Đây là khẳng định của PGS.TS. Trần Đình Toán, Trưởng khoa dinh dưỡng, Bệnh viện Hữu Nghị cho biết.
Lựa chọn trứng
Hiện nay, trên thị trường trứng rất đa dạng và
phong phú, điểm qua một vài loại thường gặp như trứng gà, trứng vịt, trứng chim
cút, trứng ngỗng, trứng đà điểu…Các bà nội trợ nên nắm rõ về hàm lượng dinh dưỡng
trong mỗi loại để có sự lựa chọn hợp lý cho thực đơn bữa ăn hàng ngàycủa gia
đình mình khi đưa trứng vào trong thực đơn.
Trứng gà, trứng vịt là loại phổ biến nhất và
cũng được tiêu thụ nhiều nhất. “Trong trứng gà có chứa tới 8 loại amino axit
cơ bản và hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng quý, cần thiết cho sức khỏe
như kẽm, lipít, protein và các loại vitamin đa dạng như vitamin A, B1, B2, PP”,
PGS.TS. Trần Đình Toán cho biết .
Mặc dù kích thước nhỏ nhưng trứng chim cút rất
giàu dưỡng chất. Bên cạnh đó, trong trứngcút còn có chứa những loại amino axít,
khoáng chất, vitamin tương tự như trứng gà và trứng vịt. “Trứng cút rất thích hợp
cho trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 6 tuổi , là đối tượng dễ có nguy cơ bị dị ứng thực
phẩm”, PGS.TS. Trần Đình Toán cho biết thêm.
Ăn thế nào là đủ
Trong trứng có chứa rất nhiều dinh dưỡng, thế
nhưng ăn sao cho hợp lý và vừa đủ để có lợi nhất có sức khỏe. “Lượng trứng ăn
trong một tuần còn tùy theo từng nhóm đối tượng”, PGS.TS. Trần Đình Toán nhấn mạnh.
“Người lớn chỉ nên ăn 3-4 quả/tuần dù là trứng gà hoặc trứng vịt.
Người đang mang thai cũng nên ăn trứng một cách hợp lý không nên ăn quá nhiều”.
Đối với trẻ em, ăn trứng cần phải lưu ý nhiều
hơn. Trẻ nên ăn trứng gà vì trứng vịt chậm tiêu hơn, sẽ làm cho bé no
lâu. Bé 0-6 tháng tuổi chỉ nên ăn 1/2 lòng trứng gà/ bữa, ăn 1-2
lần/tuần.
“Mặc dù chứa nhiều chất dinh dưỡng,
vitamin, khoáng chất nhưng không phải ai cũng nên ăn trứng vì cholesterol
trong trứng sẽ có thể ảnh hưởng đến lượng cholesterol trong máu”,
PGS.TS. Trần Đình Toán khuyến cáo. Một số nhóm đối tượng sau nên hạn chế
ăn trứng như những người bị mắc bệnh gan, tăng mỡ máu, tiền sử mắc bệnh tim mạch,
cao huyết áp, tiểu đường, trong trứng có chất gây dị ứng nên nếu bị dị ứng thì
không nên ăn trứng.
Nấu sao cho đúng
Trứng gà, trứng vịt, trứng chim cút hay bất kì
loại trứng nào đi chăng nữa thì khi chưa nấu chín kĩ như trứng chần, trứng
tráng sơ qua… thì cơ thế rất khó hấp thu chất đạm (protein). PGS.TS. Trần Đình
Toán cho biết thêm: “Trứng chưa chín sẽ dễ khiến cơ thể dễ mắc những loại vi
khuẩn gây hại tồn tại sẵn trong trứng”. Không nên nấu trứng chín quá bởi sẽ làm
phân hủy, mất tác dụng của chất sắt có trong trứng. Nên ăn trứng luộc bởi vì trứng
luộc có khả năng bảo toàn và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn cả so với các loại
trứng được chế biến kiểu khác.
Cần có sự lựa chọn từng loại trứng phù hợp với
nhu cầu, sở thích của mỗi thành viên, nhưng các bà nội trợ nên bố trí trứng vào
trong thực đơn cho gia đình sao cho đủ và hợp lý để có thể tận dụng được tất cả
những chất dinh dưỡng từ thực phẩm này./.
Thanh Huyền