Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Saturday, February 16, 2013

Vì Sao Tôi Phải Đọc Kinh Thánh và Nên Đọc Như Thế Nào?



Vào buổi tối ngày lễ thánh Valentine năm 1974. Tôi đang dự một buổi tiệc trong phòng mình tại trường đại học, lúc ấy người bạn thân nhất của tôi đi đâu về với cô bạn gái của anh ta (hiện nay là vợ anh ấy) và cho tôi biết họ đã tiếp nhận Chúa. Tôi lập tức lo sợ cho họ và nghĩ rằng những người theo giáo phái Moon đã bắt lấy họ và họ cần sự giúp đỡ của tôi.


Đã nhiều lần tôi là một kẻ vô thần và nhiều lần là một người theo thuyết bất khả tri luận, tôi không chắc điều mình tin. Tôi đã chịu lễ báp têm và được xác nhận, nhưng những điều đó không có ý nghĩa gì nhiều đối với tôi. Tại trường trung học tôi đã đi nhà thờ đều đặn và học Kinh Thánh qua các bài học RE. Nhưng tất cả đã chấm dứt, tôi đang chống lại tất cả, và đúng ra là đang tranh cãi một cách mạnh mẽ (hay đang nghĩ như thế) để chống lại Cơ Đốc Giáo.


Bây giờ tôi muốn giúp đỡ các bạn của mình, vì vậy tôi nghĩ là mình sẽ bắt tay vào một cuộc khảo sát kỹ lưỡng vấn đề nầy. Tôi lên kế hoạch để đọc kinh Koran, sách của Karl Marx, của Jean-Paul (một nhà triết học theo thuyết hiện sinh), và Kinh Thánh. Tôi tình cờ có được một cuốn Kinh Thánh bám đầy bụi bặm ở trên kệ sách của mình, vì vậy buổi tối hôm ấy tôi lấy xuống và bắt đầu đọc. Tôi đọc suốt từ Mathiơ đến Mác và Luca, đến giữa sách Tin lành Giăng thì tôi ngủ quên đi. Khi thức dậy, tôi đọc hết Tin lành Giăng và tiếp tục sang Công vụ các sứ đồ, Rôma, I&II Côrinhtô. Tôi hoàn toàn bị thu hút vì những gì mình đọc trong quyển sách này. Trước đây tôi đã từng đọc những sách nầy rồi và hầu như những sách này chẳng có ý nghĩa gì đối với tôi. Bây giờ nó lại trở nên sống động đến nỗi tôi không thể bỏ xuống được. Sách này có một hàm ý của chân lý. Tôi biết khi tôi đọc Kinh Thánh tôi đã có một sự đáp ứng bởi vì Kinh Thánh đã phán với tôi cách mạnh mẽ hết sức. Một thời gian rất ngắn sau đó tôi đã đặt niềm tin nơi Chúa Cứu Thế Jêsus.


Kể từ đó Kinh Thánh trở thành một ‘niềm vui sướng’ đối với tôi. Tác giả Thi thiên nói rằng:

Phước cho người nào chẳng theo mưu kế của kẻ dữ. Chẳng đứng trong đường tội nhân, không ngồi chỗ của kẻ nhạo báng. Song lấy làm vui vẻ về luật pháp của Đức Giêhôva, và suy gẫm luật pháp ấy ngày và đêm. Người ấy sẽ như cây trồng gần dòng nước; sanh bông trái theo thì tiết; lá nó cũng chẳng tàn héo. Mọi sự người làm đều sẽ thạnh vượng (Thi  1:1-3).
Tôi yêu thích câu: ‘Người lấy làm vui vẻ nơi luật pháp của Đức Giêhôva’. Vào thời đó, toàn bộ những gì tác giả Thi thiên có được mới chỉ là năm sách của Môise. Và ông đã lấy đó làm niềm vui thích của mình. Trong chương nầy, tôi muốn xem xét lý do vì sao Kinh Thánh lại là niềm vui của mỗi chúng ta và làm thế nào có được điều đó, bằng cách xem xét tính độc đáo của Kinh Thánh qua phần giới thiệu.

Thứ nhất , Kinh Thánh là quyển sách được ưa chuộng hơn hết . Người ta ước tính có đến 44 triệu cuốn Kinh Thánh được bán ra trong một năm và trung bình có khoảng 6,8 cuốn Kinh Thánh trong mỗi gia đình người Mỹ. Một bài viết mới đây trong tạp chí The Times đã ghi một tựa đề phụ như vầy ‘Hãy quên đi các nhà tiểu thuyết Anh hiện đại và những sự liên kết với Tivi, Kinh Thánh đang là cuốn sách bán chạy nhất hàng năm’. Tác giả lưu ý:


Như thường lệ, cuốn sách bán chạy nhất cách xa cả mấy dặm là...Kinh Thánh. Nếu những dịp Kinh Thánh tăng dần lên được phản ánh cách trung thực trong các bảng danh sách bán chạy nhất, thì hiếm có tuần lễ nào có thứ nào khác được nhìn đến - Thật là một điều kỳ diệu, khó hiểu, hay chỉ đơn giản gây cản trở cho thời đại mà sự bất kỉnh ngày càng gia tăng nầy, khi phạm vi các sách vở sẵn có cứ mỗi năm trôi qua lại càng phát triển rộng lớn hơn, quyển sách có một không hai nầy cứ tiếp tục được bán một cách dễ dàng với số lượng lớn mỗi tháng...người ta ước tính, tại Vương Quốc Anh mỗi năm có gần 1.250.000 quyển Kinh Thánh và Tân Ước được bán ra.

Tác giả kết thúc bằng cách nói rằng: ‘Tất cả các bản Thánh Kinh ở mọi thời đại đều bán chạy. Liệu Hiệp hội Kinh Thánh có thể đưa ra một lời giải thích không?’ Tôi được cho biết một cách thật thành thật: ‘Phải, đó thật là một cuốn sách bổ ích’. 

Thứ hai , Kinh Thánh có quyền năng vô song . Vào tháng Năm năm 1928, Thủ tướng Stanley Baldwin đã nói rằng: ‘Kinh Thánh là một cuốn sách dễ gây bùng nổ. Nhưng Kinh Thánh hoạt động theo những cách lạ lùng và không một con người nào có thể thuật lại hoặc biết được cách quyển sách ấy đã hành động trong cuộc hành trình của Kinh Thánh khắp thế giới, đã đánh động vào linh hồn của con người ra sao trong mười ngàn nơi khác nhau để đem lại một sự sống mới, một thế giới mới, một niềm tin mới, một khái niệm mới, một đức tin mới’.


Thời gian gần đây có nổi lên một sự quan tâm, đó là người ta ưa thích những điều huyền bí. Người ta chơi cầu cơ, xem những bộ phim huyền bí, thích coi bói và xem tử vi. Họ muốn tiếp xúc với thế giới siêu nhiên. Điều đáng buồn là họ đang tìm cách để giao thông với các lực lượng gian ác của siêu nhiên trong khi điều Chúa đề ra cho chúng ta trong Kinh Thánh là cơ hội để gặp gỡ với các thế lực tốt lành siêu nhiên. Gặp gỡ Đức Chúa Trời hằng sống thật là một điều sung sướng hơn nhiều, thỏa lòng hơn nhiều và khôn ngoan hơn rất nhiều.


Thứ ba , Kinh Thánh là cuốn sách quý báu độc nhất vô nhị . Cách đây khoảng mười sáu năm, tôi đang đi nghỉ cùng với gia đình ở tại trung tâm Châu Á, là một phần thuộc Liên Bang Xô Viết lúc ấy. Vào thời đó, Kinh Thánh được coi là bất hợp pháp một cách hết sức khắc khe ở tại đó, song tôi đã mang theo một số văn phẩm Cơ Đốc, có cả một số Kinh Thánh tiếng Nga. Trong lúc ở đó, tôi đã đến các Hội thánh và tìm những người nào gương mặt có vẻ là Cơ Đốc Nhân thật sự. (Vào lúc bấy giờ, các buổi nhóm thường bị KGB trà trộn vào). Lần nọ tôi đi theo một người đàn ông, trạc khoảng sáu mươi tuổi, xuống phố sau buổi nhóm. Tôi bắt kịp ông ta và khẽ vỗ vai ông. Không có ai ở đấy. Tôi lấy ra một cuốn Kinh Thánh và trao cho ông. Trong vài giây đầu, ông ta làm ra vẻ như mình là một người không tin Chúa. Nhưng sau đó ông rút trong túi áo ra một cuốn Tân Ước có lẽ đến 100 năm tuổi. Những trang giấy cũ mòn đến nỗi hầu như trong suốt. Khi ông ta hiểu ra rằng ông đã được nhận một cuốn Kinh Thánh toàn bộ ông ta hết sức mừng rỡ. Ông chẳng hề nói được một câu tiếng Anh và tôi cũng chẳng nói được một lời tiếng Nga. Chúng tôi ôm chầm lấy nhau và ông ta bắt đầu chạy xuống đường, nhảy lên vì vui mừng, bởi ông biết Kinh Thánh là thứ quý nhất trên thế gian nầy.


Vì sao Kinh Thánh lại được ưa thích, đầy quyền năng và quý báu đến như vậy? Chúa Jêsus phán: ‘Người ta sống chẳng phải chỉ nhờ bánh mà thôi, song nhờ mọi lời nói ra từ miệng Đức Chúa Trời’ (Mat 4:4). Những lời nầy thuộc thì hiện tại, và có nghĩa là ‘liên tục ra từ miệng Đức Chúa Trời’; giống như một dòng suối cứ tuôn đổ, như dòng nước từ nguồn thác không bao giờ tĩnh lặng. Đức Chúa Trời không ngừng muốn được giao thông với dân sự Ngài. Ngài thật vẫn luôn làm điều đó, chủ yếu là qua Kinh Thánh.


Một cẩm nang cho đời sống-Đức Chúa Trời đã phán Đức Chúa Trời đã phán dạy chúng ta bởi con Ngài là Đức Chúa Jêsus Christ (HeDt 1:2). Cơ Đốc Giáo là một niềm tin được mặc khải. Chúng ta không thể tìm được Ngài nếu như Ngài không mặc khải chính mình Ngài. Đức Chúa Trời đã mặc khải chính mình Ngài qua một người đó là Chúa Cứu Thế Jêsus. Ngài là sự mặc khải cuối cùng của Đức Chúa Trời.


Phương cách chủ yếu để chúng ta hiểu biết về Chúa Jêsus là nhờ sự mặc khải của Đức Chúa Trời được ghi chép trong Kinh Thánh. Thần học Kinh Thánh phải là sự nghiên cứu về sự mặc khải của Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh. Đức Chúa Trời cũng đã mặc khải chính mình Ngài qua tạo vật vũ trụ (Ro 1:19-20; Thi  19:1-14). Khoa học là một công trình khảo sát tỉ mỉ về sự mặc khải của Đức Chúa Trời trong vũ trụ (không nên có xung đột giữa khoa học và niềm tin Cơ Đốc; mà chúng chỉ bổ sung cho nhau), Đức Chúa Trời cũng thường phán dạy con người cách trực tiếp bởi Thánh Linh Ngài: qua lời tiên tri, các giấc mơ, các sự hiện thấy, và qua những người khác. Sau nầy chúng ta sẽ xem xét tất cả những điều đó cách chi tiết hơn. Đặc biệt ở chương nói về sự chỉ dẫn. Trong chương nầy chúng ta sẽ xem xét cách Đức Chúa Trời thường phán dạy qua Kinh Thánh.


Ông Phaolô đã viết về sự thần cảm của Lời Kinh Thánh đã sẵn dành cho ông như sau: ‘Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình, hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sửa để làm mọi việc lành’ (IITi  3:16-17).
Từ dành cho chữ ‘Đức Chúa Trời soi dẫn’ là theopneustos . Thường được dịch là ‘Đức Chúa Trời soi dẫn’ nhưng được dịch sát nghĩa là ‘Đức Chúa Trời hà hơi’. Tác giả muốn nói rằng Kinh Thánh là lời phán của Đức Chúa Trời. Tất nhiên Ngài đã sử dụng những nhân tố con người. 100% công việc của những con người. Nhưng cũng 100% được soi dẫn bởi Đức Chúa Trời (cũng như Chúa Jêsus vừa hoàn toàn là người mà Ngài cũng hoàn toàn là Đức Chúa Trời).


Đó là cách chính Chúa Jêsus đã đề cập đến Kinh Thánh trong thời của Ngài. Đối với Ngài, điều gì Thánh Kinh phán là Đức Chúa Trời phán (Mac  7:5-13). Nếu Chúa Jêsus là Chúa chúng ta, thì thái độ của chúng ta đối với Kinh Thánh cũng phải giống như thái độ của Ngài đối với Kinh Thánh. ‘Niềm tin cho rằng Chúa Cứu Thế là sự mặc khải tối ưu của Đức Chúa Trời dẫn đến niềm tin nơi sự thần cảm của Kinh Thánh, tức là của Cựu Ước bởi lời chứng trực tiếp của Chúa Jêsus và của Tân Ước bởi điều luận ra từ lời chứng của Ngài’. 26 


Quan điểm cao trọng về sự thần cảm của Kinh Thánh nầy được hầu hết Hội thánh khắp thế giới qua các thời đại tuân giữ một cách phổ biến. Các nhà thần học ban đầu của Hội thánh đã có quan điểm ấy. Irenacus (Khoảng năm 130 - 200 SC) đã nói rằng ‘Kinh Thánh thật hoàn hảo’. Cũng vậy, những nhà cải chánh, như Martin Luther, đã nói về ‘Kinh Thánh là cuốn sách không hề có lỗi lầm.’ Ngày nay quan điểm chính thức của Giáo Hội Công Giáo La mã là Kinh Thánh đáng được đưa vào bảo vệ trong Cộng Đồng Vatican II. Kinh Thánh ‘được viết ra dưới sự soi dẫn của Đức Thánh Linh...mà tác giả chính là Đức Chúa Trời’. Vì vậy Kinh Thánh phải được công nhận là lời ‘vô ngộ’. Cho đến thế kỷ vừa qua, đây cũng đã là quan điểm của tất cả các giáo hội Tin lành khắp thế giới, và mặc dầu hiện nay quan điểm nầy bị nghi ngờ và thậm chí bị chế nhạo tùy mức độ tại các trường phổ thông, nó vẫn tiếp tục được nhiều học giả ưu tú ủng hộ.


Nói vậy không có nghĩa là không có những điều khó hiểu trong Kinh Thánh. Ngay cả Phierơ cũng thấy có mấy khúc khó hiểu trong thư Phaolô viết (IIPhi  3:16). Có những sự khó hiểu thuộc về đạo đức và lịch sử và một số nơi có vẻ như mâu thuẫn với nhau. Một số những điều khó hiểu nầy có thể được giải thích được bởi các đoạn văn khác nhau mà các tác giả đã viết. Điều quan trọng cần phải nhớ là Kinh Thánh đã được viết ra trong một khoảng thời gian hơn 1.500 năm, ít nhất là do bốn mươi trước giả, kể cả các vị vua. Các học giả, các triết gia, các ngư phủ, những nhà thơ, các chính khách, các sử gia và các bác sĩ. Họ đã viết bằng các thể loại văn thơ khác nhau như lịch sử, thơ ca, lời tiên tri, lời mặc khải, và các thư tín.


Mặc dầu có một số những điều dường như mâu thuẫn có thể được giải thích bằng các đoạn văn khác nhau, song vẫn có những mâu thuẫn khác Cơ Đốc Nhân vẫn tin vào tình yêu của Đức Chúa Trời và tìm cách để hiểu được vấn đề của sự đau khổ trong sự sắp đặt đó. Tương tự như vậy chúng ta cần phải tiếp tục nắm giữ niềm tin nơi sự thần cảm của Kinh Thánh và tìm cách hiểu được những khúc khó hiểu trong văn mạch đó. Điều quan trọng là bao lâu mình còn có thể tìm tòi thì cứ tiếp tục, đừng chạy trốn khỏi những chỗ khó hiểu, để giải đáp các chỗ khó hiểu đó sao cho chính mình được thỏa đáp.


Điều quan trọng phải giữ vững đó là, cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, ngay cả khi chúng ta chưa thể giải quyết ngay được tất cả những khúc mắc. Nếu chúng ta làm vậy. Lời Chúa sẽ biến đổi lối sống của chúng ta. Khi Mục sư Billy Graham còn là một thanh niên, có nhiều người (trong số đó có một người tên là Churk) đã bắt đầu nói với anh ta rằng ‘cậu không thể nào tin hết mọi điều trong Kinh Thánh được’. Billy bắt đầu băn khoăn về điều đó và trở nên rất bối rối. John Pollock, trong tiểu sử ông viết về nhà truyền giáo nầy, đã ký thuật điều xảy ra:


Thế là tôi trở về và lấy quyển Kinh Thánh của mình đi ra ngoài trời dưới ánh sáng trăng. Tôi tìm được một gốc cây và đặt quyển Kinh Thánh lên đó, đoạn tôi quỳ gối xuống và cầu nguyện rằng: ‘Ôi! Lạy Chúa, con không chứng minh được những điều chắc chắn. Con không trả lời được những câu hỏi Chudk đã nêu lên và một số điều những người khác nêu ra, nhưng con lấy đức tin nhìn nhận rằng, quyển sách nầy là Lời của Đức Chúa Trời.’ Tôi cứ quỳ nơi gốc cây cầu nguyện không thành lời, mắt tôi ướt đẫm...Tôi đã có một cảm nhận lớn lao về sự hiện diện của Chúa. Tôi có được một sự bình an vô cùng chứng tỏ quyết định tôi đã lập là điều đúng. 

Nếu chúng ta thừa nhận Kinh Thánh là Lời được hà hơi của Đức Chúa Trời, thì uy quyền của lời Chúa phải theo sau lời thừa nhận đó. Nếu Kinh Thánh chính là lời của Đức Chúa Trời thì Kinh Thánh phải là thẩm quyền tối cao của chúng ta đối với điều chúng ta tin và cách chúng ta hành động. Đối với Chúa Jêsus, Thánh Kinh đã là uy quyền tối cao của Ngài, vượt trên cả những gì những nhà lãnh đạo hội thánh lúc bấy giờ tuyên bố (Mac  7:1-20) và trên cả những ý kiến của người khác, dầu cho họ khôn ngoan đến thế nào (xem 12:18-27). Dầu nói như thế, chúng ta tất nhiên cũng phải coi trọng đúng mức những gì những bậc lãnh đạo giáo hội và những người khác nói, miễn là điều đó không mâu thuẫn với lời mặc khải của Đức Chúa Trời.

Kinh Thánh phải là thẩm quyền của chúng ta trong mọi vấn đề về ‘phương châm cũng như cách hành động’. Như chúng ta đã thấy: ‘Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình’ (IITi  3:16). Thứ nhất, Kinh Thánh là uy quyền của chúng ta về những gì chúng ta tin (phương châm, tín điều của chúng ta) để ‘dạy dỗ’, ‘sửa trị’. Chính trong Kinh Thánh chúng ta tìm được điều Chúa phán dạy (và điều chúng ta phải làm, nhờ đó, chúng ta tin) về sự chịu khổ, về Chúa Jêsus, về thập tự giá và v..v..


Thứ hai, Kinh Thánh là thẩm quyền của chúng ta để chúng ta biết cách hành động (cách cư xử của chúng ta), để ‘sửa trị’ và để ‘đào luyện người trong sự công bình’. Chính tại đây chúng ta tìm biết điều gì là sai theo mắt Đức Chúa Trời và làm thế nào để chúng ta có thể sống một đời sống công bình. Ví dụ như ‘Mười điều răn...là một phân tích sáng suốt của những điều kiện tối thiểu để dựa vào đó một xã hội, một dân tộc, một quốc gia, có thể sống một đời sống đúng mực, công bằng và văn minh.’ 


Có một số điều được nói rất rõ trong Kinh Thánh. Lời Chúa cho chúng ta biết cách xử sự trong đời sống hàng ngày, ví dụ khi chúng ta đang hữu dụng hoặc chịu những áp lực. Từ Kinh Thánh chúng ta biết rằng tình trạng độc thân có thể là một sự kêu gọi cao trọng (ICo 7:7), nhưng đó là điều ngoại lệ chứ không phải quy luật; hôn nhân là tiêu chuẩn bình thường (Sang 2:24; ICo 7:2). Chúng ta biết quan hệ tính dục ngoài hôn nhân là sai phạm. Chúng ta cũng biết, việc cố gắng kiếm cho mình một công việc làm là điều phải lẽ. Chúng ta biết ban cho và tha thứ là điều chính đáng. Còn những vấn đề khác nữa, chúng ta còn được ban cho những chỉ dẫn về cách nuôi dạy con cái và chăm lo cho những người bà con lớn tuổi của mình.


Có một số người bảo rằng: ‘Tôi không thích quyển sách luật pháp nầy, tất cả những luật lệ và quy định trong đó (khắc khe quá). Tôi muốn được tự do. Nếu bạn sống theo Kinh Thánh bạn không được tự do hưởng thụ cuộc sống’. Nhưng điều người ta nói đó có thật sự đúng đắn không? Kinh Thánh có tướt mất tự do của chúng ta không? Hay thật sự Kinh Thánh ban cho chúng ta tự do? Thật ra, những luật lệ và qui định có thể tạo ra tự do và gia tăng niềm vui.


Cách đây vài năm, một trận bóng đá được tổ chức bao gồm hai mươi hai bé trai, trong đó có một trong các con trai của tôi, lúc đó được tám tuổi. Một người bạn của tôi đã mời Andy (người đã huấn luyện cho các cậu bé suốt năm) sẽ làm trọng tài. Thật không may, mãi đến 2g30 chiều hôm đó, anh ta vẫn chưa đến. Các cậu bé không thể đợi lâu hơn nữa. Tôi bị buộc phải thế vào vị trí của trọng tài. Có một số những khó khăn với công việc nầy: tôi không có còi, không có những điểm làm dấu cho các đường biên của sân bóng; tôi không biết tên bất cứ đứa bé nào cả; chúng không mặc hai màu phân biệt để người ta biết chúng thuộc bên nào, và tôi, cũng như một số các cậu bé, không biết rõ các luật lệ.


Trận đấu chẳng bao lâu đã rơi vào một tình trạng hoàn toàn hỗn độn. Một số la lớn rằng banh đã vào, số khác la rằng chưa vào. Tôi thì không quả quyết lắm, nên tôi cứ để mọi sự tiếp tục. Thế rồi bắt đầu có những cú chơi xấu. Một số la lớn ‘Chơi xấu!’ Một số khác lại ‘không phải chơi xấu!’ Tôi chẳng biết bên nào đúng. Vì vậy tôi cứ để chúng chơi tiếp. Và rồi chúng bắt đầu bị tổn thương. Lúc Andy đến, đã có cậu bé bị thương nằm trên đất và hết thảy những người còn lại đều đang la ó, nhắm vào tôi là chính! Song khi Andy xuất hiện, anh ta thổi còi lên, ổn định hai đội, cho chúng biết các đường biên ở đâu và đưa chúng vào sự kiểm soát hoàn toàn. Và rồi các cậu bé đã có được trận đấu đích thực.


Những cậu bé được tự do hơn khi không có luật lệ hay chúng thực sự thiếu mất tự do? Nếu không có một thẩm quyền có hiệu lực nào cả, chúng sẽ tự do làm mọi sự chúng muốn, hậu quả là mọi thứ rối tung lên và người ta bị thương tổn. Hẳn là người ta sẽ thích hơn nhiều khi biết rõ đâu là các đường biên. Và bên trong các đường biên ấy họ sẽ được tự do để vui hưởng cuộc chơi.


Trong một số các trường hợp, Kinh Thánh cũng giống như vậy. Đó chính là quyển sách luật của Đức Chúa Trời. Ngài cho chúng ta biết điều gì là ‘đúng’, điều gì là ‘sai’, Ngài cho chúng ta biết điều mình được làm và không được làm. Nếu chúng ta chơi đúng theo luật, sẽ có sự tự do và niềm vui. Nếu chúng ta vi phạm luật, sẽ gây tổn thương cho chính mình và người khác. Đức Chúa Trời không bảo: ‘Ngươi chớ giết người’ để làm hỏng niềm vui hưởng thụ cuộc sống của chúng ta. Ngài không phán bảo: ‘Ngươi chớ phạm tội tà dâm’, vì cớ Ngài là một kẻ phá đám. Song Ngài không muốn con người bị tổn hại. Khi người ta lìa bỏ vợ mình hoặc chồng mình và con cái để phạm tội tà dâm, đời sống sẽ rối mù lên.


Kinh Thánh là sự mặc khải của Đức Chúa Trời về ý muốn Ngài cho dân sự Ngài. Càng tìm biết ý muốn Ngài và thực hành, chúng ta sẽ càng tự do hơn. Chúa đã phán, chúng ta cần phải nghe điều Ngài đã phán dạy.


Một bức thư yêu thương từ Đức Chúa Trời-Đức Chúa Trời phán 
Đối với một số người, Kinh Thánh chẳng qua chỉ là một cuốn cẩm nang dành cho đời sống, có nhiều chỗ làm dấu, sờn cũ, vì được đọc quá thường xuyên. Họ tin Lời Chúa phán và họ có thể nghiên cứu Kinh Thánh hàng giờ. Họ phân tích Kinh Thánh, đọc các phần chú giải Kinh Thánh (không có gì sai trật khi làm như vậy), nhưng dường như họ không nhận ra rằng không những Đức Chúa Trời đã phán mà ngày nay Ngài vẫn còn phán qua điều Ngài đã phán trong Kinh Thánh. Ao ước của Đức Chúa Trời là chúng ta hãy sống trong mối tương giao với Ngài. Ngài muốn phán với chúng ta hàng ngày qua Lời Ngài. Vì vậy Kinh Thánh vừa là một quyển cẩm nang cho đời sống, vừa là một bức thư bày tỏ tình yêu của Đức Chúa Trời cho con người.


Trọng tâm của Kinh Thánh là nhằm tỏ cho chúng ta cách bước vào mối tương giao với Đức Chúa Trời qua Đức Chúa Jêsus Christ, Chúa Jêsus phán: ‘các ngươi dò xem Kinh Thánh vì tưởng bởi đó được sự sống đời đời; ấy là Kinh Thánh làm chứng về ta vậy, song các ngươi không muốn đến cùng ta để được sự sống’ (Giang 5:39-40).


Tiến sĩ Christopher Chavasse, cựu Giám mục thành phố Rochester, đã nói:

Kinh Thánh là bức ảnh của Cứu Chúa Jêsus chúng ta. Các sách Tin lành là chính nhân vật trong bức hình. Cựu Ước là cái nền chuẩn bị cho nhân vật thánh, hướng đến nhân vật thánh và tuyệt đối cần thiết cho sự kết hợp như một tổng thể. Các thư tín phục vụ như bộ y phục cũng như để tô điểm cho nhân vật, giải thích và mô tả nhân vật. Vậy thì, trong khi đọc Kinh Thánh, chúng ta nghiên cứu bức ảnh như một tổng thể lớn, thì phép lạ xảy ra, nhân vật chính trở nên sống động, và ra khỏi bức vẽ của Lời bằng văn tự, chính Chúa Cứu Thế đời đời trong câu chuyện Emmaút trở thành vị giáo sư dạy Thánh Kinh cho chúng ta, lấy mọi Lời Kinh Thánh giải thích cho chúng ta những điều về chính mình Ngài.

Nếu chúng ta nghiên cứu Kinh Thánh mà chẳng hề đến cùng Chúa Cứu Thế Jêsus, không hề gặp gỡ Ngài trong khi đọc Thánh Kinh thì không ích lợi gì. Martin Luther đã nói như vầy ‘Kinh Thánh là máng cỏ hay ‘cái nôi’ trong đó hài nhi Jêsus nằm. Chúng ta đừng xem xét tỉ mỉ chiếc nôi mà quên tôn thờ hài nhi’.

Mối quan hệ của chúng ta với Chúa là mối quan hệ hai-chiều. Chúng ta thưa chuyện với Ngài qua sự cầu nguyện và Ngài phán với chúng ta qua nhiều cách, nhưng đặc biệt là qua Kinh Thánh. Đức Chúa Trời thường phán qua những gì Ngài đã phán. Tác giả thư Hêbơrơ khi trưng dẫn Cựu Ước, ông nói (Thì hiện tại) rằng ‘như Đức Thánh Linh phán ‘ (Heb 3:7). Đức Thánh Linh không chỉ phán trong quá khứ, Ngài thường phán lại qua những gì Ngài đã phán. Đó là điều làm cho Kinh Thánh hết sức sống động. Một lần nữa, như Martin Luther đã nói ‘Kinh Thánh thật sống động, Kinh Thánh phán với tôi; Kinh Thánh có chân, nó chạy theo sau tôi; Kinh Thánh có tay; nó đưa tay lên giữ tôi’.
Điều gì xảy ra khi Đức Chúa Trời phán? Thứ nhất , Ngài đem đức tin đến cho những kẻ chưa tin Chúa . Sứ đồ Phaolô nói: ‘Đức tin đến bởi sự người ta nghe, mà người ta nghe là khi Lời Đấng Christ được rao giảng’ (Ro 10:17). Khi người ta thường xuyên đọc lời Chúa thì họ mới có đức tin đến Chúa Jêsus Christ. Đó là kinh nghiệm chắc chắn của tôi.


David Suchet, một nghệ sĩ chủ đạo các nỗ lực của Shakespear và rất nổi tiếng trong vở nhạc kịch Poirot , thuật lại câu chuyện đây vài năm, khi ông đang nằm trong bồn tắm tại một khách sạn ở Hoa Kỳ, thình lình ông có một ao ước thôi thúc muốn đọc Kinh Thánh. Ông tìm được một cuốn Kinh Thánh Ghêđêôn và bắt đầu đọc phần Tân Ước. Trong khi đang đọc, ông đã đặt đức tin nơi Chúa Cứu Thế Jêsus. Ông nói:


Từ chỗ nào đó tôi có được niềm khao khát muốn đọc lại Kinh Thánh một lần nữa. Đó là phần quan trọng nhất trong sự biến cải của tôi. Tôi bắt đầu bằng sách Công vụ các sứ đồ rồi đến hai bức thư của sứ đồ Phaolô, là Rôma và Côrinhtô. Và chỉ sau khi đọc hết những sách này, tôi mới đọc đến các sách Phúc Âm. Thình lình, tôi khám phá trong Tân Ước phương cách sống đáng phải noi theo. 

Thứ hai , Ngài phán với những Cơ Đốc Nhân . Khi chúng ta đọc Kinh Thánh, chúng ta kinh nghiệm một mối quan hệ với Chúa được biến đổi qua Chúa Cứu Thế Jêsus. Sứ đồ Phaolô nói rằng: ‘Chúng ta ai nấy đều để mặt trần mà nhìn xem vinh hiển Chúa như trong gương, thì hóa nên cũng một ảnh tượng Ngài, từ vinh hiển qua vinh hiển, như bởi Chúa, là Thánh Linh’ (IICo 2Cr 3:18). Khi đọc Kinh Thánh, chúng ta bước vào mối liên hệ với Chúa Cứu Thế Jêsus. Tôi luôn có ấn tượng như thể là một sự kiện tuyệt vời phi thường hơn hết khi chúng ta lại có thể trò chuyện và lắng nghe Đấng mà chúng ta được đọc đến trong các trang Tân Ước, vì Ngài cũng chính là Chúa Cứu Thế Jêsus ấy. Khi chúng ta đọc Kinh Thánh, Ngài sẽ phán với chúng ta (không phải bằng lời nghe được, không phải một cách chung chung, mà là trong chính tấm lòng của chúng ta). Chúng ta sẽ nghe được lời của Ngài dành cho chúng ta. Khi chúng ta dành thì giờ ở với Ngài, tâm tánh chúng ta sẽ trở nên giống như tâm tánh Ngài.

Dành thì giờ ở trong sự hiện diện của Ngài, lắng nghe tiếng phán của Ngài sẽ mang lại nhiều phước hạnh. Ngài thường mang niềm vui và bình an đến, dầu cuộc đời chúng ta đang ở giữa cơn khủng hoảng (Thi  23:5). Khi chúng ta không biết chắc phải đi theo hướng nào, Đức Chúa Trời thường chỉ dẫn chúng ta bằng lời của Ngài (Thi  119:105). Sách Châm ngôn thậm chí còn cho chúng ta biết rằng Lời Chúa đem lại sự chữa lành cho thân thể chúng ta (ChCn 4:22).
Kinh Thánh cũng đem đến sự bảo vệ để chúng ta chống đỡ sự tấn công về mặt thuộc linh. Chúng ta chỉ có một gương mẫu kể chi tiết việc Chúa Jêsus đương đầu với sự cám dỗ. Chúa Jêsus đã đối diện với cuộc tấn công dữ dội của ma quỷ ngay vào lúc Ngài bắt đầu chức vụ (Mat  4:1-11). Chúa Jêsus đã giải quyết mỗi một cám dỗ bằng cách sử dụng một câu Kinh Thánh trích từ Thánh Kinh. Tôi thấy thật thú vị khi mỗi một câu đáp trả của Ngài đều lấy từ Phục Truyền Luật Lệ Ký đoạn 6-8. Dường như hợp lý để suy luận rằng Ngài đã và đang họ Cơ Đốc Nhân trước đó bảy năm và hành động ban đầu của ba mẹ tôi là thù ghét hoàn toàn. Nhưng dần dần, qua năm tháng, ba mẹ tôi bắt đầu nhìn thấy sự thay đổi trong tôi. Mẹ tôi đã trở thành một Cơ Đốc Nhân có kết ước với Chúa một thời gian lâu trước khi bà mất. Cha tôi là một người rất ít nói. Thoạt đầu, ông rất nghi ngại biết tôi tham gia vào niềm tin Cơ Đốc, nhưng từ từ ông bắt đầu có thiện cảm hơn. Sự qua đời của ông thật hoàn toàn đột ngột. Điều khó khăn nhất đối với tôi trong cái chết của ông là tôi không biết chắc ông đã tin Chúa hay chưa.


Đúng mười ngày sau khi cha tôi mất, trong khi đang đọc Kinh Thánh, tôi xin Chúa hãy phán với tôi về cha tôi trong ngày đó bởi vì tôi vẫn còn băn khoăn về ông. Tôi tình cờ đang đọc sách Rôma và tôi đọc đến câu ‘Vì hễ ai kêu cầu danh Chúa thì sẽ được cứu’ (Ro 10:13). Tôi hiểu Chúa đang phán cùng tôi trong chính giờ đó và câu Kinh Thánh ấy là dành cho cha tôi. bởi vì ông đã kêu cầu danh Chúa và đã được cứu. Chừng năm phút sau, vợ tôi, Pippa, bước vào và nói với tôi rằng: ‘Em vừa đọc một câu Kinh Thánh dành cho cha. Câu ấy như vầy ‘Vả lại, ai cầu khẩn danh Chúa thì sẽ được cứu’. Thật là một điều quá lạ thường, bởi vì câu Kinh Thánh ấy chỉ xuất hiện có hai lần trong Tân Ước và Chúa đã phán với cả hai chúng tôi qua cùng những lời lẽ ấy vào cùng một thời điểm ở hai chỗ khác nhau của Kinh Thánh.


Ba ngày sau đó, chúng tôi đến dự một buổi học Kinh Thánh tại nhà một người bạn và bài học hôm ấy nằm trong Ro 10:13, cũng khúc Kinh Thánh đó. Vậy là ba lần trong suốt ba ngày đó Chúa đã phán với tôi về cha tôi bằng những lời như nhau. Dầu vậy trên đường đến sở làm tôi vẫn cứ suy nghĩ đến cha mình và băn khoăn về ông. Khi tôi ra khỏi xe điện ngầm, tôi ngước lên và kìa, một tấm áp phích lớn có ghi câu ‘Vì hễ ai kêu cầu danh Chúa thì sẽ được cứu’ (RoRm 10:13). Tôi nhớ lại khi nói chuyện với một người bạn về điều băn khoăn đó cùng những gì đã xảy ra, anh ta đã bảo tôi: ‘Anh có nghĩ rằng có lẽ Chúa đang cố gắng để phán cùng anh không?’


Khi Chúa phán cùng chúng ta và chúng ta học biết để nghe được tiếng phán Ngài, mối tương qua giữa chúng ta với Ngài tăng trưởng và tình yêu của chúng ta đối với Ngài sâu nhiệm.
Trong thực tế làm thế nào để chúng ta nghe được tiếng Đức Chúa Trời phán qua Kinh Thánh? 


Thì giờ là thứ của cải quý nhất của chúng ta. Áp lực trên thì giờ thường có khuynh hướng gia tăng khi cuộc sống đi lên và chúng ta trở nên ngày càng bận rộn hơn. Có một câu phương châm nói rằng: ‘tiền bạc là sức mạnh, nhưng thì giờ là sự sống’. Nếu chúng ta dự định sẽ dành thì giờ để đọc Kinh Thánh, thì chúng ta phải hoạch định trước. Nếu chúng ta không hoạch định trước, chúng ta sẽ không bao giờ thực hiện được. Đừng chán nản nếu bạn chỉ giữ được 80% kế hoạch của mình. Đôi khi chúng ta ngủ quá giờ.


Bắt đầu với một mục tiêu thực tiễn là điều khôn ngoan. Đừng tham vọng quá. Dành ra ít phút mỗi ngày còn hơn là ngày thứ nhất dành ra cả một tiếng rưỡi rồi sau đó bỏ cuộc. Nếu trước đây bạn chưa bao giờ học Kinh Thánh, bạn có thể dành ra bảy phút mỗi ngày. Tôi bảo đảm nếu bạn cứ thực hành đều đặn như vậy mỗi ngày, bạn sẽ dần dần tăng thêm giờ học Kinh Thánh. Càng nghe Lời Chúa bạn càng sẽ muốn nghe thêm nữa.


Mác cho chúng ta biết Chúa Jêsus đã thức dậy sớm và đi ra nơi vắng vẻ để cầu nguyện (Mac  1:25). Điều quan trọng là hãy cố gắng tìm một nơi nào đó chúng ta có thể ở riêng. Tôi ưa thích đi ra ngoài nếu đang ở miền đồng quê. Ở thành phố Luân Đôn, thật khó mà tìm ‘một nơi vắng vẻ’ hơn là góc phố góc phố mà tôi có thể đến để đọc Kinh Thánh và cầu nguyện. Tôi thấy thì giờ đầu tiên vào buổi sáng là thì giờ tốt nhất, trước khi con cái thức dậy và chuông điện thoại bắt đầu reo. Tôi pha một tách sô cô la nóng (để mình tỉnh táo) lấy Kinh Thánh, cuốn nhật ký và một quyển sổ tay. Tôi dùng sổ tay để ghi lại những lời cầu nguyện cũng như những điều tôi nghĩ Chúa có thể đang phán với tôi. Quyển nhật ký được dùng như một sự trợ giúp để cầu nguyện cho mỗi một giai đoạn trong ngày của mình, và cũng để ghi nhanh những điều đến với tâm trí mình. Điều nầy ngăn chúng khỏi hoạt động như một ý tưởng bị xao lãng.


Hãy bắt đầu bằng cách xin Chúa phán với bạn qua khúc Kinh Thánh bạn sắp đọc. Sau đó bạn hãy đọc khúc Kinh Thánh ấy. Nếu bạn là người mới bắt đầu, tôi khuyên bạn mỗi ngày hãy đọc một vài câu trong các sách Tin lành. Bạn có thể dùng các sách chú giải dành cho Kinh Thánh đọc hằng ngày có bán tại hầu hết các hiệu sách Cơ Đốc cũng rất hữu ích.


Trong khi đọc bạn hãy hỏi mình ba câu hỏi.


1. Đoạn Kinh Thánh nầy nói gì? Đọc qua ít nhất một lần, và nếu cần, hãy đối chiều với các bản dịch khác.


2. Đoạn Kinh Thánh nầy hàm ý điều gì? Nó có ý nghĩa gì với độc giả đầu tiên và cho những người đọc phân đoạn Kinh Thánh này lần đầu tiên (đây chính là chỗ việc ghi chép có thể ích lợi).


3. Đoạn Kinh Thánh nầy có thể áp dụng thế nào cho tôi, gia đình tôi, công việc của tôi, những người láng giềng của tôi, xã hội chung quanh tôi. (Đây là phần quan trọng nhất. Chính khi chúng ta nhìn thấy sự thích ứng cho đời sống chính mình thì việc đọc Kinh Thánh mới trở nên thật sự thú vị và chúng ta đến chỗ nhận xét rõ ràng mình đang nghe tiếng Chúa phán).


Cuối cùng, chúng ta phải thực hành những gì mình đã nghe từ nơi Chúa. Chúa Jêsus phán: ‘Vậy kẻ nào nghe và làm theo lời ta phán đây thì giống như một người khôn ngoan cất nhà mình trên vầng đá’ (Mat  7:24). Cũng giống như điều nhà truyền giáo thế kỷ thứ mười chín D.L.Moody đã nói rõ ‘Kinh Thánh không được Chúa ban để gia tăng thêm tri thức của chúng ta, mà được ban cho để thay đổi đời sống’.


Tôi muốn kết thúc bằng cách xem lại Thi Tv 1:2 là phần Kinh Thánh đã mở đầu chương nầy. Tác giả Thi thiên khuyên chúng ta hãy ‘vui vẻ’ trong Lời của Chúa. Nếu chúng ta làm theo như vậy, ông cho biết có những điều chắc chắn sẽ xảy ra trong đời sống chúng ta.


Trước hết, chúng ta sẽ sanh bông trái . Tác giả Thi thiên nói rằng: ‘Người ấy sẽ giống như cây trồng gần dòng nước, sanh bông trái theo thì tiết’ (câu 3). Lời hứa nầy có nghĩa là đời sống chúng ta sẽ sinh ra kết quả, là bông trái của Thánh Linh (như chúng ta đã thấy trong chương 4). Và rồi sẽ đem lại sự biến đổi trong đời sống của những người khác nữa. Không những chính chúng ta được ích khi đọc Kinh Thánh, mà chúng ta còn là một nguồn phước cho người khác nữa, cho bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm và cho cộng đồng trong đó mình sống. Đó là những bông trái còn lại đời đời (Giang 15:16).


Thứ hai, chúng ta sẽ có được sức mạnh để kiên trì trong bước đi của mình với Chúa. Lời hứa dành cho người vui vẻ nơi luật pháp Đức Chúa Trời đó là người ấy sẽ giống như cây có ‘lá không hề tàn héo’ (câu 3).


Nếu chúng ta cứ ở gần bên Chúa Cứu Thế Jêsus bởi Lời của Ngài, chúng ta sẽ không bị khô héo hay mất sự sống thuộc linh. Có những từng trải thuộc linh lớn lao vẫn chưa đủ, mặc dầu những kinh nghiệm đó rất quan trọng và hết sức tuyệt vời. Nếu chúng ta không bám rễ sâu trong Chúa Cứu Thế Jêsus; trong lời Ngài và trong mối tương quan với Ngài chúng ta sẽ không chống chọi nỗi với những cơn bão tố trong cuộc sống. Nếu chúng ta được bám rễ trong mối tương quan với Ngài, nếu chúng ta đang vui mừng trong Lời Ngài, thì khi bão tố đến, chúng ta đứng vững được.


Thứ ba, tác giả Thi thiên nói rằng người nào vui mừng trong Lời Chúa sẽ được thạnh vượng trong mọi việc mình làm (câu 3). Có thể chúng ta không có một đời sống thạnh vượng về của cải vật chất trong đời này, nhưng chúng ta được thạnh vượng theo một ý nghĩa đúng đắn của cuộc sống, đó là thịnh vượng trong mối quan hệ với Chúa, trong các mối quan hệ với người khác và trong việc biến đổi tâm tánh mình nên giống như Chúa Cứu Thế Jêsus. Những điều đó có giá trị vượt xa của cải vật chất.


Tôi mong rằng bạn sẽ cùng với tác giả Thi thiên và với hàng triệu Cơ Đốc Nhân khác, quyết định lấy Kinh Thánh làm ‘sự vui thích’ của mình.