Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Friday, April 5, 2013

5 câu bố mẹ đừng bao giờ nói với con



Ảnh:
Ảnh: pendrake.com.

Đôi khi, những lời nói vô tình của cha mẹ nhưng lại để lại ấn tượng không tốt với con trẻ. Dưới đây là 5 câu mà các bậc phụ huynh nên tránh.

1. “Để cho bố/ mẹ yên nào!”

Khi có con cái, những lúc bộn bề với công việc, bất kỳ phụ huynh nào cũng thèm có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn mà không bị ai quấy rầy. Nhưng vấn đề ở chỗ, khi bạn nói con mình: “Đừng làm phiền bố/ mẹ, để cho bố/ mẹ yên nào!” hay “Bố/ mẹ đang bận đây” thì ngay lập tức con bạn in dấu thông điệp đó vào đầu.


Tiến sĩ Suzette Haden Elgin - người sáng lập ra Trungg tâm Nghiên cứu Ngôn ngữ Ozark, tiết lộ rằng, khi bọn trẻ nghe được những điều đó, chúng sẽ nghĩ rằng chúng bị xua đuổi và không có tầm quan trọng. Nếu bạn dùng câu này thường xuyên khi con còn nhỏ, lớn lên rất có thể bạn sẽ “đối mặt” với khả năng con hạn chế nói chuyện với bạn.

Vì vậy, khi bạn đang bận rộn, hay muốn nghỉ ngơi thì cũng cần tĩnh tâm để nhẹ nhàng nói với con, ví dụ như: “Bố/ mẹ cần phải hoàn thành gấp việc này và bố mẹ cần yên tĩnh một vài phút. Khi nào làm xong, bố/ mẹ sẽ ra ngoài và gọi con nhé!”. Và thực tế bạn không chỉ có vài phút im lặng mà bạn sẽ được nhiều hơn thế đấy!

2. “Con quá…”

“Tại sao con lại quá ích kỷ với bạn như vậy?” hay “Con quá nhút nhát đấy nhé!” – trẻ em tin rằng những gì chúng nghe thấy không phải là câu hỏi, câu dạy dỗ mà là câu nói về bản thân chúng. Và bạn bất đắc dĩ đã trở thành một nhà tiên tri với lời tiên đoán về tương lai của con mình.
Những lời nói tồi tệ thường lại dễ ăn sâu vào lòng người. Nhiều cha mẹ trong lúc nóng giận quát lên: Con thật là ngu ngốc, con thật là lười biếng… và chính những lời nói này lại là tác nhân hình thành nên tính cách của đứa trẻ.
Một cách để giải quyết vấn đề này để không làm tổn hại đến cảm xúc của con bạn đó là đừng làm chúng bị tổn thương trước mặt những người xung quanh. Và thay vì “dìm” chúng bạn đừng tiếc lời khen để con có thể cảm thấy tốt hơn.

3. “Không được khóc!”

Khi buồn hay sợ hãi, con khóc, đó là phản xạ tự nhiên xuất phát từ cảm giác của một con người. Tiến sĩ Debbie Glasser - Giám đốc Dịch vụ Hỗ trợ Gia đình tại Viện Nghiên cứu trẻ thơ tại Đại học Nova nhận xét, khi nói “không được khóc” không làm cho một đứa trẻ cảm thấy tốt hơn và cũng không làm cho nó bớt buồn hay bớt sợ hãi hơn.
Những lúc buồn, khóc được sẽ là điều nhẹ nhàng nhất, vì vậy đừng bao giờ quát con không được khóc.

4. “Tại sao con không giống như…”

Bố mẹ thường có thói quen so sánh con cái họ với chị em, bạn bè và so sánh chúng với nhau, nhưng điều này là hoàn toàn không nên vì sự so sánh không đem lại kết quả tốt mà chúng hầu như luôn bị phản tác dụng. Bởi lẽ, con bạn là con bạn chứ không phải chị A, chị B, bạn C hay bạn D nào đó.
Trẻ em phát triển theo tính cách riêng của từng đứa. Bố mẹ mong muốn so sánh chúng với những tấm gương tốt để con tốt lên theo, nhưng lại gây áp lực cho chúng vì trẻ thực sự chưa hề sẵn sàng. So sánh có thể làm cho đứa trẻ giảm sự tự tin, phẫn nộ và tự kỷ.

5. “Dừng lại nếu không bố/ mẹ sẽ….”

Đe dọa con cái không chỉ không có kết quả mà còn làm cho chính bố mẹ cảm thấy thất vọng và bất lực về chính bản thân mình. Bạn đã từng nói với con mình đại loại như: “Con dừng ngay việc đó lại, nếu không bố/ mẹ sẽ đánh đòn đấy!” chưa?

Hy vọng bạn chưa nói bao giờ, vì sau khi nói bạn sẽ thấy mình trở thành một người khác trong mắt con và trong tiềm thức của chính mình. Chính vì vậy, nếu giả sử bạn định thốt ra câu trên, thì bạn hãy thay bằng những lời giải thích rằng vì sao con không nên làm việc này, vì sao con không làm việc kia, chắc chắn hữu ích hơn nhiều.