Vào tháng ba năm 2011 , Kim Suozzi 23 tuổi được cho biết là cô ta bị ung thư não và không còn hi vọng sống bao lâu. Cô tađã vào diễn đàn Reddit Answers trên mạng để xin ý kiến cũa mọi người xem phải làm sao. Cô Kim đã nhận được hơn 4000 ý kiến mà phẩn lớn là khuyên cô nên tìm kiếm những cảm giác mạnh hay những khoái lạc như thưởng thức những của ngon vật lạ. Nhưng cuối cùng cô Kim lại lưa chọn ý nguyện được đông lạnh với hi vọng sẽ đuợc “cứu sống” trong tương lai nhờ vào các tiến bộ của nền y học tân tiến . Để thực hiện ý nguyện này, cô Kim đã kêu gọi sư giúp đỡ tài chánh trên mạng lưới Reddit . Với sự hỗ trợ của tố chức Society for Venturism tính tới cuối tháng tám cô Kim đã quyên đuợc $27,000 gẩn đủ số tiền $30,000 để trang trải chi phí đông lạnh tại Viện Cryonics Institute ở Michigan- một trong số ít oi những trung tâm bảo quản đông lạnh người chết trên thế giới.
Cô Kim tâm sự “ Tôi biết kỹ thuật đông lạnh vẫn còn những khó khăn, và tiến trình thủy tinh hóa (vitrification process) gây tổn thương cho cơ thể. Nhưng tôi vẫn hi vong rằng những trở ngại trên rồi ra sẽ đuợc vượt qua và một ngày nào đó tôi sẽ có cơ may được cải tử hoàn sinh” Trong lời kêu gọi giúp đỡ trên Reddit cô viết “ Dù sao có hi vọng được sống lại còn hơn là ngồi yên để chờ thân thể mình bị mục rữa hay biến thành tro bụi.Đây là điều cuối cùng tôi có thể làm để tạo cho mình một cơ hội mới và nếu cơ hội này xẩy ra thì quả thật là không tưởng. Theo tôi thì hoặc là sống lại hoặc là chết trong thử thách”.
Kim Suozzi không phải là người duy nhất nuôi hi vong sống lại, và ìt ra cũng có một nhóm nhỏ người hết lòng tin tưởng như cô vào khả năng “hoàn sinh” những cơ thễ bị đông lạnh của kỹ thuật trên đây.
Nhân câu chuyện cũa cô Kim Suozzi, chúng ta hãy tỉm hiểu thêm về kỹ thuật đông lạnh cơ thể người chết với hy vọng những người này sẽ được hoàn sinh trong tương lai
Giáo sư Robert Ettinger (1918 –2011) thuộc Đại học Tiểu bang Wayne ở Michigan là cha đẻ của kỹ thuật đông lạnh cơ thể, đảm bảo sự toàn vẹn thi thể người đã khuất trong điều kiện nhiệt độ siêu lạnh, với hy vọng các tiến bộ về công nghệ và y học trong tương lai có thể giúp người ta sống lại.
Vào năm 1976 ông Ettinger đã thành lập Viện Nghiên cứu Đông lạnh Cơ thể ở Clinton, Michigan . Trung tâm được trang bị rất nhiều máy điều lạnh lớn hình trụ, với phần vỏ làm từ sợi thủy tinh màu trắng -- nơi ở của những người chờ “sống lại”.
Máy điều lạnh cỡ lớn trong Viện nghiên cứu của Ettinger,
nơi an nghỉ của hơn 100 con người chờ sống l ại
nơi an nghỉ của hơn 100 con người chờ sống l ại
Tiến trình đông lạnh cơ thể diễn ra tương đối đơn giản. Ngay khi một người qua đời, thi thể của họ sẽ được làm lạnh dần trong một thời gian kéo dài 5 ngày, cho tới khi nhiệt độ xuồng tới nhiệt dộ của nitơ lỏng (-200 độ C). Máu được rút hết ra ngoài và thay thế bằng dung dịch chống đông lạnh, nhằm ngăn chặn việc hình thành các tinh thể băng tuyết, có thể phá hoại cấu trúc tế bào trong thi thể. Tiếp đó các thi thể được bỏ vào những chiếc túi đặc biệt và được bảo quản ngập trong nitơ lỏng theo tư thế quay đầu xuống đất. Việc này nhằm đảm bảo nếu chẳng may nitơ lỏng rò rỉ thì chỉ có vùng chân cơ thể đông lạnh chịu hư hại thay vì vùng đầu, nơi chứa não bộ.
Giáo sư Robert Ettinger
Cho tới khi nhắm mắt xuôi tay, giáo sư Robert Ettinger vẫn tin rằng một ngày nào đó ông sẽ được thế hệ tương lai giúp sống lại. Ông tin rằng một người sẽ được cứu sống ra khỏi tình trạng đông lạnh nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Theo ông, thời gian sẽ không còn là yếu tố quan trọng khi người ta được đông lạnh cơ thể và họ có thể ngủ như vậy trong 50, 100 hay 1000 năm mà vẫn được cứu sống thành công. Ông cho rằng y học sẽ phát triển cực mạnh tới mức có thể chữa lành những tế bào trong cơ thể bị hư hai do quá trình đông lạnh gây ra . Ông tuyên bố "Không cần biết điều gì đã giết chúng ta -- tuổi già hay bệnh tật -- những người bạn trong tương lai sẽ cứu sống và chữa lành bệnh cho chúng ta"
Lúc dầu ý tưởng “sống lại” của Ettinger được cho là điên rồ nhưng về sau thực tế khoa học kỹ thuật đã có những bước tiến nhảy vọt theo hướng ủng hộ ông. Trong cuộc hội thảo của Hội nghiên cứu về đông lạnh vào năm 2005, người ta cho biết một trái thận thỏ đông lạnh tới nhiệt độ -135 độ C sau khi làm ấm trở lại đã được cấy ghép thành công vào cơ thể một con thỏ sống.
Hiện vẫn còn nhiều trở ngại mà người ta phải vượt qua nếu muốn cải tử hoàn sinh một người đã bị đông lạnh. Đó là tìm ra phương thức chữa các căn bệnh đã đi theo cơ thể bệnh nhân khi nó được làm đông lạnh, đảo ngược tiến trình lão hóa và trở ngại lớn nhất là phục hồi các thương tổn về thể xác do quá trình đông lạnh gây ra.
Tuy nhiên công nghệ phân tử nano hiện đã đạt những bước tiến nhảy vọt và người ta tin rằng có thể áp dụng công nghệ này để sửa chữa các tế bào bị tổn thươngvì đông lạnh trong cơ thể con người. Robert A Freitas, một nhà khoa học tiên phong trong công nghệ phân tử nano, thậm chí còn lạc quan dự báo rằng việc hồi sinh "bệnh nhân" đông lạnh đầu tiên sẽ diễn ra trong giai đoạn 2040 - 2050.
Quan trọng không kém là vào đầu thập niên 90, một nhóm các nhà khoa học Nga do Viện sĩ V. Kovanov lãnh đạo đã thành công đáng kể trong việc phát triển một công nghệ làm lạnh không đóng băng và hồi sinh Một con chuột thí nghiệm được đông lạnh nhờ công nghệ này rồi sau đó được làm ấm lên từ từ Kết quả l à con vật không bị chết trong suốt quá trình thí nghiệm
Nhằm mục đích làm lạnh không đóng băng, khoảng 300 chất bảo vệ chống lạnh ( cryoprotector ) đã được sáng chế . Nhưng các chất này chỉ có thể chặn đứng sự hình thành băng trong các tế bào cá thể, tức là máu, thận, tinh dịch hay các mẩu nhỏ mô, những lại không thể xâm nhập vào toàn bộ cơ thể .
Sau khi viện sỉ V. Kovanov qua đời , V. Telpukhov, Giáo sư Khoa Phẫu thuật của Viện Y khoa Moskva Sechenov cùng với giáo sư P. Scherbakov sử dụng một hỗn hợp các khí trơ bao gồm argon, krypton và xenon thay cho các chất bảo vệ chống lạnh (cryoprotector) Khi được đông lạnh, các chất khí n ày sẽ biến thành khối như nước quả nấu đông, kết nước lại thành khối rắn mà không hình thành các tinh thể băng sắc bén. Một con chuột thí nghiệm được đông lạnh trong môi trường khí trơ ở -196 đ<ộ C. Con chuột sau đó được giải băng lên 0 độ C. Cuối cùng quả tim con chuột được cấy sang cho con chuột khác và kết quả là nó bắt đầu đập trở lại. Thí nghiệm được nhắc lại đến 10 lần.
Các nhà khoa học Nga sau đó đã đăng ký bản quyền phương pháp bảo quản bằng đông lạnh các mô và cơ quan nội tạng vào tháng 1/2006. Họ cho biết “người đông lạnh” được bảo quản trong môi trường làm lạnh là muc tiêu cuối cùng của chương trình của họ .
Tuy nhiên muc tiêu này hãy còn xa vời. Vấn đề cần giải quyết là làm sao hồi sinh toàn bộ con chuột thay vì chỉ quả tim của nó mà thôi. Theo giáo sư Pavel Scherbakov, các bong bóng khí trơ là trở ngại lớn nhất hiện nay. Các bong bóng đó sẽ tăng cao trong các mạch máu của con chuột khi nhiệt độ được nâng lên đến 0 độ C và hơn nữa cơ thể sẽ sinh ra nhiều khí hơn nếu hỗn hợp khí làm lạnh có thêm helium. Vấn đề cần phải giải quyết là chọn lựa các thành phần hỗn hợp khí, sức ép và tốc độ làm ấm lên.
Hơn nữa việc đầu tư vào chương trình còn vấp phải trở ngại pháp lý ở Châu Âu, Hoa kỳ và Nga . Cho đến khi nào các trở ngại pháp lý được tháo gỡ, thì các nhà nghiên cứu mới mong có thể tiến hành chượng trình hoàn sinh toàn bộ (anabiosis) một động vật có vú trong tương lai gần nhất.