Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Thursday, February 28, 2013

Già hay trẻ


Dường như ai ai cũng muốn mình trẻ mãi không già và kéo dài tuổi thọ. Trong khi nhiều người cảm thấy mình trẻ hơn so với tuổi thực, thì một số người khác cảm thấy mình trông già trước tuổi. Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta cảm nhận sự khác nhau giữa tuổi thực và tuổi cảm xúc.

 Trong một nền văn hóa không có sự phát triển của y học và công nghệ, một người 35 tuổi trông già cỗi như đã 70 tuổi.

Tuổi thực và tuổi cảm giác
Có một vài cách để sắp xếp cuộc sống bằng cách tạo sự hài hòa giữa tuổi thực và tuổi cảm giác

“Mọi người không biết rằng tuổi tác không bao giờ dừng lại”. Một người bạn của tôi đi phẫu thuật thẩm mỹ chia sẻ: “Mặc dù tôi đi thẩm mỹ làm căng da mặt, gương mặt tôi vẫn trông già hơn.” Nói một cách khác, một người luôn cảm thấy mình già hơn mỗi ngày khi nhìn qua gương.

Mặt khác, chấp nhận độ tuổi cảm giác và tìm cách cải thiện những yếu tố khác ảnh hưởng đến cơ thể, không phải là thời gian. chẳng hạn, năm ngoái tôi thấy mệt và khó thở, vận động khó khăn, tôi nghĩ là đó là dấu hiệu của tuổi già nhưng khi đi kiểm tra máu cho thấy tôi bị thiếu máu. Vì thế, tôi ưu tiên bổ sung sắt và cảm giác mình trẻ hơn rất nhiều.

Có lẽ điều phổ biến là mọi người cảm thấy mình già trước tuổi. Khi chúng ta đang ở trong độ tuổi thanh niên tràn đầy sức sống và nhiệt huyết, chúng ta thường nghĩ rằng nỗi buồn, sự cô độc và thất vọng luôn sánh vai cùng với tuổi già. Nhưng sự thật không phải như vậy.

Những nỗi đau về mặt tình cảm hay nỗi u uất tinh thần là những triệu chứng của một cuộc sống không hạnh phúc. Tôi thích nhất là được ngắm những người lớn tuổi vẫn tràn trề năng lượng và hạnh phúc. Họ thoát khỏi mọi tình huống “độc hại” có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Có một vài bài tập giúp bạn giữ mãi được nét trẻ trung cho tâm hồn:

Bài tập 1: Loại bỏ quá khứ đau đớn. Gợi ý từ Sigmund: bất cứ khi nào bạn bị tràn ngập bởi những cảm xúc tiêu cực. bạn giống như một đứa con nít. Vì thế, khi bạn cảm thấy đau khổ, tức giận hay khiếp sợ, hãy tự hỏi bản thân “Tôi đang cảm thấy mình bao nhiêu tuổi?” Những lúc như vậy, hầu hết mọi người thường mong đợi người khác nâng niu, chiều chuộng. Thay vì thế, hãy tận dụng những người thân xung quanh bạn an ủi đứa trẻ đang tổn thương bên trong bạn. Trở thành một đứa trẻ trong vài phút, đứa trẻ trong bạn sẽ nói lên những nhu cầu của nó. đó chính là những điều khiến tuổi cảm xúc của bạn đau khổ.

Bài tập 2: Quay trở lại với những điều tốt đẹp. Quan tâm đến đứa trẻ nội tâm mang đến một kết quả mạnh mẽ và đáng ngạc nhiên: thực hiện những nhu cầu và chữa lành chúng. bạn sẽ nhận ra rằng sự trẻ trung có thể là một niềm vui tuyệt vời, đầy những tò mò và thắc mắc. Tôi nhận ra rằng cách tốt nhất để quay trở về tuổi thơ bên trong mình là thông qua nụ cười. Theo những nghiên cứu thì trung bình một người lớn cười khoảng 15 lần một ngày trong khi một đứa trẻ cười 400 lần. Bạn thấy đấy! một người luôn cười nhiều là dấu hiệu của sự trẻ trung.

Tôi không nói đến những nụ cười khó chịu trong những buổi họp kinh doanh. Tôi muốn nói đến nụ cười rạng rỡ xuất phát từ sự thoải mái về tinh thần cũng như thể chất. Hãy nghĩ về những điều làm bạn vui vẻ: đó có thể là một vài người bạn, một vài quyển sách, những tấm thiệp chúc mừng, chú chó bạn yêu thích, những bài hát, bức ảnh, cuốn tạp chí thú vị, những trang web hay hay tập yoga…

Bài tập 3: Mang lại cho cuộc sống đầy năng lượng của tuổi trẻ. Bây giờ bạn hãy thở sâu và nhớ lại kinh nghiệm sex mà bạn cảm thấy tuyệt vời nhất bạn từng trải qua. Đừng lo lắng về những gì đã diễn ra sau đó. Bạn có nhận thấy sức sống mạnh mẽ trong tình yêu diễn ra khi bạn ở trong độ tuổi thanh niên.

Bài tập 4: Khám phá sự khôn ngoan của kinh nghiệm tuổi già. Đây là bài tập hướng tới tương lai. hãy nghĩ về những điều bạn đang lo lắng, một vấn đề bạn không chắc là mình có thể giải quyết. Bây giờ hãy mời một vị khách đến với bạn. Vị khách mời đó chính là bạn khi 150 tuổi. Nhưng có lẽ bạn sẽ chẳng sống đến 150 tuổi.
Chính xác. Lúc đó có lẽ bạn đã chết nhưng bạn vẫn có thể ý thức. Bạn có thể nhớ mọi thứ về lịch sử cuộc đời bạn, mà không lo sợ điều gì. (Nếu bạn không tin về cuộc sống sau cái chết, hãy xem đây chỉ là một trò chơi). Hãy hỏi vị khách của bạn xem làm thế nào để thoải mái với những tình huống này, làm thế nào để thoát khỏi những căng thẳng hay lo âu. Hãy hỏi khi nào thì bạn có thể hạnh phúc trở lại.

Bài tập này giúp tôi rất nhiều khó khăn. Tôi học được từ vị khách mang tên tôi 150 tuổi cách viết một quyển sách, cách kiếm sống, vượt qua những thời điểm tôi mất đi bạn bè hay người thân. Vị khách này cũng luôn có những câu trả lời hay những câu động viên khích lệ tinh thần tôi. Bản thân tương lai của bạn đang chờ đợi để đến thăm và cho bạn những lời khuyên khôn ngoan. Hãy mở rộng cửa để bước vào cánh cửa khôn ngoan của tương lai thay vì cố buộc nó vào tình trạng rối ren của hiện tại hay quá khứ.

Bạn có thể thỏa sức tưởng tượng với những đam mê trong cỗ máy thời gian của cuộc đời. Mỗi khi bạn chữa lành vết thương của một đứa bé trong mình, bạn cảm thấy niềm vui lan tỏa, cảm thấy sức sống mãnh liệt ở tuổi thanh niên hay sự khôn ngoan của tuổi già. Nghĩa là bạn mang đến hiện tại những kinh nghiệm tốt nhất trong cuộc đời. Bạn có thể tận hưởng mọi giai đoạn trong cuộc sống mà không bị ràng buộc bởi điều gì.

Dakota
Keep dreaming for the better life!