Mãng cầu xiêm - Annona muricata L., thuộc họ Na - Annonaceae.
Mô tả: Cây gỗ nhỏ hay lớn, cao 6-8m. Vỏ có nhiều lỗ bì nhỏ, màu nâu. Lá mọc so le, nguyên hình trái xoan ngọn giáo, có mũi, nhẵn, thơm, có 7-9 cặp gân phụ. Hoa đơn độc ở thân hay nhánh già, 3 lá đài nhỏ màu xanh, 3 cánh hoa màu xanh vàng; 3 cánh hoa trong màu vàng, hơi nhỏ hơn; nhị và nhuỵ làm thành một khối tròn cỡ 1,5cm. Quả mọng kép lớn, hình trứng, dài 25-30cm, màu lục hay vàng vàng, phủ những mũi nhọn thẳng hay cong, chứa nhiều hạt màu nâu đen.
Bộ phận dùng: Vỏ, quả, lá và hạt - Cortex, Fructus, Folium et Semen Annonae Muricatae.
Nơi sống và thu hái: Gốc ở Mỹ châu nhiệt đới (quần đảo Ang ti) được nhập trồng để lấy quả ăn. Thu hái quả chín ăn tươi, lấy hạt già. Quả xanh đem phơi khô, tán bột. Lá dùng tươi.
Thành phần hoá học: Hạt chứa 0,05% alcaloid mà 2 alcaloid kết tinh đã tách được là muricin và muricinin. Lá chứa tinh dầu mùi dễ chịu, một lượng khá cao chlorua kali, tanin và bột, alcaloid có hàm lượng thấp và một chất nhựa. Hạt cũng chứa alcaloid.
Tính vị, tác dụng: Thịt quả trắng, mùi dễ chịu, vị dịu, hơi ngọt, chua giống mùi na, mùi Dừa, mùi Dâu tây. Nó có tính giải khát, bổ và cũng kích dục, chống bệnh scorbut. Quả xanh làm săn da. Hạt se, gây nôn, sát trùng. Lá làm dịu.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Người ta thường dùng quả để ăn. Thịt quả pha thêm nước và đường, rồi đánh như đánh trứng gà làm thành một loại sữa dùng để giải khát, bổ mát và chống hoại huyết. Cũng thường dùng tươi làm kem sinh tố với các loại quả khác. Quả xanh, phơi khô tán bột dùng trị kiết lỵ và sốt rét.
Hạt được sử dụng ở Ấn Ðộ làm thuốc sát trùng và duốc cá; ta thường dùng hạt đem giã nhỏ lấy nước gội đầu trừ chấy rận. Lá non có thể dùng làm gia vị, nấu hãm uống buổi tối sẽ làm dịu thần kinh. Lá và vỏ cũng được dùng làm thuốc chữa sốt, ỉa chảy và trục giun.
Nhân dân cũng dùng lá làm thuốc trị sốt rét, thường dùng để chặn cữ.
Ðơn thuốc: Chặn cữ sốt rét: Lá Mãng cầu xiêm 10-15 lá, dâm vắt lấy nước cốt uống một lần. Ngày uống 4 lần
Ghi chú
Theo tài liệu đăng trên http://thomasviet.wordpress.com/?p=1716&preview=true mãng cầu xiêm còn có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư mạnh gấp 10000 lần so với hoá trị .Dưới đây là trích dẫn bài đăng ( do bạn Thiệu Vũ giới thiệu) để qúi vị tham khảo
Theo các kết quả nghiên cứu, nước ép mãng cầu xiêm có thể tầm soát và tiêu diệt có chọn lọc các tế bào ác tính. Nhưng tại sao đến bây giờ chúng ta mới biết về tác dụng “phép lạ” của mãng cầu xiêm trong phòng chống ung thư? Và đã có bao nhiêu người thiệt mạng oan uổng khi công cụ chống ung thư hiệu quả này bị các công ty dược che giấu?
Mãng cầu xiêm thuộc giống cây thân thấp có tên là Graviola ở Brazil, guanabana trong tiếng Tây Ban Nha và Soursop trong tiếng Anh. Quả lớn ngọt, có nhiều hột tách ăn dễ dàng và làm nước ép có mùi vị rất ngon.
Graviola là sản phẩm tự nhiên nên theo luật liên bang Mỹ không cần có bằng sáng chế. Như thế, làm sao nó có thể mang lại lợi nhuận nếu các con cá mập dược phẩm công bố khả năng trị liệu “phép lạ” của mãng cầu xiêm ra thị trường? Họ chờ cho đến khi chiết xuất được dưỡng chất chống ung thư của Graviola và bào chế được loại thuốc chống ung thư bằng thành phần nhân tạo từ chất này, xin bằng sáng chế và thu lợi.Tiếc thay khả năng chống ung thư của mãng cầu xiêm có ngay trong cây, qủa mà không cần phải chiết xuất gì cả. Vì vậy để bảo vệ khả năng thu lợi của các loại thuốc chống ung thư có sẵn, cách hay nhất là ém đi những nghiên cứu mang tính “cứu mạng” của mãng cầu xiêm, không công bố nó cho dân chúng..
May mắn, có một nhà khoa học bị lương tâm cắn rứt đã làm lộ câu chuyện về “trái cây phép lạ” cho những người có trọng trách trong y tế Mỹ. Khi viện Khoa học Y tế Mỹ nghe tin này, nó bắt đầu truy tìm những công trình nghiên cứu chống ung thư liên quan đến cây Graviola lấy từ khu rùng mưa Amazon của Brazil.
Năm 1976, Viện Ung thư Quốc gia Mỹ tiến hành cuộc nghiên cứu đầu tiên về loại cây này và kết quả cho thấy, lá và thân của Graviola tiêu diệt hữu hiệu các tế bào ác tính.
Nhưng nghiên cứu vẫn chỉ được lưu hành nội bộ chứ không công bố ra ngoài. Sau đó 20 nghiên cứu độc lập khác của các công ty dược hay viện nghiên cứu ung thư do chính quyền tài trợ đều cho thấy khả năng trị ung thư của Graviola.
Tuy nhiên, vẫn không có ca thử nghiệm nào được tiến hành chính thức tại các bệnh viện. Chỉ đến khi nghiên cứu của Đại học Cơ đốc giáo Hàn Quốc đăng trên tạp san Journal of Natural Products khẳng định một hoá chất trong Graviola đã tiêu diệt các tế nào ung thư ruột nhanh gấp 10.000 lần hoá chất Adriamycin thường dùng trong hoá trị ung thư người ta mới vỡ lẽ. không gây nôn ói, sụt cân và rụng tóc.
Điều quan trọng là không như các hoá chất điều trị ung thư khác, Graviola và nước ép mãng cầu xiêm không hề làm hại gì cho các tế bào khỏe mạnh và không có tác dụng phụ. Người bệnh thấy mạnh khỏe hơn trong quá trình chữa ung thư và các bệnh khác; năng lượng được tăng cường và sống lạc quan hơn.
Một nghiên cứu tại Đại học Purdue University sau đó cũng phát hiện ra lá mãng cầu xiêm có khả năng giết các tế bào ác tính của nhiều loại ung thư khác nhau như ung thư ruột, ung thư vú, tuyến tiền liệt, phổi và tuyến tụy. 7 năm im lặng bị phá vỡ. Sự thật được phô bày.
"Dược tính của Mãng Cầu Xiêm:
Các nhà khoa học đã nghiên cứu về dược tính của mãng cầu xiêm từ 1940 và ly trích được nhiều hoạt chất. Một số các nghiên cứu sơ khởi được công bố trong khoảng thời gian 1940 đến 1962 ghi nhận vỏ thân và lá mãng cầu xiêm có những tác dụng làm hạ huyết áp, chống co giật, làm giãn nở mạch máu, thư giãn cơ trơn khi thử trên thú vật. Đến 1991, tác dụng hạ huyết áp của lá mãng cầu xiêm đã được tái xác nhận. Các nghiên cứu sau đó đã chứng minh được là dịch chiết từ lá, vỏ thân, rễ, chồi và hạt mãng cầu xiêm có những tác dụng kháng sinh chống lại một số vi khuẩn gây bệnh, và vỏ cây có khả năng chống nấm.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu về dược tính của mãng cầu xiêm từ 1940 và ly trích được nhiều hoạt chất. Một số các nghiên cứu sơ khởi được công bố trong khoảng thời gian 1940 đến 1962 ghi nhận vỏ thân và lá mãng cầu xiêm có những tác dụng làm hạ huyết áp, chống co giật, làm giãn nở mạch máu, thư giãn cơ trơn khi thử trên thú vật. Đến 1991, tác dụng hạ huyết áp của lá mãng cầu xiêm đã được tái xác nhận. Các nghiên cứu sau đó đã chứng minh được là dịch chiết từ lá, vỏ thân, rễ, chồi và hạt mãng cầu xiêm có những tác dụng kháng sinh chống lại một số vi khuẩn gây bệnh, và vỏ cây có khả năng chống nấm.
Hoạt tính của các acetogenins:
Trong một chương trình nghiên cứu về dược thảo của National Cancer Institute vào năm 1976, lá và chồi của mãng cầu xiêm được ghi nhận là có hoạt tính diệt các tế bào của một số loại ung thư. Hoạt tính này được cho là do ở nhóm hợp chất, đặt tên là annonaceous acetogenins
Các nghiên cứu về acetogenins cho thấy những chất này có khả năng ức chế rất mạnh hỗn hợp phức tạp I (Complex I) ở trong các hệ thống chuyển vận electron nơi ty lạp thể (mitichondria) kể cả của tế bào ung thư: các cây của gia đình Anonna có chứa nhiều loại acetogenins hoạt tính rất mạnh, một số có tác dụng diệt tế bào u-bướu ở nồng độ EC50 rất thấp, ngay ở 10-9 microgram/ mL.
Trường ĐH Purdue là nơi có nhiều nghiên cứu nhất về hoạt tính của gia đình Annona, giữ hàng chục bản quyền về acetogenins, và công bố khá nhiều thí nghiệm về tác dụng của acetogenins trên ung thư, diệt bướu ung độc:
Một nghiên cứu năm 1998 ghi nhận một loại acetogenin trích từ mãng cầu xiêm có tác dụng chọn lựa, diệt được tế bào ung thư ruột già loại adenocarcinoma, tác dụng này mạnh gấp 10 ngàn lần adriamycin.
Theo các kết quả nghiên cứu tại Purdue thì: ‘các acetogenins từ annonaceae, là những acid béo có dây carbon dài từ 32-34, phối hợp với một đơn vị 2-propanol tại C-2 để tạo thành một vòng lactone. Acetogenins có những hoạt tính sinh học như chống u-bướu, kích ứng miễn nhiễm, diệt sâu bọ, chống protozoa, diệt giun sán và kháng sinh. Acetogenins là những chất ức chế rất mạnh NADH:Ubiquinone oxidoreductase, vốn là một enzym căn bản cần thiết cho complex I đưa đến phàn ứng phosphoryl-oxid hóa trong mitochondria. Acetogenins tác dụng trực tiếp vào các vị trí ubiquinone-catalytic nằm trong complex I và ngay vào men glucose dehydrogenase của vi trùng. Acetogenins cũng ức chế men ubiquinone-kết với NADH oxidase, chỉ có nơi màng plasma của tế bào ung thư.(Recent Advances in Annonaceous Acetogenins-Purdue University -1997)
Các acetogenins: Muricoreacin và Muricohexocin có những hoạt tính diệt bào khá mạnh trên 6 loại tế bào ung thư như ung thư tiền liệt tuyến loại adenocarcinoma (PC-3), ung thư lá lách loại carcinoma (PACA-2) (ĐH Purdue, West LaFayette, IN- trong Phytochemistry Số 49-1998)
Một acetogenin khác: Bullatacin có khả năng diệt được các tế bảo ung thư đã kháng được nhiều thuốc dùng trong hóa-chất trị liệu, do ở hoạt tính ngăn chận sự chế tạo Adenosine triphosphate (ATP) cần thiết cho hoạt động của tế bào ung thư (Cancer Letter June 1997)
Các acetogenins trích từ lá: Annomutacin, cùng các hợp chất loại annonacin-A-one có hoạt tính diệt được tế bào ung thư phổi dòng A-549 (Journal of Natural Products Số Tháng 9-1995)".
Trong một chương trình nghiên cứu về dược thảo của National Cancer Institute vào năm 1976, lá và chồi của mãng cầu xiêm được ghi nhận là có hoạt tính diệt các tế bào của một số loại ung thư. Hoạt tính này được cho là do ở nhóm hợp chất, đặt tên là annonaceous acetogenins
Các nghiên cứu về acetogenins cho thấy những chất này có khả năng ức chế rất mạnh hỗn hợp phức tạp I (Complex I) ở trong các hệ thống chuyển vận electron nơi ty lạp thể (mitichondria) kể cả của tế bào ung thư: các cây của gia đình Anonna có chứa nhiều loại acetogenins hoạt tính rất mạnh, một số có tác dụng diệt tế bào u-bướu ở nồng độ EC50 rất thấp, ngay ở 10-9 microgram/ mL.
Trường ĐH Purdue là nơi có nhiều nghiên cứu nhất về hoạt tính của gia đình Annona, giữ hàng chục bản quyền về acetogenins, và công bố khá nhiều thí nghiệm về tác dụng của acetogenins trên ung thư, diệt bướu ung độc:
Một nghiên cứu năm 1998 ghi nhận một loại acetogenin trích từ mãng cầu xiêm có tác dụng chọn lựa, diệt được tế bào ung thư ruột già loại adenocarcinoma, tác dụng này mạnh gấp 10 ngàn lần adriamycin.
Theo các kết quả nghiên cứu tại Purdue thì: ‘các acetogenins từ annonaceae, là những acid béo có dây carbon dài từ 32-34, phối hợp với một đơn vị 2-propanol tại C-2 để tạo thành một vòng lactone. Acetogenins có những hoạt tính sinh học như chống u-bướu, kích ứng miễn nhiễm, diệt sâu bọ, chống protozoa, diệt giun sán và kháng sinh. Acetogenins là những chất ức chế rất mạnh NADH:Ubiquinone oxidoreductase, vốn là một enzym căn bản cần thiết cho complex I đưa đến phàn ứng phosphoryl-oxid hóa trong mitochondria. Acetogenins tác dụng trực tiếp vào các vị trí ubiquinone-catalytic nằm trong complex I và ngay vào men glucose dehydrogenase của vi trùng. Acetogenins cũng ức chế men ubiquinone-kết với NADH oxidase, chỉ có nơi màng plasma của tế bào ung thư.(Recent Advances in Annonaceous Acetogenins-Purdue University -1997)
Các acetogenins: Muricoreacin và Muricohexocin có những hoạt tính diệt bào khá mạnh trên 6 loại tế bào ung thư như ung thư tiền liệt tuyến loại adenocarcinoma (PC-3), ung thư lá lách loại carcinoma (PACA-2) (ĐH Purdue, West LaFayette, IN- trong Phytochemistry Số 49-1998)
Một acetogenin khác: Bullatacin có khả năng diệt được các tế bảo ung thư đã kháng được nhiều thuốc dùng trong hóa-chất trị liệu, do ở hoạt tính ngăn chận sự chế tạo Adenosine triphosphate (ATP) cần thiết cho hoạt động của tế bào ung thư (Cancer Letter June 1997)
Các acetogenins trích từ lá: Annomutacin, cùng các hợp chất loại annonacin-A-one có hoạt tính diệt được tế bào ung thư phổi dòng A-549 (Journal of Natural Products Số Tháng 9-1995)".