Bạn không bao giờ thất bại cho đến khi bạn bỏ cuộc, giả thử bạn chạy một cuộc đua 100 yards. Bạn ở vị trí bắt đầu. Súng hiệu lệnh được bắn ra, và bạn bắt đầu chạy. Bạn chạy trước tất cả mọi người 10 yards, bạn chỉ cách lần tới có 3 feet và bạn bỏ cuộc.
Tôi không chú ý là bạn chạy được bao xa, bạn đã thua cuộc chạy đua.
Bạn luôn luôn là một người thất bại nếu bạn bỏ cuộc. Bạn không bao giờ làm một người thất bại cho đến khi bạn bỏ cuộc.Cảm tạ Chúa là sứ đồ Phao-Lô không bao giờ ngưng cuộc chạy đua, bi hoảng thúc ở Rôma, ông viết trong thơ Phi-Líp 3: 7-14
Nhưng vì cớ Đấng Christ, tôi đã coi sự lời cho tôi như là sự lỗ vậy. Tôi cũng coi hết thảy mọi sự như là sự lỗ, vì sự nhận biết Đức Chúa Jêsus Christ là quí hơn hết, Ngài là Chúa tôi, và tôi vì Ngài mà liều bỏ mọi điều lợi đó. Thật, tôi xem những điều đó như rơm rác, hầu cho được Đấng Christ và được ở trong Ngài, được sự công bình, không phải công bình của tôi bởi luật pháp mà đến, bèn là bởi tin đến Đấng Christ mà được, tức là công bình đến bởi Đức Chúa Trời và đã lập lên trên đức tin; cho đến nỗi tôi được biết Ngài, và quyền phép sự sống lại của Ngài, và sự thông công thương khó của Ngài, làm cho tôi nên giống như Ngài trong sự chết Ngài, mong cho tôi được đến sự sống lại từ trong kẻ chết. Ấy không phải tôi đã giựt giải rồi, hay là đã đến nơi trọn lành rồi đâu, nhưng tôi đang chạy hầu cho giựt được, vì chính tôi đã được Đức Chúa Jêsus Christ giựt lấy rồi. Hỡi Anh em, về phần tôi, tôi không tưởng rằng đã đạt đến mục đích, nhưng tôi cứ làm một điều: quên lửng sự ở đằng sau, mà bươn theo sự ở đằng trước, tôi nhắm mục đích mà chạy, để giựt giải về sự kêu gọi trên trời của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jêsus Christ”.
Hãy hình dung sứ đồ Phao-Lô khi ông viết những dòng chữ này: “một người đã bị từng bị tù đày, thân thể mang những dấu tích của 3 lần bị đắm tàu, một thân thể bị đau đớn khi ông phải ở trong biển Điạ Trung Hải trong 34 tiếng đồng hồ dài, mang những vết thẹo của 195 lần đòn trên lưng và dù vậy ông vẫn còn theo đuỗi cuộc chạy đua nói rằng:”Ấy không phải tôi đã giựt giải rồi, hay là đã đến nơi trọn lành rồi đâu, nhưng tôi đang chạy hầu cho giựt được” Phi-Líp 3: 12.
Phao-Lô nói rằng: “tôi chưa đạt đến đích, tôi chưa trọn vẹn, nhưng tôi sẽ không bỏ cuộc, tôi đương chạy, hầu cho giựt được giải”. Hãy chú ý đến câu 12 khi ông nói: “tôi đang chạy hầu cho giựt được giải”.
Chữ này theo nghĩa ban đầu là theo đuỗi không ngừng. Ý ở đây là sự quyết tâm, mắt ông nhắm vào mục đích. Mỗi dây thần kinh, mỗi gân cốt của ông được căng hết sức, ông không có thái độ được hay không, không thành vấn đề.
Ông không bỏ cuộc, ông tiến bước. Đây là điều ông nói về chính mình trong thơ II Côrinhtô 4:8-10: “Chúng tôi bị ép đủ cách, nhưng không đến cùng; bị túng thế nhưng không ngã lòng; bị bắt bớ, nhưng không đến bỏ; bị đánh đập, nhưng không đến chết mất. Chúng tôi thường mang sự chết của Đức Chúa Jêsus trong thân thể mình, hầu cho sự sống của Đức Chúa Jêsus cũng tỏ ra trong thân thể chúng tôi”.
Phao-Lô học qua kinh nghiệm đau thương của mình là có sự khó khăn ở tứ phiá, ông viết cho các Cơ-Đốc-nhân ở Lamã 5: 3-4: “Nào những thế thôi, nhưng chúng ta cũng khoe mình trong hoạn nạn nữa, vì biết rằng hoạn nạn sanh sự nhịn nhục, sự nhịn nhục sanh sự rèn tập, sự rèn tập sanh sự trông cậy”.
Sự nhịn nhục ở đây muốn nói sự chịu đựng, sự kiên trì. Đó là sự can đảm chịu đựng, giúp chúng ta cứ tiến bước mà không bỏ cuộc.
Phao-Lô là một người chạy đua, có sức chịu đựng, ông là con người sắt của hội thánh đầu tiên. Sự hoạn nạn ở đây dạy chúng ta sự nhịn nhục, nếu chúng ta đầu phục điều đó và không nổi loạn. Một cơn khủng hoảng không tự nhiên khiến bạn trở nên một người tốt hơn, nó sẽ phô bày ra bản chất của bạn và nếu bạn cho phép và không bỏ cuộc, nó sẽ làm công việc của nó.
William Barclay mô tả sự kiên nhẫn và chịu đựng đó như thế này:
“không phải là sự kiên nhẫn để ngồi đó, cúi đầu xuống, để cho mọi việc đỗ trên chúng ta và chịu đựng một cách thụ động cho đến khi cơn bão qua đi, mà đó là tinh thần có thể chịu được mọi sự. Không phải, chỉ với sự an phận, nhưng với sự hy vọng bùng cháy. Đó không phải là tinh thần ngồi yên một chỗ chịu đựng, nhưng là tinh thần chịu mọi sự bởi vì biết rằng những điều đó đưa đến một mục đích vinh hiển. Đó không phải là sự kiên nhẫn vui buồn, nhưng chờ đợi hồi kết cuộc, nhưng là sự kiên nhẫn, hy vọng nơi một bình minh tươi sáng”.
Làm cách nào để không bỏ cuộc: có một số người trong vòng các bạn, trước đây là những trưởng lão hay đã từng ở trong một mục vụ hay hướng dẫn một lớp học, hay làm việc với thanh niên nhưng bạn đã bỏ cuộc.
Có một số người trong vòng các bạn sắp bỏ cuộc, nhưng bạn cần phải làm điều gì? Đừng buông mình trong sự thất vọng và buồn khổ, hãy nương tựa vào Chúa Jesus, xin Ngài ban cho bạn sự khôn ngoan.
Gia-Cơ 1:5 chép: “Ví bằng trong anh em có kẻ kém khôn ngoan, hãy cầu xin Đức Chúa Trời, là Đấng ban cho mọi người cách rộng rãi, không trách móc ai, thì kẻ ấy sẽ được ban cho”.
Có quá nhiều lần khi hoạn nạn đến, chúng ta nói “xin Chúa cất điều này đi”. Nhưng lời cầu nguyện đầu tiên của chúng ta thay vì nói: “xin Chúa cất điều này đi”, phải là: “lạy Chúa, xin ban cho con sự khôn ngoan, con cần phải học điều gì trong hoàn cảnh này”.
Đừng làm phí những nổi buồn khổ của bạn, nếu Chúa đem điều này đến trong cuộc đời bạn để bạn được trưởng thành, thì hãy cầu nguyện: “lạy Chúa, xin dạy con chịu đựng sự gian truân, như một người lính giỏi của Đấng Christ. Xin Chúa ban cho bạn sự khôn ngoan, để vượt qua thử nghiệm này, để Ngài cứ không phải cứ cho mãi thử thách này xãy ra”.Ngài không để cho bạn bị rớt, Ngài sẽ cho bạn vào lớp lại, Ngài sẽ tiếp tục cho bạn trắc nghiệm lại. Kết quả là sự trưởng thành và kiên nhẫn, từ đó bạn sẽ có sức mạnh để kết thúc cuộc chạy đua.
Bạn không cần phải có thể lực tốt, tài chánh cao, hay kiến thức cao để chạy cuộc đua này. Bạn có thể là lực sĩ giỏi ở tuổi 90. Khi Phao-Lô nói tôi cứ tiến bước, ông là một sứ đồ già đã trải qua nhiều lao khổ. Viết thư cho các hội thánh lúc bị quẳng trong nhà, ở gần giai đoạn cuối của mục vụ của ông, ông vẫn tiếp tục chạy.
Bạn vẫn có thể chạy, ngay cả lúc ở trên giường bệnh bao quanh bạn có một đám mây lớn các thánh đồ, làm chứng rằng họ đã chạy cuộc đua của họ và không bao giờ bỏ cuộc. Hêbơrơ 12: 1 chép: “ởThế thì, vì chúng ta được nhiều người chứng kiến vây lấy như đám mây rất lớn, chúng ta cũng nên quăng hết gánh nặng và tội lỗi dễ vấn vương ta, lấy lòng nhịn nhục theo đòi cuộc chạy đua đã bày ra cho ta”.
Joni Eareckson Tada chạy đua từ chiếc xe lăn của mình. Billy Graham ở vào tuổi 90, vẫn trung tín chạy cuộc đua của mình. Ai cũng có thể làm được. Nhưng bạn không thể bỏ cuộc.
Thúy Anh_TNPA chuyển ngữ theo “you’re never fail until you quit” by Adrian Roger