơ-bơ-rít (Uxbridge), chỉ có hai ngăn mà dồn lại cũng chẳng bằng một phòng ở đây. Cuộc sống quả thật khác hẳn ở đây!”.
Bà bếp luôn luôn giúp tôi làm xong công việc nhưng đôi khi tôi cảm thấy lạc lỏng giữa căn phòng rộng lớn này. Tôi nhớ mấy đứa em tôi quá đỗi. Bà bếp đã giúp việc ở đây 8 năm rồi, bà luôn luôn có đôi má hồng, miệng chúm chím. Bà và tôi thường ăn chung với nhau, chúng tôi thường tâm sự với nhau và tôi thường làm cho bà cười. Bà luôn gọn gàng, sạch sẽ, chẳng bù cho tôi mới mặc quần áo có nửa ngày là đã thấy bẩn rồi. Bà chủ hơi thất vọng. Bà bếp thường khuyên tôi cố gắng lên. Tôi cố gắng theo lời khuyên của bà nhưng khó làm quá!



Mở cổng cũng là một vấn đề cho tôi. “Chắc không có gì rắc rối khi bảo nó làm công việc này”. Có lẽ bà chủ nghĩ vậy. Nhưng bà đã lầm. Tôi không thể làm việc gì mà không gây rắc rối được. Một bữa tối kia tôi được bà cho biết là sẽ có khách quý đến, tôi giữ nhiệm vụ mở cửa và lễ phép mời khách vào phòng khách. Nghe tiếng chuông reo, tôi lẹ làng chạy ra cổng. Bà bếp đứng nửa trong nửa ngoài cửa nhà bếp nhìn tôi. Tôi mở cửa nhanh nhẩu “Vào đi!”. “Phải lau chân trước khi bước vô phòng khách đó!”. Hai người khách nhìn tôi rồi bước thẳng vào nhà. Tôi tiếp theo “Đưa áo mưa đây cho tôi để tôi treo nó lên”. Họ làm theo mệnh lệnh của tôi không sót một lời. Tôi chạy đi báo tin cho bà chủ rồi đi thẳng xuống bếp. Tôi ngạc nhiên khi thấy bà bếp cười ngặt ngoẽo, nước mắt chảy cả trên má bà. “Cái gì vậy, Bếp?”. Tôi hỏi. Bà bếp không thể trả lời được. “Con đã làm đúng phải không Bếp?”. Bà bếp lại cười nhiều hơn. Bà chủ xuất hiện. Bà rất giận dữ. Còn tôi, tôi đã làm xong công việc với bản tánh sẵn có của tôi nên không hiểu chi cả. Bà bếp vẫn cười ra nước mắt và đi về phòng bà.



Thứ Ba đến, bà chủ kêu tôi lại và nói: “Bây giờ em được tự do nửa ngày, đi đâu thì đi, tùy ý, nhưng phải có mặt ở đây trước mười giờ tối nay”. Bà cũng trả tiền công cho tôi nữa. “Ồ, cảm ơn bà, cảm ơn bà nhiều lắm”. Tôi chạy về phòng đếm được mười si-linh rưỡi. Chẳng bao giờ tôi có riêng được ngần ấy tiền. Tôi cảm thấy mình như là một bà quận công; rồi tôi nghĩ tại sao không về lại Ớt-xơ-bơ-rít (Uxbridge) để cho người ta biết sự thành công của mình bây giờ nhỉ? Trong bộ quần áo mới, tiền bỏ vào túi, tôi hãnh diện ra ga. Trên đường về nhà, tôi thấy mọi vật khác hẳn, chúng mới hơn, đẹp đẽ hơn... Mới chiều Chúa nhật hôm nào đây, chỉ có mấy ngày thôi, nhưng đối với tôi như cách xa hằng năm.



Tôi mua kẹo cho các em tôi rồi ngồi xuống gọi một ly cà-phê. Tôi có cảm giác mới của con người tự ý thức được việc làm của mình. Thình lình, tôi nghĩ đến thuốc lá. Hút đối với tôi phải không là chuyện lạ vì từ lúc lên tám tuổi, tôi đã lượm những mẫu tàn thuốc của Ba tôi rồi hút lại. Đôi khi tôi còn ăn cắp thuốc trong túi ông để hút nữa. Bây giờ trở về Ớt-xơ-bơ-rít (Uxbridge) thì cơn bệnh cũ lại tái hiện với tôi. Tôi mua một gói thuốc ở quầy rồi rồi trở lại bàn đốt một điếu. Tôi cảm thấy thú vị lắm nhưng không một ai để ý đến hành động của cô bé gái này. Tôi nghĩ thầm: “Mình đã lớn thật rồi mà, mình có quyền làm và đi đâu tùy ý mình thích”.



Rời quán cà-phê tôi rảo bước về nhà, nơi tôi đã trải qua những năm tháng đầy đắng cay. Tôi thấy các em tôi từ đằng xa. Tôi lạ quá đối với chúng đến nỗi tôi phải kêu chúng mấy lần chúng mới nghe. “A ha! Đô (Dor), Đô, Chị Đô về!”. Nét mừng rỡ hiện rõ lên những khuôn mặt ngây thơ. Tôi ôm chúng vào lòng. Mặt đứa nào cũng lem luốc, tóc rối bù... tôi thích thú khi nghe cả bốn đứa cùng kể chuyện một lượt. Tôi cảm thấy tôi yêu chúng hơn là tôi tưởng. Tôi chia kẹo cho chúng rồi chị em nắm tay nhau về nhà. Tất cả con nít trong xóm đều chạy ra mừng chị cả của chúng. Bà con xóm giềng ra trước cửa nhìn con Đo-rinh (Doreen) mới. Tôi dừng lại để nói chuyện với họ về cuộc sống mới của tôi. Tôi là đề tài hấp dẫn nhất cho lối xóm chiều hôm đó. 



Bước vào nhà, Ba tôi đi vắng. Mũi Tên Đen không nói một lời. Căn nhà trông tồi tệ hơn trước. Tôi bước ra dạo quanh làng với mấy đứa em và lũ trẻ con như những ngày xưa tôi thường dẫn chúng đi chơi. “chị có đem chúng em đi với không, chị Đô (Dor)? Cho em đi với chị nghe, chị Đô (Dor)?”. Chúng coi như chị chúng có cả vùng đất mới với kho tàng, vựa lẫm không bằng. Cuối cùng, Ba tôi về nhà. Tôi biết rằng tôi vẫn thương yêu ông. Nhưng khi thấy tôi, Ba tôi không có một hành động gì đá động đến tôi cả. Tôi cũng có hỏi thăm người Mẹ yêu dấu của tôi nhưng không ai biết gì để trả lời. Tôi cảm thấy lạc lỏng bèn bước ra khỏi nhà. “Mình không thuộc về gia đình nữa, mình là một khách lạ, nếu không vì mấy đứa em thì mình chẳng bao giờ trở về căn nhà này nữa đâu”.



Trở lại căn nhà rộng lớn của chủ tôi ở Cao-lê (Cowley), bà bếp hỏi: “Đi nửa ngày có gì vui không cháu?”. Tôi buồn quá, chỉ gục đầu để trả lời cho bà bếp.



Sự Khởi Hành


Bà bếp bảo tôi: “Mầy dại quá, Sao phung phí tiền mua thuốc hút! Nếu bà chủ biết được thì phiền phức lắm đó”. Tôi nghĩ: Chuyện đó chẳng ăn thua gì vì tôi đã gặp rắc rối hoài mà! Dù tôi chỉ hút lén ở phòng ngủ thôi, nhưng lâu ngày bà chủ cũng khám phá ra. Bà bếp cũng như bà chủ, không ai biết được nỗi buồn chán mà tôi đang gánh chịu; nếu có ai thông cảm được, chắc họ hiểu tại sao tôi lại hút nhiều như thế. Tôi học cách làm việc rất mau nhưng cũng không khỏi nhiều lần hỏng việc. Như chuyện tôi được biết hai đứa trẻ trong nhà. Từ đầu, bà chủ đã giữ không cho hai đứa trẻ tiếp xúc với tôi. Có lẽ bà không muốn chúng bắt chước cái giọng điệu và ngôn từ của tôi. Thật ra, không phải lúc nào cha Mẹ cũng thành công đâu. Tôi đến hiểu chúng nhiều hơn, nhân một buổi tối nọ, bà chủ giao hai đứa trẻ cho tôi trông nom khi ông bà có việc phải đi. Còn Bếp thì bận việc khác. Hai đứa trẻ bắt ngay lấy cơ hội, tha hồ vui đùa với tôi. Chúng than rằng chúng đói bụng và nhờ tôi lấy thức ăn cho chúng. Tôi dẫn chúng vào bếp và để mặc chúng muốn lấy gì tùy ý. O có biết bao thứ mà chúng khoái! Tôi giúp chúng lấy nào bánh, nào kem, nào trái cây... Chúng ta có một buổi tối thích thú với nhau và dần dần hiểu nhau hơn. Sáng hôm sau bà chủ và Bếp khám phá ra những gì đã mấy! Hai đứa bị vặn hỏi nhiều lần; chúng đổ lỗi hết cho tôi. Bà chủ rất giận dữ. Tôi thật sự gặp rắc rối. Tôi nổi cáu: 


_“Nếu bà ở trường hợp của tôi thì bà làm sao khi tụi nhỏ cứ đòi ăn? Bà phải lấy cho chúng ăn chứ, phải không?”. 
_“Tôi nghĩ là em cũng có ăn, Đo-rinh (Doreen) ạ” 
_“Ừ, nếu tôi có ăn chùng, ăn lén thì đã ăn cả tuần nay rồi, bà cũng thấy chứ?”. 
Bà bếp cứ cười,còn tôi thì không; tôi không cho rằng đây là một chuyện đùa. Tôi thu dọn đồ đạc để ra đi. Bà bếp theo tôi, rồi bà chủ, tới hai đứa trẻ. Bà bếp nói: “Bà chủ à, xin bà đừng rầy nó quá, nó đã khổ quá rồi”. Tiếp theo lũ trẻ cũng năn nỉ Mẹ chúng đừng để tôi đi. Sau đó chúng xin lỗi bà rằng tại chúng chứ không phải tại tôi. Thế là chuyện rắc rối đó cũng đến quên đi cách mau chóng. Chủ tôi là một người đàn bà hết sức kiên nhẫn đối với tôi.



Hơn sáu tuần kể từ ngày tôi vào nhà này giúp việc, một buổi sáng kia tôi thức dậy đi xuống nhà bếp để sửa soạn bữa ăn sáng, lúc đó hơn 7 giờ rồi mà tôi không thấy Bếp đâu cả. Tôi gọi “Bếp đi đâu rồi, Bếp ơi!”. Không có tiếng trả lời. Tôi lại gọi nữa, có tiếng thật nhẹ nhàng của bà chủ “Đo-rinh (Doreen), Bếp đã chết khi hôm, trong lúc bà ngủ”. Tôi nhìn bà chủ không tin: “Chết à! Bếp không thể chết được, có lẽ bà lầm đó”. Tội nghiệp bà chủ, dù rất xúc động nhưng bà cũng cố gắng nói cho tôi hiểu đó là sự thật: “Bếp đã chết thật rồi, Đo-rinh (Doreen), chết trong giấc ngủ, một cái chết rất bình thản. Bây giờ, tôi xin em hãy giúp tôi bằng cách giữ im lặng, tôi đang đợi bác sĩ từng giây đây”. Tôi vẫn không im: “Tại sao còn gọi bác sĩ làm gì? Bếp đã chết mà!”. Tôi rất ngạc nhiên nhưng không hỏi thêm gì khác vì bà chủ đã quyết định không nói nữa, nhưng bà cũng khó lòng làm cho tôi im được. Mọi người, kể cả tôi, đi lại cách im lặng trong nhà. Gần một giờ sau, khi ở một mình trong nhà bếp, nước mắt tôi bắt đầu tuôn tràn. Tôi bắt đầu hiểu rằng người bạn thân yêu của tôi không bao giờ còn nói chuyện với tôi nữa. Mọi vật trong nhà bếp đều gợi cho tôi hình ảnh của Bếp. Bếp, Bếp thân yêu đã đi rồi. Mọi vật như thế nào khi vắng Bếp đây? Không ai thay thế Bếp được! Thật vậy, Bếp chẳng bao giờ có ai thay thế được. Còn tôi, như được nâng đỡ hơn, bà chủ quyết không mướn Bếp khác, vì bà thấy nỗi thống khổ của tới bây giờ thì bà chủ làm bếp, đôi khi có bà Hiếu (Hill) giúp, đôi khi thì tôi. Tôi thích nấu ăn và tôi học được rất nhiều nhờ sự kiên nhẫn của bà chủ. Bà dạy tôi làm bánh, làm cốc-tai (cocktail) trái cây và những món ăn thông thường khác.



Thường mỗi tuần một lần, chiều Thứ Ba tôi về Ớt-xơ-bơ-rít (Uxbridge). Tôi luôn luôn làm cho lũ trẻ con trong xóm thích thú, nhưng tôi chẳng có người bạn nào trạc tuổi tôi. Không có một tín hữu nào chịu làm bạn với tôi hay viết thư cho tôi cả. Đúng ra, tôi có thể được cứu vào lúc đó. Giống như bao thiếu nữ khác, tôi bắt đầu mơ có bạn trai và rồi chúng tôi sẽ cưới nhau. Thật tuyệt nếu có một người nào đó thật sự yêu tôi. Tôi mau lớn lắm về cả tinh thần lẫn thể xác. Tôi bắt đầu giao thiệp với các bạn đồng trang lứa. Tôi mong ước sẽ gặp được một hoàng tử đa tình như trong mộng; vì thế, tôi bắt đầu đi khiêu vũ thay vì đi xem chiếu bóng ở rạp. Chẳng bao lâu tôi quen được nhiều người và cũng không khó khăn gì để bắt bồ với bạn trai. Tôi được các chàng biết đến như một cô gái vui tính nhất. Các nhân viên ở trạm hỏa xa cũng đi khiêu vũ, họ cũng muốn kiếm bạn gái, còn tôi thì chẳng cần biết ất giáp gì về những anh chàng này, tôi chỉ cần một người bạn đồng hành thôi. Lần đầu tiên tôi nếm trải tình yêu từ-đầu-đến-chân. Cái nhìn của tôi thay đổi chỉ sau một đêm thôi. Mọi vật đều đẹp, ngay cả đến công việc nhà nữa. Thình lình, một Đo-rinh (Doreen) sáng chói nổi lên. Tất cả nỗi ưu phiền, buồn chán tan biến. Thế nhưng, cụm mây hồng của tôi chỉ dừng lại được ba tuần thôi, rồi bay mấy. Tôi trở lại với trái đất đầy cay đắng. Người yêu đẹp trai của tôi đã đính hôn rồi, tôi nghĩ chắc tôi sẽ chết mấy. Nhưng thời gian là một liều thuốc... Bây giờ tôi lại suy nghĩ sang một đề tài khác: “Tại sao người thì có quá nhiều tiền, trong lúc người khác thì lại quá túng thiếu?”. Câu hỏi lớn đó chiếm hữu cả đầu óc tôi. Thật là bất công! Sự cay đắng chất đầy trong trái tim trống rỗng của tôi cứ lớn dần, lớn dần. Tôi cho rằng khi nào mình làm ra thật nhiều tiền thì mình sẽ có hạnh phúc thật. Tôi quyết định sẽ đòi bà chủ tăng lương rồi để dành tiền đi Luân-đôn, là nơi tôi có thể kiếm được nhiều tiền hơn, sẽ có quần áo đẹp, sẽ có nhiều bạn...



Một hôm, bà chủ quyết định phải cho cô tớ gái của bà hết sợ cái máy điện thoại. Một cách kiên nhẫn và cẩn thận, bà chỉ dẫn tôi cách sử dụng điện thoại. Một lát sau, điện thoại reo, bà chủ gọi: “Đo-rinh (Doreen), nhắc điện thoại lên nghe y như tôi đã dạy em và nếu có bà Uyn-tơ (Winters) hỏi thì trả lời rằng ‘Bà chủ đi vắng rồi’, nghe chưa!”. Tôi làm đúng như lời bà dặn. Có tiếng đầu dây đằng kia: “Đây là bà Uyn-tơ (Winters)”. Tôi trả lời: “À thế hả, nhưng bà chủ có dặn nếu có bà Uyn-tơ (Winters) hỏi thì nói rằng bà chủ đi vắng...”. Khỏi cần nói cũng biết là bà chủ chẳng bao giờ nhờ tôi trả lời điện thoại nữa. Sau đó tôi mới hiểu mình thật quá đần độn, vì nếu tôi làm đúng với cách trả lời điện thoại thì chắc tôi đã được tăng lương rồi. Bây giờ thì không thể nói gì với bà chủ được nữa. Lại một lần nữa tôi tự chuốc lấy những khó khăn vào đời mình. Luân-đôn là nơi mong ước của tôi. Thành phố ấy chắc sẽ có dịp may cho những đứa con gái như tôi bằng cách này hay cách khác, Luân-đôn sẽ thay đổi được cuộc sống của tôi. Tôi khó lòng chờ đợi đến khi có được khá tiền, nên một ngày kia khi thấy mình đã đủ tiền cho cuộc hành trình, tôi thu dọn đồ đạc rằng rời nhà ra đi, mà không một lời từ biệt với bà chủ. Tôi đáp tàu từ Ớt-xơ-bơ-rít (Uxbrigde) với bao nhiêu cảm xúc lẫn lộn trong lòng. Không một người thân thuộc, không một ai để ý đến. Phải buồn mà nói rằng ngày nay lịch sử đó cứ lập đi lập lại như thế. Có rất nhiều đứa con gái còn trong tuổi vị thành niên cô đơn, buồn chán, bỏ nhà đi đến thành phố, và rồi không biết sẽ có gì xảy ra cho họ khi không có một người này hướng dẫn cả.



Đường Phố Ở Pát-đinh-tơn (Paddington)


Đồ đạc mà tôi mang đến Pát-đinh-tơn (Paddington) (Luân-đôn) lần này nhiều hơn gấp bội lần ra đi ở Ớt-xơ-bơ-rít (Uxbridge) cách cách nay đã chín tháng, nhưng lần này thì không có sẵn công việc đợi tôi nữa. Lang thang trên hè phố, tôi suy nghĩ thật nhiều về những nan đề mới: Tối nay mình sẽ ngủ ở đâu, rồi sẽ làm gì...? Tôi cố gắng gát qua một bên, để rồi sẽ tính khi mình đi ăn. Thế nhưng, ăn xong mà tôi chẳng giải quyết được gì. Dĩ nhiên, không thể có chuyện quay về chốn cũ. Tôi đón rất nhiều người đi đường, hỏi thử nơi nào có quán trọ, nhưng chỉ có một người đàn bà đứng lại để giúp tôi thôi. Bà chỉ cho tôi một căn nhà rộng lớn có chỗ cho thuê, ở phía cuối phố. Tôi tới đó thuê một phòng, trả tiền trước thuê một tuần lễ. Đó là một căn phòng ẩm thấp, tối tăm, không có đồ đạc, tường ngăn bằng bìa cạt-tông cứng. So với căn phòng ấm áp, sáng sủa của tôi ở Cao-lê (Cowley) thì quả là một sự xuống dốc. Tôi ngồi trên cái giường èo ọp, nhìn chung quanh. Căn phòng cần phải được dọn dẹp sạch sẽ. Tôi đã từng được chỉ dẫn rất nhiều về việc này rồi mà. Tôi đang dồn dập với bao suy nghĩ hỗn độn thì nghe một chuỗi tiếng cười dài ở phòng bên cạnh. Tôi quyết định gõ cửa thử. _“Em ơi, vào đi!”. Tiếp theo lại là một tràng tiếng cười. Tôi nói: “Tôi cần một cây chổi và ít xà-phòng”. Mấy cô gái trong phòng nhìn tôi rồi lại nhìn nhau cười ngặt nghẽo. Một cô nói: “Đó, lấy đi!”. Tôi cảm ơn họ rồi lui về phòng. Họ tiễn chân tôi bằng những tiếng cười vô nghĩa. Am thanh sột soạt từ phòng tôi vang ra có lẽ đã cảm động được lòng một cô gái, tôi thấy nàng bưng tách trà bước vào phòng tôi. Căn phòng đã sạch sẽ và gọn gàng hơn.


_”Nè, bạn mới đến đây phải không, mình có thấy bồ đến”.
_“Tôi bỏ nhà chủ tôi đang giúp việc ở Cao-lê (Cowley) mới đến đây. Tôi tên là Đo-rinh (Doreen)”.
Chúng tôi nói chuyện với nhau khá lâu. Tôi kể cho Bờ-rên-đa (Brenda) _tên cô gái_ biết tất cả câu chuyện về đời sống tôi. Rồi các cô gái khác cũng bò qua. Bờ-rên-đa (Brenda) lớn hơn tôi mười tuổi. Nàng nói: “Tụi này là gái làng chơi, em biết không?”.
_“Gái làng chơi?”. Tôi bối rối chẳng hiểu chi cả.
_“Nghĩa là tụi này đi kiếm tiền vào ban đêm đó. Có nhiều tiền lắm. Đàn ông họ bỏ tiền ra như nước ấy”.



_“Tội gì mà giam mình làm việc cả ngày, hả em?”, một cô gái khác chen vào, “chúng ta hoàn toàn độc lập mà, chúng ta làm bất cứ cái gì chúng ta muốn”.
Tôi ngẩn ngơ nhìn họ. Họ có những quần áo đẹp, đắt tiền và đồ nữ trang nữa. Tôi ậm ờ: “Ừ, tôi cũng không muốn trở lại cuộc đời làm đầy tớ nữa”.
_“Đừng, đừng trở lại đó nữa, Đo-rinh (Doreen)! Bồ còn trẻ và đẹp gái nữa, bồ sẽ hái ra tiền rất nhiều khi đi với tụi này”.
_“Tôi sẽ suy nghĩ lại điều này”.



Cuối cùng, tôi tự kết luận: Chẳng phải mình đến đây để kiếm cho được nhiều tiền sao? Nếu đàn ông họ vung tiền ra mua vui chỉ trong giây lát thì có gì thiệt hại cho mình đâu? Và trông mấy cô gái này, bộ họ không sung sướng lắm đó sao?
Không phải tất cả những cô gái mãi dâm đều là những người nghèo như tôi đâu, cũng không phải vì tình duyên trắc trở hay bị gia đình hất hủi, nhưng tất cả họ đều có chung một yếu điểm, đó là Sự Cô Đơn. Tất cả đều muốn tìm hạnh phúc và họ coi tiền bạc như là chìa khóa. Đó là lý do để họ vịn vào và bước theo, chẳng bao giờ ý thức được rằng sau cái hào nhoáng của tiền bạc thì đầy dẫy những điều nguy hiểm. Đó cũng là lý do của tôi. Tôi cũng là đứa cô gái cô đơn ở lứa tuổi mười lăm. Tôi dấn thân vào thế giới của người lớn bằng cái nghề đê hèn nhất.



Những buổi kế tiếp, tôi theo Bờ-rên-đa (Brenda) ra đường phố ở Pát-đinh-tơn (Paddington). Tôi thấy Bờ-rên-đa (Brenda) thu hút đàn ông tới dễ dàng. Nàng đi dọc theo lộ, tay rung xâu chìa khóa kêu leng-keng, chẳng bao lâu một người đàn ông đi lại phía nàng. Ngôn từ trao đổi giữa họ rất đơn giản: “Hai Pao (pounds)”, tôi nghe Bờ-rên-đa (Brenda) nói, người đàn ông gật đầu, rồi họ khuất dạng. Còn về phần tôi, tôi cũng bắt đầu nhắm mắt đưa chân vào nghề. Một tuần lễ trôi qua, tôi được rất nhiều tiền, được nhiều đàn ông ái mộ, được nhiều quần áo đắt giá là những thứ tôi hằng mơ ước. Tôi cũng có nhiều bạn. Họ rất thích tôi, khen tôi là người vui tính nhất. Tôi cũng được nhiều người ở phố Pát-đinh-tơn (Paddington) biết đến, đôi lúc, khách bộ hành đi ngang cũng dừng chân lại nghe tôi nói chuyện. Tuy nhiên, cái hạnh phúc ấy bấy lâu nay tôi đi tìm kiếm cũng chỉ ở trong ảo tưởng thôi, nhưng tôi chẳng bao giờ tiết lộ cho ai biết điều ấy.



Một lần kia, tôi đối đầu với một ban truyền giảng lưu động. Trong lúc rảo bước trên con đường quen thuộc, tôi để ý thấy một buổi hội họp do một nhóm tín hữu của Chúa Cứu Thế Giê-xu tổ chức. Có một cô gái đang hát một bài ca. Giọng nàng thanh thoát như tiếng chim, tôi rất cảm động bởi lời ca này: “Cha tôi là Đấng giàu có với tất cả đất đai, nhà cửa. Ngài nắm sự giàu có của thế gian trong tay Ngài. Nào những kim cương, vàng bạc, châu báu và ngọc ngà. Cái rương của Ngài chất đầy châu báu. Tôi là con của một Vị Vua, Tôi là con của một Vị Vua Giê-xu, là Cứu Chúa tôi. Tôi là con của một Vị Vua Cao Cả nhất ”.



Gương mặt của cô ca sĩ rất vui vẻ khiến tôi phải chú ý. Thế rồi tôi bắt đầu suy nghĩ rằng nếu so sánh mình với cô gái này thì túi tiền của mình chẳng có nghĩa lý gì. Tôi mới thật là nghèo nàn. Trông nàng có vẻ rất bằng lòng với những gì nàng có. Nàng là con của một Vị Vua. “Ờ, mà ích lợi gì chớ? Thật quá trễ rồi. Họ là những người trong sạch, đẹp đẽ, còn tôi bây giờ là một gái mãi dâm chính cống”. Dù cố tìm mọi thú vui, nhưng tôi vẫn buồn vời vợi. Giống như nhiều người ngày nay, tôi nghĩ rằng Cơ-đốc giáo chỉ là một loại đạo lý tốt hơn là một điều cần yếu cho cuộc sống, là bí quyết của hạnh phúc. 



Mặc dầu vẫn lăn lộn với nghề mãi dâm nhưng tôi chẳng bao giờ quên được gương mặt cô gái hôm nọ. Sau đó tôi đổi tên mình, nhưng không phải dễ dàng để thay đổi một đời sống. Tôi tự gọi mình là Mi-sen-lơ (Michelle). Bờ-rên-đa (Brenda) và tôi ngày là bạn thân của nhau. Chúng tôi thường cùng nhau đi chơi đây đó. Để tiêu khiển, tôi thường tung bọt xà-phòng và thuốc nhuộm màu đỏ trên suối ở Quảng trường Tra-phan-ga (Trafalgar Square). Đôi lúc dừng lại ở một bờ tường, tôi cảm thấy mình phạm tội. Sự trống rỗng đè nặng trên tôi, ghì chặt lấy tôi, bao trùm lấy tôi. Thường thường, lúc đầu tôi cố xua đuổi những ý nghĩ phạm tội ra xa chừng nào tốt chừng đó. một ngày kia, Bờ-rên-đa (Brenda) và tôi đến Xô-ho (Soho) ở phía bắc Luân-đôn. Xô-ho (Soho) đối với tôi thật thú vị. Quang cảnh và âm thanh rất quyến rũ tôi. Chúng tôi thả bộ theo dọc đường phố mong tìm gặp một thú vui. Tới khúc quanh, tôi chợt để ý đến một bảng hiệu đề chữ “Lạc thú kiểu mẫu”. Tôi nhìn Bờ-rên-đa (Brenda):



_“Ê, tụi mình vô đó chơi một chút đi!”
_“Mình không dám, nhưng nếu bồ đi thì mình cùng đi”.
Tôi thích thú bước từng bậc thang lên lầu. Tôi gõ cửa. Hai người đàn ông ăn mặc lòe loẹt bước ra mở cửa đón chúng tôi. Họ nhìn tôi đăm đăm. Chúng tôi được dẫn đi giới thiệu đủ mọi thứ tiêu khiển ở khắp các phòng và cuối cùng là khiêu vũ. Nhạc bắt đầu mở. Một gã đàn ông hỏi tôi: “Có bao giờ cô khỏa thân chưa?’
_“Cả khối lần ấy chớ, nhưng còn tùy trường hợp nào nữa cơ!”.
_“Nghĩa là ở một nơi công cộng, giữa những tiếng nhạc đệm”.



_“Chưa!”.
_“Chúng tôi rất thích cô. Cô còn trẻ, cô nhảy khá, cô rất dày dặn với nghề. Đó là những gì đàn ông họ thích. Cô là gái mãi dâm phải không?”
_“Thì đã sao, nếu tôi là một gái mãi dâm?”.
_“Ồ, không có gì cả, nghĩa là sẽ dễ dàng hơn cho cô trong việc này nếu cô muốn, thế thôi!”.



_“Ồ, tôi nói thật, tụi này lên đây chơi một chút thôi, phải không Bờ-rên-đa (Brenda)?”
_“Ồ, đó là công việc may mắn nhất”, Bờ-rên-đa (Brenda) khuyên tôi, “mình cũng muốn làm công việc này từ lâu, nhưng bây giờ thì mình già rồi”.
_“Thế thì được”, tôi thích thú trả lời, “bao giờ thì tôi bắt đầu?”.
_“Tối nay! Nhưng cô còn phải có một cái tên hay nữa mới xứng hợp với cô. Tên cô là gì nhỉ?”



_“Đo-rinh (Doreen)”.
_ “Ồ, tên ấy nghe không hay tí nào!”
_ “Không, tên nó là Đe-rin Đai-ơ-na (Daring Diana)(*), được không?”, Bờ-rên-đa (Brenda) tiếp.
(*) nghĩa là Đai-ơ-na táo bạo .
_ “Được, tốt lắm! _Đe-rin Đai-ơ-na (Daring Diana)”



Nó giải thích cho tôi hiểu rằng tên tôi sẽ được quảng cáo trước tiệm như một ngôi sao sáng chói, hay gần là như thế. Thật là dễ dàng cũng như bước vào đường mãi dâm thôi. Vâng, nó rất đơn giản kèm theo một vài gợi cảm tội lỗi. Thật vậy, ma quỷ tự nó làm một con đường êm ái. Khi người nào đang trên đường xuống dốc, thì con đường đi xuống lại càng trơn láng hơn nữa. Ngay tối đó, thay vì đi ra đường để câu khách, tôi ngồi lại trong quán nhìn các cô gái khỏa thân khiêu vũ. Tôi quan sát từng nước đi nước bước của họ.Ồ! dễ quá mà, chẳng bao lâu tôi học được tất cả, làm thế nào càng khiêu gợi càng tốt. Và rồi, Đe-rin Đai-ơ-na (Daring Diana) trở nên một vũ nữ ăn khách nhất. Một bức ảnh khỏa thân của Đe-rin Đai-ơ-na (Daring Diana) được phóng lớn treo trước tiệm. Chúng tôi là những vũ nữ cố thuyết phục đàn ông vung tiền ra xài những thứ rượu dắt tiền. Riêng tôi thì tiền vô như nước. Tôi suy nghĩ: “Nghề mãi dâm quả thật tốt đẹp”. Tôi bỏ căn nhà ở Pát-đinh-tơn (Paddington) đến thuê một biệt thự rộng lớn tọa lạc ở Mai-phe (Myfair). Điều này chứng minh rằng bản thân tôi có thể đem đổi chác nhiều thứ cho cái ước muốn của tôi! Với tôi, Xô-ho (Soho) là nơi đẹp nhất trên đời này, nơi có đầy quần áo đẹp, nhiều đồ nữ trang và nhiều tiền. Tôi là chủ của một biệt thự. Tôi là một bà chủ của nhiều phương diện hơn là chỉ có một. Tôi nghĩ, mình là một người lên đến tuyệt đỉnh trần gian rồi. Thảm thương cho tôi thay đến khi tôi tuột xuống thì cũng mau chẳng kém gì lúc đi lên!



Con đường đến nhà giam


Tôi đang làm gì ở một nơi rác rến như thế này? Có phải tôi được sanh ra cho cái mục đích này chăng? Những câu hỏi này nổi dậy trong đầu tôi ngay cả những lúc tôi đang vui đùa trong tấm thân lõa lồ. Dù đón nhận những tiếng hoan hô, khen ngợi, tôi vẫn cảm thấy mình cô đơn hơn hết. Danh tiếng của Đe-rin Đai-ơ-na (Daring Diana) lúc này đồn vang khắp Xô-ho (Soho), thì bên trong tôi, cái thiên tính của tôi lại dần dần biến mấy. Xô-ho (Soho)với bao nhiêu quyến rũ của nó cũng không đem lại cho tôi một tí hạnh phúc nào mà tôi hằng mong tìm kiếm, mặc dầu bây giờ tôi có rất nhiều tiền. Tôi thấy mình chán ghét cuộc sống hơn bao giờ hết--. Sự cô đơn, buồn chán đang gậm nhấm bên trong con người tôi, nhưng không một ai biết hết, trừ Đấng Thượng Đế. Ngay cả đến những tiếng cười cũng có một khoảng trống lớn. _“Đai-ơ-na (Diana), mời bạn đến dự buổi đại hội đêm nay nhé”. Đó là thiệp mời của một người cùng nghề. Những buổi dạ hội lộ thiên do cô nàng tổ chức rất là hấp dẫn. Dĩ nhiên là mình sẽ đi chứ. Chắc có nhiều người đẹp ở đó. Tôi là người khách đầu tiên đến dự nhà bạn tôi hôm đó. Tôi lựa và xếp loại các đĩa nhạc. Bài hát đầu tiên với giọng của một nam ca sĩ: 


“Tôi đã sống một cuộc sống trong thế gian tội lỗi này. Tôi đã làm những việc cấm đoán mà tôi không nên làm. Tôi hỏi người ăn mày rằng nơi đâu có chỗ trọ, nơi đâu tôi có thể tìm ra được hạnh phúc và tình yêu thật? Qua cầu không có gì buồn, mặt trời sẽ chiếu rạng bên sông. Qua cầu không có gì đau, và bạn sẽ chẳng bao giờ thấy buồn chán nữa ”.



Trong lúc ngồi lắng nghe điệu nhạc này, một cảm giác hối hận tràn đầy lòng tôi. Tôi tự hỏi: “Nơi đâu là cái cầu? Nơi đâu là con sông? ”. Tôi ước ao tìm ra hạnh phúc và tình yêu thật. Bằng cách này hay cách khác, nơi này hay nơi khác, tôi đã đánh mất con đường đưa tôi đến hạnh phúc rồi. Tuy nhiên, khi buổi dạ tiệc bắt đầu, tôi lao ngay vào những thú vui để mong tìm được nguồn sống. Ngày tháng trôi qua, tôi càng thường xuyên trở nên khó chịu hơn.
Một ngày kia tại phòng trà, khi tôi vừa ực xong một ly rượu, thì một gã đàn ông xích chiếc ghế cao đến ngồi cạnh tôi. Trông hắn có vẻ quen lắm. Hắn gợi chuyện: “Hôm nay coi bộ cô uống nhiều đấy!”.
_“Vâng, đúng vậy”.



_“Thử nếm một điếu này xem sao!”. Hắn đưa tôi một điếu thuốc quấn tròn.
_“Không, cảm ơn. Tôi thích hút thuốc của tôi hơn”.
_“Cô thấy thỏa mãn khi hút thuốc đó phải không? Cô sẽ thích thú hơn với thứ này. Dĩ nhiên, nó có phần mắc hơn chút ít, nhưng cô sẽ thấy, tiền nào của nấy mà! Tại sao cô không thử một điếu?”
Nghe lời hắn, tôi châm một điếu. Hắn cẩn thận quan sát tôi. Một chút thú vị len vào tâm khảm tôi một phút sau đó. Tôi hỏi hắn:
_“Đây là loại gì vậy?”
_ “Đó chỉ là một loại thuốc làm cho ta thích thú hơn, thế thôi”. 
_“Tôi có thể mua một ít được không?”
_“Dĩ nhiên là có rất nhiều. Cô muốn mua bao nhiêu tùy ý, và ở chỗ gốc của nó, người ta còn bán nhiều hơn nữa”.



Tôi chẳng cần biết chỗ gốc của nó để làm gì miễn sao nó làm tôi thú vị hơn là được rồi. Tôi lấy sáu điếu. Gã đàn ông mỉm cười rồi bỏ đi. Nó là một thằng điếm, nó đã trù tính trước mọi điều rồi. Hôm sau nó lại đến.
_“Tôi đem cho cô một vài loại khác hơn nè, được không cô Đai-ơ-na (Diana)?”
Tôi thật sự ưa thích loại thuốc này nên mặc dầu nó có vẻ khó hiểu, tôi vẫn nghe lời mời của nó mà theo đến một tiệm sách nghèo nàn ở Xô-ho (Soho). Ra dấu cho người đàn ông ở trong tiệm sách, gã dẫn tôi đi xuống một căn phòng ở phía sau.
_“Cái gì mà bí mật vậy?”
_“À, chúng tôi không muốn cho một ai thấy. Đừng nói với ai biết cô đã làm gì nghe, Diana”.
_“Tôi xin hứa”



_“Nó chỉ đau chút ít ở cánh tay thôi, không có gì lo ngại cả!”.
_“Ừ được, làm lẹ lên!”, tôi nói trong khi xăn tay áo lên cho hắn chích. Tôi quay mặt đi trong lúc hắn cột cánh tay tôi bằng một sợi dây thun rồi chích vào gân máu tôi một mũi bạch phiến. Trong vòng hai giây đồng hồ, tôi thấy mình lên mây xanh. Tôi cảm thấy như mình ở chỗ cao nhất trên thế gian này. Tôi cảm thấy mình làm chủ được tất cả sung sướng và hạnh phúc. Tôi đang ở trên chín từng mây. Hắn đắc ý: “Cái này làm cho cô sung sướng phải không?”. Tôi mỉm cười, trả lời cách dại dột: “Vâng”. Cuối cùng, tôi nghĩ mình đã có được thứ hạnh phúc mà mình hằng tìm kiếm rồi. Tôi hoàn toàn mê muội chẳng biết điều gì sẽ xảy ra cho tôi sau này. Chẳng bao lâu sau khi chích thì niềm hạnh phúc ấy lại chấp cánh bay xa và nỗi buồn chán đau khổ lại trở về thế chỗ của nó. tôi lại càng tệ hơn bao giờ hết. Tôi cảm thấy mình bị kéo đến chỗ tối tăm sâu thẳm không đáy. Tôi hoàn toàn không hiểu gì cả. Tại sao vậy? Trước đây khoảnh khắc mình cảm thấy mình hạnh phúc mà. Cái gì đã xảy ra cho mình vậy? Tôi bắt đầu khóc nức nở không thể ngăn chận được như thể tôi đang điên và sắp chết đến nơi rồi. Tôi lê bước cách nặng nhọc đến phòng trà. Các cô gái đều nhìn tôi khi tôi loạng choạng bước vào phòng thay quần áo. Họ đã biết chuyện gì xảy ra cho tôi rồi, nhưng chẳng có ai ngăn cản tôi đừng vào con đường nguy hiểm ấy. Họ lại còn đi tìm gã đàn ông điếm đàng đó cho hắn biết sự tình của tôi. Thấy tôi như bị loạn thần kinh, nằm run rẩy trên sàn nhà, gã lạnh lùng nói: “Cô sẽ mạnh lại, chỉ cần chích thêm nữa và cần kiếm ra cho nhiều tiền là được”. Một khi gã chắc chắn rằng tôi có đủ tiền để trả thì gã mới chịu chích mũi khác cho tôi. Tôi như con cá đã cắn câu của gã rồi. Tôi chẳng biết mình đang làm gì nữa, càng ngày tôi càng nghiện nặng. Điều này cũng thường xảy ra ở nhiều nơi. Các thanh niên cũng sớm bị chôn vùi nơi nấm mồ. Tất cả chỉ vì muốn nếm cái thú vị của bạch phiến. Một số người dại dột như tôi, chẳng biết gì cả, chẳng có ai dạy bảo, một số khác thì biết rõ nhưng không thèm để ý đến những lời cảnh cáo cho đến khi họ nhận ra lời cảnh cáo ấy là đúng thì đã quá trễ. Phần tôi lúc ấy, tôi nghĩ rằng đã quá trễ cho tôi rồi. Càng ngày gã càng lên giá tiền thuốc, gã bán cho tôi dụng cụ để tự chích lấy. Tôi xuống cân nhanh chóng và ngôi sao Đe-rin Đai-ơ-na (Daring Diana) bị lu mờ dần. Mái tóc dài óng mượt của tôi bây giờ xơ xác. Da dẻ tôi bắt đầu nhăn nheo. Cái vẻ kiều diễm trên khuôn mặt không còn nữa. Tôi thường nằm trên giường với tim gan đau nhói sau mọi lần chích. 



Một ngày kia, người chủ phòng trà gửi cho tôi lá thư: “Cô hãy tự xét lấy, sao cô không đi khỏi nơi đây cho sớm? ”. Tôi hoàn toàn tuyệt vọng. Tôi tự biết rõ rằng bây giờ tôi là một Đai-ơ-na (Diana) chết lịm thay vì là Đe-rin Đai-ơ-na (Daring Diana), một Đai-ơ-na (Diana) táo bạo. Tôi vẫn cố gắng xuất hiện thêm vài lần sau khi bị đuổi hẳn. Thất nghiệp, lại phải đương đầu với nan đề là nhu cầu ma túy mỗi ngày. Tôi lại trở về với nghề mãi dâm. Đây không còn là một việc làm dễ dàng nữa vì bây giờ tôi chỉ nmhư một người chết còn ấm hơi thôi. Đó là một điều rất bi đát, nhưng tôi biết chọn điều nào bây giờ? Chích hay chết? Tôi phải ra đi ăn sương mỗi đêm tại đường phố, dù muốn hay không vẫn phải làm. Thân thể tôi đã tiều tụy nên tôi rất yếu và bệnh hoạn. Tất cả bạn bè đều xa lánh tôi, chẳng ai thèm thí cho tôi một đồng nào, cũng chẳng ai bằng lòng cho tôi mượn vì họ biết rõ rằng tôi chẳng bao giờ có thể trả lại cho họ được.



Các bạn thân mến, đâu phải chỉ có mình tôi lâm vào hoàn cảnh như thế này, còn biết bao nhiêu người giống như tôi, đơn độc trên một chiếc thuyền lênh đênh giữa biển với những phong ba, bão táp, với những đợt sóng lớn có thể tiêu diệt họ bất cứ lúc nào. Tôi im lặng bước chầm chậm trên con đường bẩn thỉu dẫn vào bóng tối. Mời bạn theo tôi, xin cho tôi dắt bạn ra phía sau sân khấu để bạn liếc nhìn vào cái thế giới tối tăm này.



Hôm đó, một buổi tối lạnh lẽo, vài ngọn đèn đường không đủ dẹp đi vẻ ảm đạm của thành phố. Một ít khách bộ hành qua lại. Cái lạnh giá đã khiến người ta ngại ra khỏi nhà. Tôi dừng lại, kéo chiếc áo mỏng cho đỡ rét. Cái áo mỏng manh không đủ đem luôn cho tôi một tí ấm áp nào cho cơ thể gầy đét đang run rẩy. Mới mấy hôm trước, tôi đã đem quần áo đi bán hết, còn vài bộ khác cũng bán để trả tiền thuê nhà và để đổi một vài bữa ăn. Phía trước tôi có một bóng người, tôi cố gắng nhìn với cặp mắt lờ đờ. Người đàn ông vừa lách mình qua, tôi ngữa tay xin ông bố thí. Người bộ hành từ tâm đã cho tôi vài si-linh. Tôi ước ao làm sao có thể làm lại cuộc đời. Bây giờ tôi là hiện thân của đau khổ, buồn chán và thất vọng. Đây là một hình ảnh thật xúc động phải không bạn? Nhưng đó là điều thật sự xảy ra. Những con người thảm thương đó có thể là con gái quý vị, con trai quý vị, em cháu quý vị hay là chính quý vị đấy. Tôi trở nên yếu đuối, bạc nhược. Tôi xoay qua nghề ăn cắp. Khi còn nhỏ ở Ớt-xơ-bơ-rít (Uxbridge) thì sự việc là “ăn cắp hay chết đói”, còn bây giờ là “ma túy hay chết”, tôi không còn sự lựa chọn nào khác nữa. An cắp đồ trong tiệm cũng không phải là một sự dễ dàng cho tôi để mang những món đó ra ngoài. Tôi đã suy nhược cả tinh thần lẫn thể xác, cái phản ứng lanh lẹ bẩm sinh tôi vốn có bây giờ cũng hết rồi. Mỗi lần vào một tiệm buôn thì tay chân tôi bắt đầu run rẩy, trong lòng đầy nỗi lo sợ. Còn một điều khó khăn nữa, đó là lúc bán những thứ mình đã ăn cắp. Phải bán giá rất rẻ người ta mới mua. Tôi cũng cảm thấy phạm tội khi ăn cắp như vậy. Kiếm được một ít tiền theo cách này, tôi đem đi chích. Và rồi, ngày này qua ngày khác, tôi đã trở nên một kẻ ăn cắp rất rành nghề. 



Một sáng kia, tôi rời khỏi tiệm kim hoàn với một món nữ trang trong xách, tôi ung dung đi ra mà không biết rằng có người đang theo mình. Thình lình, một người nắm tay tôi lôi tôi lại, “Xin cô vui lòng theo tôi, tôi chắc rằng cô đang giữ trong xách một món hàng không phải của cô”. Ông ta không một lời thô lỗ với tôi. Thật vậy, trông ông như tiềm ẩn một chút tội nghiệp cho người đàn bà đáng thương này. Tôi yên lặng theo ông trở lại tiệm và họ đưa tôi đến phòng an ninh. Viên an ninh lục trong xách của tôi: ngoài một sợi dây chuyền, tôi còn có hai điếu á phiện. Tôi đang đối phó với một nan đề rất lớn. Người an ninh có vẻ hài lòng với những gì ông ta thu lượm được. Ông ấy bảo tôi đi về rồi mai lại đến tòa. Ông còn nhắn nhủ thêm rằng mai phải đến đúng giờ, đừng có mà chạy trốn đi đâu đấy. Tôi chưa bao giờ dự một phiên tòa, tôi khó lòng ngủ được. Đêm đó, để giải khuây, tôi hút không biết bao nhiêu điếu thuốc. Tôi suy nghĩ xem cách nào để đối phó với ngày mai. Dĩ nhiên không thể chạy trốn, vì trước sau thì người ta cũng tìm ra. 



Buổi sáng đầy ảm đạm. Tôi chậm chạp tới tòa. Vành móng ngựa trông thật tẻ lạnh và trống rỗng làm sao! Có một người đàn ông chỉ cho tôi cách biện hộ để giảm tội, nhưng tới lúc tòa xử thì không thấy ông ta xuất hiện nữa. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy chẳng có ai đến dự phiên tòa xử án của tôi cả. Điều này có nghĩa là chẳng ai thèm để ý đến con nhỏ này. 



Trước vành móng ngựa, tôi đối diện với một hàng người đang ngồi ngồi nghiêm mghị trên ghế, nét mặt lạnh như tảng đá băng trong hang. Một người đàn ông đứng lên đọc bản cáo trạng của tôi. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy cơ quan an ninh biết rất nhiều về tôi hơn là những gì tôi có thể nhớ được khi hầu tòa.
_“Cô có biện hộ gì cho bản cáo trạng của cô không?”.
_“Dạ vâng, tôi chấp nhận!”, tôi đáp thật nhỏ. Một phút yên lặng rồi hai phút... Tôi nghe rõ tiếng tích tắc của chiếc đồng hồ treo tường.



_“Cô đã công nhận rằng cô có tội. Vậy, cô chấp nhận ba tháng tù ở phải không?”. Tai tôi lùng bùng. Tù! Am thanh nghe như một lời nơi âm phủ. _“ Chỉ có con đường này thôi cô ơi!”. Giọng của một người đàn ông vang lên bên tai tôi như có một chút xót thương đối với kẻ cùng đường. Một chiếc xe bít bùng màu đen, đang đợi tôi ở đằng kia, tôi bước lên xe, tiếng cánh cửa đóng sầm lại vang lên một âm thanh chát chúa. Trong xe, một viên an ninh ngồi bên cạnh tôi, không một lời đối thoại nào giữa chúng tôi. Tôi nghĩ miên man: Ba tháng tù ở mà không một người nào biết đến cả! Bây giờ, mỗi lần nhìn lại những gì xảy ra cho tôi, tôi tin rằng Đức Chúa Trời đã cho phép tôi vào tù vì nếu ma túy không giết tôi thì chắc tôi cũng đã kết liễu cuộc đời mình dưới dòng sng Thêm (Thames) rồi. Hiện giờ tôi đầy lòng tin cậy nơi Chúa rằng Ngài đã giữ tôi thoát khỏi cái chết, tuy nhiên, lúc đó tôi cứ nghĩ rằng chẳng có ai lo nghĩ đến tôi, không một ai cả. Rồi chiếc xe từ từ tiến vào nhà giam Hô-lô-uê (Holloway). Tôi run rẩy bước xuống xe và yên lặng theo vị sĩ quan cai tù. Mọi vật như không có hình thể nào trước mắt tôi, tôi được đưa đến vị bác sĩ trong nhà giam. Bác sĩ khám tôi rất cẩn thận. Ông chú ý nhất vào đôi mắt và cánh tay tôi. _“Hừm... Cô đang bị nghiện phải không?” _“Vâng, đúng vậy”, tôi tự nghĩ không biết tại sao bác sĩ lại hỏi tôi câu này, vì ông đã có cả chồng hồ sơ về tôi bên cạnh rồi. _“Lát nữa cô sẽ được đưa vào nhà thương”. Ông nói vài lời với vị sĩ quan. Xong, ông ấy dẫn tôi đến nhà thương. Tôi cảm thấy dường như có một cặp mắt vô hình đang theo dõi từng bước chân của tôi. Vị cai tù dẫn tôi vào một căn phòng rồi khóa cửa lại. Tôi đứng yên trên thềm với bao nỗi chán chường. Tôi hoàn toàn cô đơn. Tôi nghĩ: “Họ cho mình là điên hay là gì đây mới nhốt mình trong căn phòng như thế này”. Họ canh chừng tôi qua một lỗ hổng ở cửa lớn. Tôi ít ngủ được. Họ cai nghiện cho tôi. Nhìn qua lỗ hổng, tôi thấy một người đi lại. Tôi nghĩ: Đến để coi thử mình còn sống không chứ gì! Tôi kêu la với Chúa để tôi được chết, xin để tôi chết, xin để tôi chết... Chúa chẳng đáp lời tôi. Tôi tự hỏi phải chăng có một Đấng vô hình nào có thể nghe lời cầu nguyện của tôi qua bức tường dày này chăng? Trong vòng ba ngày cai nghiện, đến ngày thứ tư họ đem đồ ăn đến cho tôi trên một cái mâm bằng nhựa, tôi hất tung cả mâm đồ ăn vào tường. Lúc định thần trở lại, tôi thấy căn phòng của tôi chẳng khác gì cái chuồng heo. Tôi la lớn: “Ôi Chúa ơi! Con đã điên rồ như thế này à! Ma túy! Tiền bạc, áo quần! Và đồ nữ trang! Chúng là những cái quái gì vậy?”. Đó là một kinh nghiệm hết sức hãi hùng. Tôi không nghĩ rằng tôi còn có thể sống được nữa!



Sau khi được cai nghiện, tôi được đem ra khỏi cái chuồng heo của tôi. Tôi hứa rằng tôi sẽ chẳng bao giờ đụng đến ma túy nữa, cũng chẳng ai sẽ thấy tôi khỏa thân nơi các phòng trà nữa. Tôi sẽ sống một cuộc sống lương thiện sau khi ra khỏi nhà tù vì tôi đã học được một bài học thích đáng rồi. Ta phải trở nên người tốt, ta phải trở nên người tốt, bước chân của tôi dường như nói như vậy. “Tôi ước gì tôi còn được trẻ như cô’, một nữ tù nhân nói với tôi như thế. Hình như gần hết cuộc đời của bà là ở trong tù. Bà tiếp: “Cô có thể bắt đầu một cuộc sống mới được, nhưng đã quá trễ đối với tôi”. Một cuộc sống mới. Vâng, tôi sẽ bắt đầu khi nào tôi ra khỏi tù. Ngồi trong tù, tôi cũng vơi đi một ít đắng cay vì nhìn chung quanh còn có nhiều người đáng thương hơn tôi nữa. Hầu hết những tù nhân đều là những người nghiện rượu, ma túy, ăn cắp, mãi dâm. Dù là gì đi nữa, họ đều có chung một căn bệnh, đó là Cô Đơn. Tôi cố gắng vận dụng cái khả năng khôi hài bẩm sinh của tôi để giúp họ vui mặc dầu tôi cũng buồn chán như họ. Họ gọi tôi là “Đo-rinh (Doreen) vui nhộn”. Điều này nhắc tôi nhớ lại những ngày xưa lúc còn ở Ớt-xơ-bơ-rít (Uxbridge), nơi tôi là “sếp” của lũ trẻ ngây ngô. Lạ quá, lịch sử chính nó lại tái diễn. Tôi được phép lấy những vật sở hữu khi vào tù, tôi không có nhiều đồ vì tôi đã tiêu tất cả vào ma túy. Quyển Thánh Ca là một trong những sở hữu của tôi. Trong nhà giam, trước khi đèn tắt, tôi có thể đọc những lời ca quen thuộc: “Giê-xu là người chăn hiền lành, Ngài nghe tôi, phước cho chiên của Ngài đêm nay. Qua sự tối tăm, Ngài gần tôi, giữ tôi bình an cho đến sáng mai ”. Tôi tự hỏi: “Cái gì sẽ xảy ra cho cô giáo trường Chúa nhật nhỉ, nếu cô biết tôi đang ở tù?”.



Ba tháng tù ở rồi cũng qua. Một số người trong tù rất quyến luyến tôi, nên họ gọi lớn ra: “Đừng trở vào đây nữa nhé”. Tôi bước từng bước ngập ngừng, âm thanh theo bước chân như nhắc nhở tôi: “Đừng trở lại nữa, đừng trở lại nữa”. Ra ngoài, nhìn lại bức tường xám của nhà giam, tôi giơ tay thề rằng: Chẳng bao giờ tôi trở lại đây nữa. Tôi đang bước đi để tìm cho mình một cuộc sống mới. Tuy nhiên, cuối cùng tôi cũng chẳng tìm ra được nó! Lại một lần nữa, bên ngoài nhà giam tôi chẳng biết mình đi đâu hay là làm gì. Ý định tốt đẹp bay mất khi tôi đến một ngã tư đường. Bây giờ tôi biết rằng một người không thể đi được một mình khi không có bàn tay của Chúa hướng dẫn và lúc bấy giờ thì tôi chưa có Đấng Cứu Thế giúp đỡ. Cuối cùng tôi lại đi tìm các bạn tôi ở Xô-ho (Soho), rồi chứng nào tật nấy, chẳng bao lâu Daring Diana lại xuất hiện trên sân khấu. Tệ hơn nữa là tôi nghiện ma túy trở lại. Tôi tự nhủ rằng tôi sẽ làm chủ trong mọi hành động của tôi, nhưng thật giống như chơi với lửa. Trong thời gian này Ban Truyền Giảng Lưu Hành có đến Xô-ho Soho. Họ có những thanh niên đi ra làm chứng. Dường như bất cứ nơi nào tôi đi, tôi cũng thấy có mặt họ ở đó. Trông họ rất thành thật và tử tế, họ nói về tình yêu của Thượng Đế cho mọi người. Tôi có dừng lại để nghe, nhưng tôi há không nghe những điều này ở lớp trường Chúa nhật rồi sao? Dường như vấn đề cũ lại săn đuổi tôi. Một mặt thì tôi giận nó, một mặt tôi sợ nó. Họ có một cái gì bí mật mà tôi hằng tìm kiếm, trông họ rất vui vẻ, sung sướng, thỏa mãn... Nhưng mà không phải cho tôi, tôi suy nghĩ như vậy. -Đã quá trễ cho tôi rồi. Đôi lúc sau khi công việc xong, tôi ngồi lại đọc quyển Thánh Ca: “Xin nói cho tôi vài câu chuyện về Giê-xu viết trong lòng tôi từng giờ này”. Tôi gấp sách lại -Đúng cho họ thôi vì họ chẳng có cuộc sống như tôi. Điều có thật này dường như không thể tin được, rằng một vũ nữ khỏa thân như tôi mà đọc Thánh Ca vào buổi sáng sớm. Nhưng Đức Chúa Trời ở nơi bí mật của Ngài. Một tối kia, tôi cùng một người bạn đi đến một buổi giảng Tin lành, chúng tôi ngồi phía sau cùng đùa cợt với nhau. Một nhân viên phụ trách mời chúng tôi ngồi lên phía trước trong lúc hội chúng hát bài:



“Dù bạn đang đứng nơi bóng tối, bạn cũng tìm được Giê-xu. Chính Ngài là Đấng săn sóc và hiểu bạn. Dù bạn đứng ở nơi nào, bạn cũng tìm được Giê-xu và bạn sẽ nhận biết Ngài bởi bàn tay có dấu đinh của Ngài ”.
Chúng tôi thường hát bài này ở Trường Chúa nhật. Tưởng gì mới, chứ cái này quá thường, tôi cố gắng xua đuổi tất cả ra ngoài trí óc của tôi. Bạn tôi và tôi ngồi cười với nhau nhưng cuối cùng, tôi cảm thấy như đối mặt với Thượng Đế. Một buổi sáng, tôi gặp một cô gái trong Ban Truyền Giảng, tôi nói: _“Ồ, đừng, xin đừng nói với tôi về điều ấy nữa. Con người của tôi không phải để dành cho tôn giáo của mấy người”. Cô gái hiền từ đáp: _“Chúa Giê-xu yêu bạn và Ngài chết thế cho bạn”. Tôi quát: -“Hãy để tôi yên, cút đi ngay, những lời cô nói chỉ như nước đổ đầu vịt thôi”. Cô gái tiếp: -“Chính cô là kẻ hư mất”. Tôi biết rằng cô gái này nói rất đúng. Chính tôi là kẻ hư mất trong bóng tối của riêng tôi, hư mất trong sự cô đơn của tôi.



Việc này xảy ra gần hai năm trước khi Cứu Chúa Giê-xu đã vớt tôi lên khỏi vũng bùn và để tôi thuộc riêng về Ngài. Nhìn lại quá khứ, tôi thấy đó là một dịp tiện quý báu cho tôi mà tôi đã bỏ qua, tôi đã đánh mất.



Tác giả: Doreen Irvine