Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Tuesday, January 9, 2024

Ai sinh ra Đức Chúa Trời


Có vài người hay đặt câu hỏi: Ai sinh ra Đức Chúa Trời?
Họ nghĩ rằng không ai trả lời nổi câu hỏi của họ. Dường như họ cảm thấy mình đã “nắm chân lý trong tay” vì tin theo các tôn giáo ngoài Kinh Thánh.
Tri thức của nhân loại chưa bao giờ biết chắc chắn về Đức Phật, vì nhân loại chưa có ai thành Phật như Đức Thích Ca. Nhân loại cũng không đủ khả năng hiểu biết Đức Chúa Trời, vì thế Đức Chúa Trời ban cho nhân loại một Đức Tin để biết Ngài. Ai không muốn tiếp nhận Đức Tin của Đức Chúa Trời ấy là người vô cùng ngu dại và ngông cuồng, không bao giờ hiểu được chân lý. Kẻ thiếu sự hiểu biết chưa phải là kẻ vô đạo, nhưng kẻ khước từ Đức Tin là kẻ vô đạo. Tôi biết nhiều người Phật Giáo vừa tin Phật vừa tin Trời. Họ cầu Trời trước khi khẩn Phật. Nhưng đó là niềm tin của họ chứ không phải là đức tin của Đức Chúa Trời ban cho. Ma quỷ cũng tin có Đức Chúa Trời, nhưng ma quỷ không muốn làm đẹp lòng Đức Chúa Trời.
Giống như đứa con bất hiếu, nó biết cha mẹ nó, nhưng nó không muốn làm đẹp lòng cha mẹ nó. Đứa con bất hiếu vẫn có cha mẹ, cũng như kẻ không tin Đức Chúa Trời thì vẫn có Đức Chúa Trời. Đứa con bất hiếu luôn luôn trốn khỏi mặt cha mẹ nó, cũng như kẻ che dấu tội lỗi luôn luôn trốn chạy khỏi Đức Chúa Trời. Nếu không phải là cha mẹ thật thì không ai dám xác nhận mình là cha mẹ của ai. Cũng thế, chỉ có Đức Chúa Trời mới xác nhận Ngài là Đức Chúa Trời của nhân loại và Ngài ban cho chúng ta một Đức Tin duy nhất. Cũng vậy, không có một đứa con nào có thể xác minh được cha mẹ của nó, nếu cha mẹ nó không có một sự xác nhận trước về phẩm chất tình yêu thương và dòng dõi của nó. Tất cả những đứa trẻ đều tin cha mẹ mình là cha mẹ của mình mà chúng không cần ai giải thích gì cả. Niềm tin nầy không phải do nó tạo ra mà do cha mẹ nó đặt vào lòng nó bằng phẩm chất yêu thương, nuôi nấng, chăm sóc, dạy dỗ. Nên nhớ rằng sự yêu thương, nuôi nấng, chăm sóc dạy dỗ chưa phải là bằng chứng về huyết thống của cha mẹ. Nhưng khi đứa trẻ tin vào cha mẹ thì tuổi thơ của nó được phát triển bình thường. Nó dễ học hành, dễ trưởng thành và dễ phát triển bản chất đạo đức luân lý. Sự nuôi nấng chăm sóc thể hiện ra bên ngoài, nhờ đó, đứa trẻ nhận biết và tin người nuôi nấng chăm sóc là cha mẹ của nó. Niềm tin nầy có một phẩm chất và giá trị huyết thống trong tâm hồn của đứa trẻ. Niềm tin nầy là nguồn cội của đạo đức luân lý mà con người muốn truyền lại từ thế hệ nầy sang thế hệ khác. Đức Chúa Trời biết rõ con người hơn ai hết nên Ngài ban cho chúng ta Đức Tin và Ngài dạy rằng hãy có Đức Tin như đứa trẻ. Vì cách gì thì Ngài vốn là Cha của chúng ta, là Đấng dựng nên vạn vật muôn loài. Ngài mặc khải Đức Tin của ngài trong lương tâm nhân loại, qua thiên nhiên, qua Kinh Thánh, và thực tế nhất là Ngôi Lời.
Trong Kinh Thánh Cựu ước, Xuất ê-díp-tô ký đoạn 3 câu 14, Đức Chúa Trời trả lời Moise rằng “Ta là Đấng Tự Hữu Hằng Hữu”. Đây là một câu mà chính Đức Chúa Trời muốn bày tỏ cho nhân loại biết Ngài là ai, Ngài đã, đang và sẽ còn như thế nào. Bốn chữ Tự Hữu Hằng Hữu cho chúng ta thấy Ngài hiện hữu vĩnh hằng, không còn quá khứ, hiện tại, hay tương lai nữa. Không ai sinh ra Ngài được vì Ngài là Đấng Tự Hữu Hằng Hữu. Ngôn ngữ loài người không còn cách nào diễn tả tốt hơn về bổn tính hằng hữu của Ngài. Tôi không muốn trưng dẫn quá nhiều câu Kinh Thánh cả Tân Ước và Cựu Ước để làm rối trí các bạn. Nhưng tôi xác nhận rằng toàn bộ Kinh Thánh đều bày tỏ cho nhân loại thấy bản thể vô lượng của Đức Ai sinh ra Đức Chúa Trời Chúa Trời như chính Ngài đã phán. Trí hiểu biết của nhân loại tự cổ chí kim đều có giới hạn, vì thế nhân loại không đủ khả năng hiểu rõ bản tính vô lượng của Đấng Tự Hữu Hằng Hữu.
Tuy loài người là loài thông minh, tiến bộ, tuyệt đối khác hẵn với muôn loài, nhưng loài người cũng chỉ thông minh đủ để hiểu rằng tri thức của mình là quá ít so với những gì mênh mông vô tận đã được dựng nên. Bất cứ ai còn đòi hỏi một câu trả lời về bản tính vô lượng của Đức Chúa Trời (dù là bằng thiện chí hay bằng tính ngông cuồng) đều chứng tỏ rằng người ấy chưa đủ khả năng để nhận biết sự ngu dại của mình trước Đấng vô lượng vô biên.
Người như thế hay nói bừa, nghĩ bừa theo ý chủ quan của mình mà không hề có một cảm giác xấu hổ trước sự sai trật và tính ngông cuồng của mình. Con người hữu hạn không đủ khả năng với tới sự vô hạn. Ai còn cố gắng với tới sự vô hạn, ấy là người đáng khen, nhưng người đáng khen hơn hết là người nhận biết khả năng hạn hẹp của mình. Vì khi nhận biết khả năng hạn hẹp của mình là khi mình bắt đầu biết kính sợ Đấng vô lượng vô biên, nhờ vậy đức tính khiêm tốn nhu mì được huân tập từ trong lòng.
Suốt nhiều ngàn năm nhân loại đã có những câu Kinh Thánh ngắn gọn như trên về bản tính vô lượng của Đấng dựng nên trời đất. Không ai dám tự cho mình là kẻ đã đạt đến sự hiểu biết vô tận, mặc dù xưa nay còn có nhiều người ngu dại vẫn khước từ Đức Chúa Trời và tự cho rằng mình có khả năng đạt đến sự thông tuệ toàn vẹn. Vì thế Kinh Thánh xác nhận rằng “Kẻ ngu dại nói trong lòng rằng không có Đức Chúa Trời” (Thi Thiên 14:1).
Ngày xưa thái tử Tất Đạt Đa nhận ra sự hiểu biết hữu hạn của mình trước ý nghĩa mênh mông của cuộc đời. Thái tử muốn đạt đến sự thông tuệ vô biên để tìm câu giải đáp cho tất cả những thắc mắc của mình. Ngài đã cố gắng học tập và tu luyện nhưng không có kết quả.
Khi gần kiệt sức, Ngài mới uống một ly sữa dê do cô gái chăn dê bố thí, và Ngài thề ngồi một chỗ để định tâm tìm cho ra “chân lý vô biên” ấy. Trước khi ngồi một chỗ, Ngài không ngờ tâm trí của mình lại xuất hiện “hào quang, thông tuệ, thần thông....” để Ngài nhận biết tất cả mọi bí mật của vũ trụ. Sau khi thấy mình đã giác ngộ, tức là đã nhận biết tất cả bí mật của vũ trụ, Ngài tự xưng mình đã thành Phật và giảng ra những phương pháp tu hành giúp cho nhân loại cũng thành Phật như chính Ngài. Ngài cho rằng con kiến, con sâu cũng thành Phật được nếu nó chấp nhận tu theo giáo lý của Ngài. Ai đã thành Phật rồi thì không còn sanh, không còn già, không còn bịnh, và không còn chết nữa (giải thoát khỏi sanh tử luân hồi). Chưa giảng xong giáo lý bất tử ấy thì Ngài đã chết. Nên nhớ rằng niềm tin vào thuyết sanh tử luân hồi là một niềm tin truyền thống nhân gian được tập trung trong các giáo lý Bà La Môn và Ấn Độ Giáo hàng ngàn năm trước khi thái tử Tất Đạt Đa giác ngộ.
Ngày nay giáo lý của Phật cho rằng có vô lượng pháp môn tu để thành Phật, dù không có ai thành Phật như Ngài. Không mấy ai đọc hết sách vở của Phật Giáo, và dù có đọc hết cũng chỉ hình dung một phần nhỏ trong vô lượng vô biên bất khả tư nghị - vô lượng thậm thâm vi diệu pháp, bách thiên bạn kiếp nan tao ngộ! Đây là một lối diễn tả ngắn gọn giúp cho tất cả những kẻ ngu si hay người thông thái chấp nhận rằng mình chưa hiểu gì cả, nhưng mình có thể tin. Trong mênh mông vô tận thì kẻ ngu dại và người thông thái đều kém cỏi như nhau.
Vì thế một người đã tự cho mình là giác ngộ và muôn ngàn kẻ chưa giác ngộ đều định nghĩa hai chữ giác ngộ theo cách thức và văn tự giống nhau. Ấy bởi vì họ tin vào sự giác ngộ, chứ thật ra chưa có ai thật sự đã giác ngộ. Chính Đức Thích Ca nghĩ rằng mình đã giác ngộ sau khi ngồi một chỗ và bị ảo giác thiền làm cho tâm trí tán loạn theo lòng ham muốn của mình.
Lòng ham muốn của thái tử Tất Đạt Đa lúc ấy là một loại ham muốn lớn nhất trong mọi ham muốn của nhân loại, mà ngày nay giáo lý của Ngài cũng đã xác nhận: ấy là sự tham dục muốn giác ngộ thành Phật để đạt đến thông tuệ trên vạn vật.
Kinh Thánhcho chúng ta thấy lòng tham dục nầy phát xuất từ Satan. Satan có khả năng vượt trội hơn loài người, nó muốn ngang bằng Đức Chúa Trời và muốn biến nhân loại trở thành loài có bản tính tham dục “cao siêu” như nó. Ai đã lâm vào tính kiêu ngạo của Satan thì rất khó mà ra khỏi quyền lực đen tối của nó. Con người kiêu ngạo là con người không bao giờ thấy mình sai, không bao giờ thấy mình dốt. Con người ấy có thể đưa ra hàng vạn giáo lý mâu thuẫn nhau và cho rằng đó là vô lượng pháp môn tu để cám dỗ những người Ai sinh ra Đức Chúa Trời muốn theo lòng dục của mình. Họ không hình dung nỗi vô lượng là gì cả, nhưng họ sẵn sàng bài bác mọi niềm tin không giống họ bằng ngôn ngữ “vô lượng”. Họ chỉ căn cứ vào lòng dục của mình để tin vào những điều họ chưa bao giờ chứng nghiệm, nhưng luôn luôn nói rằng niềm tin đó là khoa học, là chứng nghiệm. Họ tin vào sự giác ngộ của một người để bài bác đức tin của nhân loại vốn có từ ngàn xưa. Họ trang bị cho niềm tin của họ bằng câu kinh sau đây ”Nếu một người nào đó đến nói với nhà ngươi một điều gì đó. Sau khi nhà ngươi suy nghĩ kỹ càng và thấy rằng điều đó không đúng, nhà ngươi đừng tin. Nếu một người nào đó đến nói với ngươi một điều gì đó. Sau khi nhà ngươi suy nghĩ kỹ càng và thấy điều đó đúng, phải, chân lý thì nhà ngươi nên tin”. Trên thực tế thì họ chưa hiểu hết giáo lý
Phật Giáo vì họ chưa thành Phật. Họ chưa thành Phật mà họ đã định nghĩa Phật là thế nầy, Phật là thế nọ... Họ tin tất cả những giáo lý mâu thuẫn của tôn giáo ấy mà từ xưa đến nay vẫn chưa có một ai thành đạt như thái tử Tất Đạt Đa. Họ che dấu tội lỗi của mình bằng cách đòi phải giải thích cho bằng được “ai dựng nên Đức Chúa Trời” thì họ mới tin. Họ tìm tòi trích dẫn một vài câu kinh văn để xuyên tạc toàn bộ nội dung Thánh Kinh và cố tình bỏ qua chân lý, tình yêu thương, lòng nhân từ của Đức Chúa Trời. Những hành động đó thật quá đủ để chứng minh rằng họ tự mâu thuẫn với các câu kinh mà họ đang trưng dẫn, vì họ cũng chỉ tin vào những điều mà họ chưa biết gì cả. Quả thật họ là những kẻ đáng thương. Là người có Chúa, chúng ta không nên tranh cạnh hơn thua với họ mà chỉ tỏ lòng yêu thương và cầu nguyện cho họ, vì họ là những đứa con lạc đường cần được dắt dẩn trở về nhà Cha mà họ chưa nhận biết. Hầu hết họ là những người tin theo tôn giáo truyền thống từ gia đình họ hàng trong xã hội á Đông vốn chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ qua nhiều thế hệ. Đa số người Phật Giáo có bản tính văn hóa hiền hòa bình dị không ba hoa lý luận ngông cuồng như những anh chàng mạo xưng là “trí thức Phật Giáo.” Số người “trí thức” nầy tuy rất ít nhưng họ hay viết lách lăng nhăng tạo ra dư luận ồn ào. Họ ưa gây hấn và không biết hổ thẹn về sự ngu dốt của mình vì chính họ chưa dám nhận ra sự ngu dốt của họ.
Tôi kêu gọi con cái Chúa nào thật sự có Đức Tin trong Chúa và đã có kết quả được tái sanh trong quyền năng của Ngài, dù ở bất cứ giáo phái nào, thì cũng nên cầu nguyện cho những người ngông cuồng ngu dại kiêu căng đáng thương ấy. Vì họ chỉ là công cụ của Satan. Họ đam mê tri thức của sự ngu dại và khoe khoang sự dối trá của mình mà họ không biết gì về lẽ thật. Một khi họ đã cố ý không tin vào thiên đàng, không tin vào địa ngục và luôn luôn phủ nhận Đấng Tạo Hóa thì chúng ta cũng nên để mặc họ tự do đi vào con đường tối tăm cho đến bao giờ họ nhận biết rõ hơn về mình. Giáo lý Đạo Phật cũng có đề cập đến địa ngục và cõi giải thoát. Nhưng giáo lý nầy cũng phủ nhận tất cả. Giáo lý nầy không phải chỉ riêng
Đức Thích Ca thuyết giảng mà còn cả trăm ngàn tu sỹ, cư tỹ khác trong nhiều dân tộc đã và đang diễn dịch ra nhiểu tông phái, môn phái mâu thuẫn nhau; thế nhưng họ vẫn cho là cao siêu vô lượng. Đúng như Lời Chúa đã xác nhận, họ tự lấy bụng mình làm chúa tể của mình.
Chúng ta cần bày tỏ tình yêu thương, lòng tha thứ, đức nhân từ của Chúa qua đời sống của chúng ta để giúp họ nhận ra bổn tính siêu phàm mà Đức Chúa Trời đã tái sanh trong chúng ta hôm nay. Ai cũng đuợc kinh nghiệm tái sanh sau khi thật lòng trở về ăn năn tội tiếp nhận Chúa Jesus Christ làm cứu Chúa của mình.
Satan muốn gì?
Quá dễ hiểu! Satan muốn con người lừa dối, sân si, kiêu ngạo, gây hấn... bằng những lời lẽ đạo đức giả, bằng những giáo lý ngụy cao siêu mâu thuẫn trong bản chất hạn hẹp của con người. Lịch sử nhân loại đã cho chúng ta thấy hàng triệu người vẫn hãnh diện nộp mình làm nạn nhân của Satan. Kinh Thánh đã tiên báo tất cả những điều ấy. Dù hàng triệu người còn đam mê những tham dục của thế gian, hàng triệu người bị Satan mê muội để nộp mình vào con đường tối tăm, nhưng Đức Chúa Trời không ép buộc ai phải vào nước thiên đàng của Ngài. Vì nước Đức Chúa Trời là nơi tuyệt đối tự do đối với những ai muốn thể hiện tự sống với điều lành tránh xa điều ác theo tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời. Bổn tính công bình của Đức Chúa Trời được thể hiện bất cứ nơi nào, với bất cứ ai. Chúng ta có thể nhận ra một phần nhỏ về bổn tính công bình của Ngài qua thiên nhiên, qua luật nhân quả vật lý và luật Ai sinh ra Đức Chúa Trời nhân quả đạo lý. Trong khi Satan dùng từ ngữ luật nhân quả mà lại xúi con người tìm cách thoát ra khỏi luật nhân quả. Thật ra không ai tự mình thoát ra khỏi luật nhân quả được hết.
Đức Thích Ca tự cho mình đã thành Phật, đó là kết quả của một cuộc đời làm cho cha mẹ mình đau khổ, làm cho vợ con mình cô đơn quặn thắt, và suốt những năm tháng Ngài trải qua sự đau đớn khổ tu, tự hành hạ thể xác mình cho đến kiệt sức mới biết mình lạc đường để chấp nhận ngồi một chỗ tĩnh niệm bên bờ sông Ni-Liên. Thế nhưng Ngài vẫn biết mình chưa phải là Đấng toàn năng toàn trí, vì Ngài chưa nói được điều đáng nói cho thế gian.
Ngài bảo rằng: “Suốt 49 năm giảng đạo, thật tình ta chưa nói được một điều gì cả”. Đúng thế, Đức Thích Ca là một người như chúng ta, nhưng Ngài có một điểm nổi bật hơn nhiều người; ấy là Ngài rất khiêm tốn khi nhận biết rằng mình là một kẻ hữu hạn, bất năng, chưa nói lên được bản thể chân lý hằng hữu. Tuy nhiên nếu không có một giáo lý bất khả thi của Đức Thích Ca thì Satan vẫn muốn thế gian nầy dựa vào trăm ngàn giáo lý bất khả thi khác để kích thích lòng tham dục, kiêu ngạo đầy tăm tối giữa thế gian. Ai còn lâm vào cái xiềng xích tội lỗi ấy là người rất đáng thương. Nhưng nếu họ cứ kiêu căng với tri thức hạn hẹp của họ thì họ phải chuốc lấy kết quả của luật nhân quả mà Đức Chúa Trời đã ban ra.
Vậy, như thế nào mới gọi là điều lành đúng nghĩa nhất? Lấy gì làm tiêu chuẩn cho điều lành? Có phải lấy bụng mình mà suy ra chăng? Không phải đâu! Vì bụng mình suy nghĩ rất ngu ngơ khờ khạo hoàn toàn chủ quan. Lấy giáo lý của năm bảy chục ông giáo chủ nào đó để làm tiêu chuẩn chăng? Không phải đâu! Vì chỉ cần giáo lý của một ông trong số đó cũng đã chứa đầy mâu thuẫn rồi. Lấy quan điểm truyền thống ngàn năm của nhân loại để làm tiêu chuẩn chăng? Không được đâu. Vì suốt những ngàn năm nhân loại vẫn còn nhiều người đang đi trong u mê tăm tối khi chưa tin nhận Đức Chúa trời là Cha Nhân Từ, là Đấng sáng tạo ra mình. Vậy căn cứ vào đâu để tìm thấy điều lành đúng nghĩa nhất và thực tế nhất nếu không tin vào Đấng hằng hữu toàn tri, toàn tại, toàn năng mà Kinh Thánh đã dạy?
Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng toàn thể vật chất trong thế gian đều vô thường, nhưng tâm linh con người vẫn mang tính trường tồn, vì đó là một phần bổn tính của Đức Chúa Trời ban cho nhân loại. Nhân loại được Đức Chúa Trời dựng nên với phẩm chất cao quý vô song, ấy là được mặc lấy hình ảnh của Đức Chúa Trời. Vì thế con người có tự do tuyệt đối để chọn điều lành hay chọn điều ác. Thật ra con người không sáng tạo ra điều lành và điều ác, vì điều lành và điều ác vốn đã hiện hữu trước khi con người được dựng nên. Điều lành từ trong Đức Chúa Trời, điều ác từ trong Satan. Đức Chúa Trời chưa tiêu diệt Satan, vì Ngài cho loài người có tự do chọn lựa giữa Ngài và Satan. Chúng ta chọn ai thì chúng ta mang lấy kết quả của sự chọn lựa ấy. Dù ngày nay chúng ta có cả hai bản tính ác và thiện không thể nào chối cãi được, nhưng chúng ta có tự do đi theo điều lành và điều ác và chịu trách nhiệm về sự chọn lựa của mình.
Những điều ác chúng ta làm hôm nay không có gì mới mẻ cả. Những điều lành tương đối mà chúng ta làm hôm nay cũng không có gì mới mẽ hết. Nhưng ai biết vận dụng Đức Tin để đi theo Đức Chúa Trời thì được Ngài dẫn dắt vào con đường lành mới mẻ luôn luôn. Vì bổn tính nhân lành của Ngài là vô lượng và sáng tạo. Chúng ta chỉ là con người hạn hẹp. Những gì chúng ta có hôm nay không do chúng ta làm ra. Sau khi nhận được hồng ân cứu rỗi, chúng ta mới được cứu ra khỏi điều ác của Satan và được Đức Chúa trời tái sanh để mặc vào chúng ta bổn tánh thiện của Ngài; từ đó chúng ta mới bắt đầu làm điều lành theo thánh ý của Ngài. Ai khước từ ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời ấy là người tự đặt mình vào xiềng xích của Satan. Người ấy có thể làm một vài điều lành theo nghĩa của thế gian để che đậy vô vàn điều ác của mình. Họ có thể che mắt thế gian nhưng không thể che mắt Đức Chúa Trời được. Dù họ khước từ Đức Chúa Trời thì Đức Chúa Trời vẫn xét đoán họ. Họ giống như người trần truồng chạy trốn ánh nắng dưới bầu trời mùa hạ.
Đức Chúa Trời công bình nhưng đầy lòng thương xót. Ngài chờ đợi mỗi đời sống chúng ta quay trở về nhận ơn thương xót của Ngài. Ai không muốn tự do trở về với Chúa ấy là người muốn tự do đi theo sự ràng buộc của Satan. Đức Chúa Trời lấy làm vui mà ban phước cho Ai sinh ra Đức Chúa Trời kẻ làm lành theo Lời Ngài như thế nào thì Ngài cũng lấy làm vui mà trừng phạt kẻ đam mê làm theo điều ác của Satan như vậy (Phục truyền 28:63).
Có rất nhiều điều ác do con người làm ra, nhưng họ đổ lỗi cho Đức Chúa Trời như lòng tham dục, lòng hận thù, lòng ganh ghét, chiến tranh, thù hận, kiêu ngạo...Khi con người gặp thiên tai hạn hán thì họ oán Đức Chúa Trời, nhưng họ tảng lờ như không hề biết rằng từng giây từng phút thế giới vẫn sống, ăn, thở, thụ hưởng tất cả những gì Ngài đã dựng nên.Đối với một thiểu số người nầy than thở thiên tai hạn hán, đối với đa số người khác vẫn ham sống vui tươi; đó cũng là những đau khổ và hạnh phúc tạm thời mà cả thế gian cần có để học bài học về hậu quả tội ác và phước lành trong quyền phép và sự công bình mà Đức Chúa Trời đã ban ra cho thế gian như Kinh Thánh đã rao báo. Điều lành trước tiên mà Đức Chúa Trời muốn chúng ta làm là tìm kiếm Nước Thiên Đàng và sự công bình của Ngài. Giống như một đứa con bất hiếu, nếu nó cứ tiếp tục khoe khoang tính đạo đức giả của nó trước mặt cha mẹ nó thì cha mẹ nó càng xem nó là đứa con bất hiếu. Nhưng nếu nó mở miệng nói với cha mình rằng con là đứa con đã từng làm cho cho mẹ buồn lòng thì cha mẹ nó mới thấy đứa con mình bắt đầu có ý niệm về lòng hiếu thảo. Bao lâu thế gian còn khoe khoang đạo đức tu hành theo các giáo lý “cao siêu” của thế gian thì bấy lâu thế gian còn đi trong tối tăm. Nhưng bao lâu thế gian quay lòng về với Đức Chúa Trời thì bấy lâu thế gian bắt đầu hướng về điều lành của lẽ thật. Không thể so sánh Đức Chúa Trời với con người thọ tạo. Dù con người là vĩ nhân, là Phật, là Bồ Tát hay là gì đi nữa thì họ vẫn loài thọ tạo. Họ được sinh ra giữa thế gian như chúng ta. Chỉ có Đức Chúa Trời là Đấng Tự Hữu Hằng Hữu. Ngài dựng nên cả hoàn vũ như Kinh Thánh đã dạy trong sách êsai các đoạn 46,47, 48. Đức Chúa Trời là Đấng duy nhất đáng được tôn thờ vì Ngài là Đức Chúa Trời. Ngài phán : “Hãy nhớ lại những sự ngày xưa; vì ta là Đức Chúa Trời, và chẳng có Chúa nào khác; ta là Đức Chúa Trời, chẳng có ai giống như ta. Ta đã rao sự cuối cùng từ buổi đầu tiên, và đã nói thừ thuở xưa những sự chưa làm nên...” (êsai 46:9-10). Vì thế Đức Chúa Trời dạy chúng ta chỉ thờ một mình Ngài mà thôi.
Nếu một người thật sự hướng lòng về điều lành thì trước hết người ấy muốn nhận ra khuyết điểm của mình và sẵn sàng tìm kiếm nguồn cội nhân lành cho đến bao giờ gặp được mới thôi. Đức Thích Ca là một người hết lòng tận tuỵ đi tìm điều lành. Ngài đã dấn thân trong lầm lạc cũng vì lòng ước muốn tìm cho ra chân lý. Dù Ngài đã tự nhận mình là Phật đã thành, nhưng Ngài cũng biết rằng mình là một người không đủ khả năng cứu nhân loại ra khỏi tội lỗi. Ngài biết rằng giáo lý của ngài chưa thể nào trọn vẹn, nên Ngài đã nói : “Suốt 49 năm ta chưa giảng gì cả”. Cũng như thế, Ngài dạy xong giáo lý Vô Ngã thì ngài cũng xác nhận cái Ngã là cái mà tội nhân muốn tôn thờ nhất: “Thiên thưọng thiên hạ duy Ngã độc tôn.” Vì ai tôn thờ cái Ngã mới thỏa mãn với lòng kiêu ngạo đầy tăm tối của mình.
Ai muốn thoát khỏi nguồn tội lỗi của Satan là người sẵn sàng đem bản ngã tội lỗi của mình đặt xuống chân thập tự giá của Đức Chúa Jesus Christ để tiếp nhận Ơn Tha Thứ mà Đức Chúa Trời đã sắm sẵn cho họ. Con cái Chúa chúng ta tránh tranh cãi với những người cứng lòng, vì qua sự tranh cãi ấy, chúng ta vô tình đem Chúa của mình ra so sánh với những con người thọ tạo. Ngoài Đức Chúa Trời, chưa có một con người thọ tạo nào dám tự đặt mình vào địa vị đáng được tôn thờ. Đức Thích Ca không dạy cho các phật tử thờ Ngài. Nhưng Đức Thích Ca vẫn bị họ thờ lạy. Khi con người khước từ thờ lạy Đức Chúa Trời của họ thì họ cứ lầm lạc trong ý tưởng hư không và thờ lạy loài thọ tạo cũng như hình tượng do tay họ làm ra. Những người như thế mà chúng ta mất công cãi lý với họ thì chỉ làm cho họ thêm vấp ngã mà thôi. Ai muốn tìm hiểu Kinh Thánh và chân lý của sự sống thì có nhiều cơ hội để tiếp xúc với con dân Chúa. Đức Chúa Trời luôn luôn thấu biết lòng người. Ngài không bao giờ bỏ sót những linh hồn khát khao tìm kiếm chân lý. Ngài là Chân Lý, Đường Đi và Sự Sống, ai ở trong Ngài là người đó có ánh sáng của sự sống, có bản tính nhân từ, có sự an vui hạnh phúc thiêng liêng ngay hôm nay để làm bằng chứng về nước thiên đàng đời đời của Đức Chúa Trời. Ai sinh ra Đức Chúa Trời
Berlin ngày vào hạ 2004
Nguyễn Huệ Nhật
Không có mô tả ảnh.
Tất cả cảm xúc:
Nắng Hạ, Đinh Tiến Vũ và 1 người khác
3 bình luận
1 lượt chia sẻ
Chia sẻ