Cách đây hơn một trăm năm, một cậu bé trai cô đơn và nghèo nàn từ Đức đã đến Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Việc làm đầu tiên của cậu là bốn Mỹ Kim một tuần như là một người giúp việc trong một cửa hiệu nhỏ tại tiểu bang Ô-hai-ô (Ohio). Bởi vì người chủ cửa hiệu đã cho phép cậu ngũ vào buỗi tối trong một cái hộp gói hàng lớn trong cửa hiệu mà không phải trả tiền mướn, nên cậu đã có thể tiết kiệm được một Mỹ kim mỗi tuần.
Việc làm kế tiếp của cậu tại một ngân hàng đã trả cậu tám Mỹ Kim mỗi tuần. Ở nơi đây, cậu đã ngũ trên một cái gác ở phía trên văn phòng của ngân hàng và đã tiếp tục tiết kiệm tất cả tiền mà cậu có thể dành dụm.
Một ngày kia, cậu thấy vài dụng cụ âm nhạc để bán mà đã làm cậu nhớ lại thế nào cậu và bạn của cậu ở Đức đã làm từng làm những dụng cụ như vậy. Vì vậy cậu đã gởi những số tiền dành dụm bấy lâu nay của cậu 700 Mỹ Kim cho những người bạn của cậu ở Đức và nói họ chuyển một số hàng của những dụng cụ mà họ đã làm. Chuyến hàng đầu tiên bán rất nhanh chóng. Cậu đã gởi tiền về nhiều hơn và đang trên con đường để trở thành một thương gia thành công.
Việc kinh doanh mà cậu bé này đã bắt đầu, dần dần đã sản xuất những dụng cụ âm nhạc như là những cây đàn dương cầm (pianos), những cây đàn ống (organs), những hộp âm nhạc, và những dụng cụ đàn dương cầm. Nó đã trở thành một kinh doanh đáng giá hàng triệu đồng Mỹ Kim. Tên của cậu bé là gì? Đó là Rudolph Wurlitzer.
Những cơ hội là, cậu bé này đã không bắt đầu một mình và không bạn bè, cậu đã không thể có được cái mà cậu đã làm. Những hoàn cảnh khó khăn của cậu đã tạo nên động cơ mà làm cậu thành công.
Cuộc đời thì giống như chuyện đó. Những lúc khó khăn, những thời điểm kinh tế ngặc nghèo, những việc kinh doanh không phát triển, những đau bệnh, những buồn rầu, những cơn đau lòng, và những cơn khủng hoảng đến với tất cả chúng ta vào lúc nào đó. Khi chúng ta làm, chúng ta thường cảm thấy như là chúng ta đã xoá bỏ và thất bại. Nhưng, sự thất bại thật duy nhất trong cuộc đời là không đứng dậy một lần nữa khi chúng ta bị đánh ngã xuống
Trung Hoa có hai đặc tính cho từ ngữ "cơn khủng hoảng".
Một đặc tính có nghĩa là nguy hiểm; đặc tính kia, là cơ hội.
Một đặc tính có nghĩa là nguy hiểm; đặc tính kia, là cơ hội.
Trung Hoa có hai đặc tính cho từ "cơn khủng hoảng". Một đặc tính có nghĩa là sự nguy hiểm; đặc tính kia, là cơ hội. Họ thì thật là đúng! Trong mỗi cơn khủng hoảng, có một sự nguy hiểm khi bị đánh bại hoặc là cơ hội cho sự phát triển.
Câu hỏi là: Làm thế nào chúng ta có thể chuyển hoá những cơn khủng hoảng thành những cơ hội?
Đầu tiên, chúng ta cần nhận biết rằng chúng ta có một sự chọn lựa. Những khó khăn của chúng ta có thể làm chúng ta đau khổ hay tốt hơn. Chúng có thể trở thành một chướng ngại hay một bậc thang để bước tới. Chúng có thể làm chúng ta bực bội hay chúng ta có thể thấy trong chúng một cơ hội để sáng tạo. Nhưng, sự lựa chọn là của chúng ta.
Vào những thời xa xưa, người ta đã dùng một dụng cụ gọi là tribulum. Nó được dùng để đập lúa, bằng cách đó để tách rời trấu (vỏ) ra khỏi hạt lúa mì. Nó là từ ngữ mà từ đó chúng ta có được chữ của chúng ta "tribulation". Trong quá trình phát triển của đặc tính con người, nó là tribulation mà phân chia "trấu từ hạt lúa mì".
Kinh Thánh nói rằng, "Chúng ta cũng nên vui mừng trong hoạn-nạn nữa, vì chúng ta biết rằng hoạn-nạn sanh ra sự nhịn-nhục, sự nhịn-nhục sanh ra sự rèn-tập, sự rèn-tập sanh ra sự trông cậy." 1
Thứ nhì, chúng ta cần chấp nhận và khắc phục những vấn đề của chúng ta - không phải chạy khỏi chúng.
Hầu hết chúng ta đều nhớ câu chuyện của Daniel bị quăng vào hang động của những con sư tử bởi vì sự kết án về niềm tin tôn giáo của ông ta. Hãy tưởng tượng rằng việc gì sẽ xảy ra nếu Daniel phủ nhận vấn đề của ông, hay nếu ông đã chống đối - và một cách chính đáng như vậy - lại việc bị quăng vào hang động và khi đó đấu tranh liều mạng để đi ra ngoài. Những con sư tử đã có thể đã xé ông ra thành những mãnh vụn trong chốc lát.
Daniel đã không cố gắng tự bào chữa cho mình - chống lại những quyền thế hay những con sư tử. Trong sự kinh hoàng như vậy, Daniel đã chấp nhận tình thế của ông. Tôi có thể tưởng tượng ông ta đang suy nghĩ rằng, "Tôi đang ở trong tình thế khó khăn này. Tôi không thể trốn thoát. Làm thế nào tôi có thể làm điều tốt nhất của tình thế này?"
Một cách không nghi ngờ, đó là sự chấp nhận tình thế của ông cũng như đức tin của ông vào Thiên Chúa rằng Ngài đã cứu ông. Chú ý rằng, đức tin của ông đã không cứu ông từ hang động của những con sư tử. Nó đã cứu ông trong nó! Điều đó là sự lớn mạnh và trưởng thành.
Nó là sự tự nhiên của con người để muốn trốn thoát hay chạy xa khỏi hoạn-nạn, nhưng làm như vậy không giúp chúng ta lớn mạnh và đôi khi chúng ta học quá trể rằng điều mà chúng ta trốn thoát tới thì xấu hơn điều mà chúng ta trốn thoát từ nó. Không may mắn, chúng ta thay đổi hay lớn mạnh quá ít trừ khi chúng ta đau khổ thật nhiều. Đó là lý do tại sao Gia-cơ đã viết trong Kinh Thánh rằng,"Hãy coi sự thử thách trăm bề thoạt đến cho anh em như là điều vui-mừng trọn-vẹn, vì biết rằng sự thử thách đức-tin anh em sanh ra sự nhịn-nhục. Sự nhịn-nhục phải làm trọn việc nó, hầu cho chính mình anh em cũng trọn-lành toàn-vẹn, không thiếu-thốn chút nào." 2
Thứ ba. Chúng ta cần đối diện với những nguyên do. Nếu có một việc trong cuộc đời mà tôi đã học, thì nó là điều này: vấn đề thì không bao giờ là vấn đề!
Điều đó có nghĩa là, cái gì mà chúng ta đổ lỗi vào vấn đề của chúng ta thì ít khi nó là nguyên do thật sự. Thường thì nó chỉ là triệu chứng. Ví dụ như, sự phê phán của tôi vào người nào đó có thể bị gây ra nhiều bởi sự ganh tị của tôi hơn là bởi việc mà người đó đã làm. Những cảm giác đau lòng hay cơn giận dữ của tôi vào một người khác có thể là một sự phản chiếu của sự không an toàn hay sự thù hận chưa được giải quyết của tôi. Tôi có thể không chủ tâm tìm kiếm cho một cái móc để treo cơn giận của tôi vào; đó là, một cớ để đổ lỗi vào người nào đó cho vấn đề chưa được giải quyết của tôi.
Chỉ khi chúng ta trở nên thật thà thật sự với chính bản thân của chúng ta và đối diện với những nguyên do thật của những khó khăn của chúng ta, thì khi đó chúng ta mới có thể bắt đầu giải quyết chúng. Chúa Giê-xu Christ đã bày tỏ một nguyên tắc vũ trụ khi Ngài nói, "Ngươi sẽ biết lẽ thật, và lẽ thật sẽ buông tha các ngươi." 3
Nỗi đau sẽ trôi qua, nhưng vẻ đẹp sẽ còn lại - mãi mãi.
Thứ tư. Chuyển những cơn khủng hoảng thành những cơ hội, chúng ta cần hỏi câu hỏi, "Điều gì Thiên Chúa đang muốn nói với tôi qua những hoàn cảnh bất lợi của tôi?"
Hãy nhớ rằng, bởi vì anh đã ở trong tù, John Bunyan đã viết kiệt tác văn chương của anh, Quá Trình Của Người Du Hành; và qua sự vượt trên khỏi những tật quyền rất gay go của cô, Hellen Keller đã trở thành một sự truyền cảm vĩ đại cho hàng triệu người.
Và vì vậy nó ở với mỗi chúng ta. Bất cứ điều gì xảy ra cho chúng ta, Thiên Chúa muốn dùng hoạn-nạn của chúng ta để làm chúng ta lớn mạnh hơn, làm chúng ta trưởng thành, và làm chúng ta trở thành những người tốt hơn.
Nếu bạn đang trãi qua một thời gian của bệnh hoạn, sự đau khổ, sự chán nản, việc tài chánh thiếu hụt, một mối quan hệ tan vỡ, hay cảm thấy rằng bạn đã thất bại trong cách nào đó, bạn có thể chấp nhận rằng Thiên Chúa muốn dùng hoạn nạn của bạn để giúp bạn lớn lên và trở nên gần gũi với Ngài không? Bạn có thể cầu xin Ngài giúp đỡ bạn thấy điều gì bạn đang góp phần vào hoàn cảnh của bạn, cho sự dũng cảm để làm phần của bạn trong việc giải quyết nó, và qua đó nó giúp bạn lớn lên không?
Sau một mùa đông dài, mùa xuân đến tiếp sau đó và với những chiếc lá mới xuất hiện trên những cây trong mọi vẻ đẹp tươi mới của chúng. Vào mùa hạ, chúng lớn nhanh. Vào mùa thu, chúng chết đi. Nhưng trong sự chết, vẻ đẹp của chúng thì nhiều hơn vào mùa xuân. Nhưng cây không chết. Những chiếc lá rơi chỉ làm thêm sự sinh trưởng xảy ra. Và đó là chu kỳ của cuộc đời - sự tranh đấu, nỗi đau khổ, vẻ đẹp, sự tăng trưởng.
Hình như, trong những năm sau của cuộc đời anh, Renoir, người họa sĩ Pháp nỗi tiếng, đã chịu khổ từ chứng viêm khớp. Vào một dịp nọ, người bạn thân của anh, Matisse, đã hỏi anh rằng, "Bạn của tôi, tại sao bạn cứ tiếp tục vẻ trong khi bạn chịu sự đau đớn nhiều?" Và Renoir đã thận trọng đáp lại rằng, "Nỗi đau sẽ trôi qua, nhưng vẻ đẹp sẽ ở lại!"
Đối với tất cả những người mà đặt trọn cuộc đời của họ và Thiên Chúa và cầu xin Ngài dùng những sự tranh đấu của họ để giúp họ lớn mạnh, nỗi đau của họ, cũng vậy, sẽ qua đi, nhưng vẻ đẹp của chúng sẽ ở lại - mãi mãi. "Hãy trao gánh nặng ngươi cho Đức Giê-hô-va, Ngài sẽ nâng-đở ngươi; Ngài sẽ chẳng hề cho người công-bình bị rúng-động." 4
Hãy làm chắc rằng bạn đầu tư vào nỗi đau của bạn. Đừng hủy hoại nó. Đầu tư nó một cách khôn ngoan trong chính sự tăng trưởng của bạn và trong sự tăng trưởng của những người khác.
1. Rô-ma 5:3-4. 2. Gia-cơ 1:2-4. 3. Giăng 8:32. 4. Thi-thiên 55:22.
Tác giả: Dick Innes
Chuyển ngữ: D. Ngô (Hopeway.org)
Chuyển ngữ: D. Ngô (Hopeway.org)