"Hỡi Đức
Giê-hô-va, công việc Ngài nhiều biết bao!
Ngài đã làm hết
thảy cách khôn ngoan. Trái đất đầy dẫy tài sản Ngài."
(Thi Thiên 104:24)
1- Mắt của con Jellyfish:
Tập báo khoa học
Nature vào năm 2005 có bài báo về một
phát kiến sinh học của một nhóm khoa học gia người Thụy Điển về một loài sinh
vật dưới biển có tên là Cubozoans,
hay thường gọi là box jellyfish [1]. Loài cá này hình vuông, có bốn
cụm mắt, mỗi cụm ở một mặt. Trong mỗi cụm mắt có hai cặp mắt: một cặp phía trên
và một cặp phía dưới. Các khoa học gia cho rằng loài sinh vật đơn giản
jellyfish này có các con mắt được tiến hoá từ một khí cụ cảm nhận đơn giản hơn,
đáng lẽ chỉ có trong loài vật đơn giản này.
Theo quang hình
học, hình ảnh của một vật ở thật xa, hay còn gọi là vô cực theo ngôn ngữ toán
học, đến con mắt theo các tia sáng song song. Các tia sáng này khi đến màng mắt
(là một kính quang) hội tụ lại trên võng mô phía sau, nếu con mắt không có
vấn đề gì. Ảnh quang hội tụ đó được thần kinh cảm xúc phía sau mắt nhận vào bộ
não để diễn giải thành hình ảnh.
Cặp mắt trên của loài Jellyfish này có sự hội tụ chính xác 100%; có nghĩa là các tia sáng song song hội tụ lại
một điểm duy nhất, không chênh lệch. Tuy nhiên, có một vấn đề
là điểm hội tụ lại ở phía trước
võng mô (đây là hiện tượng bị viễn thị. Mang kính viễn thị sẽ giải quyết vấn đề này!). Nếu điểm hội
tụ chính xác 100% này lại nằm ngay trên võng mô nữa thì loài Jellyfish mới thật
có một cặp mắt hoàn hảo.
Cặp mắt dưới
của loài Jellyfish không được
như cặp mắt trên vì
các tia sáng
song song không hội tụ lại một
điểm mà chênh lệch với nhau tạo nên một vùng (thay vì một điểm) hội tụ (Xin xem
hình H1). Kết quả là ảnh quang bị mờ. Cũng giống như cặp mắt trên, vùng hội tụ
này nằm phía trước võng mô. Như vậy, cặp mắt trên chỉ có vấn đề viễn thị; còn
cặp mắt dưới có hai vấn đề: viễn thị và ảnh quang mờ.
Các nhà khoa học
gia cho rằng đây là bằng chứng của
sự tiến hóa trong
các con mắt của loài Jellyfish. Đó là tiến trình đi từ đơn giản tới phức
tạp, từ thô kệch tới tinh vi, từ náo loạn tới tổ chức, từ ngẫu nhiên tới xác
định.
2- Xác xuất thể hiện:
Nếu chúng ta chỉ
tập trung vào một cụm mắt mà thôi thì chúng ta sẽ thấy có 4 vị trí con mắt.
Chúng là:
1- Mắt trên A
2- Mắt trên B
3- Mắt dưới A
4- Mắt dưới B
Mỗi lựa chọn
trên lại có hai “giá trị” như sau:
1- Rõ
2- Mờ
Như vậy, chúng
ta sẽ có tất cả là 24 = 16 tổ hợp nếu kể cả vị trí mắt và đặc tính
của chúng, như sau:
1- Mắt trên A
rõ, mắt trên B rõ, mắt dưới A rõ, mắt dưới B rõ
2- Mắt trên A
rõ, mắt trên B rõ, mắt dưới A rõ, mắt dưới B mờ
3- Mắt trên A
rõ, mắt trên B rõ, mắt dưới A mờ, mắt dưới B rõ
4- Mắt trên A
rõ, mắt trên B rõ, mắt dưới A mờ, mắt dưới B mờ
5- Mắt trên A
rõ, mắt trên B mờ, mắt dưới A rõ, mắt dưới B rõ
6- Mắt trên A
rõ, mắt trên B mờ, mắt dưới A rõ, mắt dưới B mờ
7- Mắt trên A
rõ, mắt trên B mờ, mắt dưới A mờ, mắt dưới B rõ
8- Mắt trên A
rõ, mắt trên B mờ, mắt dưới A mờ, mắt dưới B mờ
9- Mắt trên A
mờ, mắt trên B rõ, mắt dưới A rõ, mắt dưới B rõ
10- Mắt trên A
mờ, mắt trên B rõ, mắt dưới A rõ, mắt dưới B mờ
11- Mắt trên A
mờ, mắt trên B rõ, mắt dưới A mờ, mắt dưới B rõ
12- Mắt trên A
mờ, mắt trên B rõ, mắt dưới A mờ, mắt dưới B mờ
13- Mắt trên A
mờ, mắt trên B mờ, mắt dưới A rõ, mắt dưới B rõ
14- Mắt trên A
mờ, mắt trên B mờ, mắt dưới A rõ, mắt dưới B mờ
15- Mắt trên A
mờ, mắt trên B mờ, mắt dưới A mờ, mắt dưới B rõ
16- Mắt trên A
mờ, mắt trên B mờ, mắt dưới A mờ, mắt dưới B mờ
Vì tiến hóa là
một tiến trình ngẫu nhiên, có nghĩa là không có một định hướng từ trước, cho
nên nếu nó xẩy ra thật, thì chúng ta phải thấy được tất cả 16 tổ hợp đó ngoài
thiên nhiên, với một xác xuất bằng nhau (1/16), nếu mẫu quan sát lớn đủ. Trái
lại chúng ta chỉ quan sát được một tổ hợp (số 4) trong số 16 tổ hợp khả dĩ. Nếu
tính đủ cả 4 cụm mắt thì xác xuất sẽ thấp hơn nữa. Ngoài ra, nếu tiến hoá thật
sự đã xẩy ra thì không những chúng ta có mắt rõ và mắt mờ, mà còn có mắt rõ rõ,
mắt mờ mờ, mắt hơi rõ, mắt hơi mờ, v.v. nữa!
Như vậy trong
loài Jellyfish, chúng
ta thấy được cả hai tính:
tinh vi và thô kệch. Nhìn ra ngoài vũ
trụ chúng ta cũng nhận thấy điều
tương tự: vừa xác định vừa ngẫu
nhiên [2,3]; vừa tinh vi, vừa thô kệch; vừa tổ chức, vừa náo loạn. Người tin
vào Đấng Thượng Đế thường dựa vào tính tinh vi, tính xác định, tính tổ chức,
v.v. để chứng minh có một Đấng Thượng Đế. Người không tin Chúa dựa vào các tính
kia để chứng minh không có Ngài. Nhưng thiên nhiên không đơn giản như chúng ta
nghĩ.
3- Tổ chức có thể tạo ra vô tổ chức:
Sự việc trong
thiên nhiên đồng tồn tại các đặc
tính mâu thuẫn nói trên không
cho phép chúng ta dùng bằng chứng vật lý để đi tìm câu giải đáp cho
những vấn đề tâm linh. Chúng ta thật sự là trẻ con khi kết luận rằng không có
Đấng Tạo Hoá dựa trên nhận thức chủ quan về những “dữ kiện” dường như ngẫu
nhiên, náo loạn, vô tổ chức, v.v. Để minh hoạ, chúng tôi mời độc giả xem qua kỷ
thuật xáo tín hiệu trong truyền thông.
Truyền thông là
kỷ thuật truyền tín hiệu về âm thanh và/hay số liệu giữa hai nơi. Tín hiệu âm
và liệu được cắt ra và mã hoá theo cơ số hai (0, 1) trước khi được truyền đi.
Trong khi tuyền thông, nhất là truyền thông qua không khí như điện thoại di
động, tín hiệu thường bị đánh cắp. Để bảo tồn sự bí mật, các công ty điện thoại
thường dùng kỷ thuật xáo để biến các tín hiệu đã được mã hoá này giống
như tiếng động
vô nghĩa. Gần-như-tiếng-động ngẫu
nhiên này được
gọi là pseudo-random noise. Trong
kỷ thuật xáo này người ta dùng một công thức
toán học khá phức tạp để biến chuổi tín hiệu có nghĩa thành một chuổi
khác dường như vô nghĩa (vì thế gọi là
tiếng động) đối với người nghe
trộm. Trong khi đó, người nhận được cho một “chìa khóa” để giải mã sự
xáo hiệu này. Chúng ta cần phải có sự thông minh để sáng tạo ra công thức toán
học đó để xáo tín hiệu có nghĩa thành chuổi tiếng động vô nghĩa. Nhưng chúng ta
không có trường hợp ngược lại: tiếng động vô nghĩa tự nó biến
thành một tín hiệu thông minh.
Thánh kinh cho
biết rằng Đức Chúa Trời tạo dựng ra vũ trụ bằng sự khôn sáng (Thi Thiên
104:24). Sự khôn sáng của Ngài được biểu lộ trong thiên nhiên vừa đủ để cho
những ai có lòng tìm kiếm Ngài có đức tin để tin nhận Ngài. Đối với những ai từ
khước Ngài, thì họ sẽ tìm thấy trong chính
thiên nhiên đó những “bằng cớ” để
từ khước Ngài công khai. Đây là hình thức “xáo” tín hiệu của Đức Chúa
Trời để cho những ai muốn tìm tới Ngài phải trở nên đơn sơ và khiêm nhường như
con trẻ trước (Ma-thi-ơ 11:25). Khi trở nên như con trẻ, một người mới nhận
được chìa khóa để mở vào trong sự vinh hiển của Đức Chúa Trời được giấu kín
trong thiên nhiên và đời sống. Nhờ có chìa khóa này những con trẻ đó mới có
được đức tin để nhìn xuyên qua được những gì rối rắm trong thiên nhiên, trong
đời sống để nhận biết và nương cậy vào Đức Chúa Trời, là Đấng mà sự khôn sáng
của Ngài được chính Ngài che khuất.
Lê Anh Huy
16/04/2007
Tham khảo:
1- Dan-E Nilsson, Lars Gislén, Melissa M.
Coates, Charlotta Skogh and Ander Garm,
“Advanced optics
in a jellyfish eye,” Nature, Vol. 435, trang 201 (2005).
2- Lê Anh Huy, “Cơ học lượng tử: Khải thị về
giới hạn của loài người,”
http://hoptinhhoply.net/?q=node/132
3- Lê Anh Huy, “Hiện thực trong thế giới lượng
tử - Con mèo Schrodinger,”
http://hoptinhhoply.net/?q=node/131
4- http://www.ucmp.berkeley.edu/cnidaria/cubozoa.html
Ngữ vựng:
a- Tập báo: Journal
b- Thiên nhiên: Nature
c- Bài báo: Article
d- Phát kiến: Discovery (n), discover (v)
e- Khí cụ cảm xúc: Sensory apparatus
f- Quang hình học: Geometrical optics
g- Võng mô: Retina
h- Xáo tín hiệu: Scramble