Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Saturday, September 15, 2012

Tạo Ra Giai Điệu



bible.JPG
Lời của Chúa đã đâm sâu vào mình tôi cách đây mấy ngày khi tôi đang tìm kiếm một câu kinh thánh nào đó trong sách Ê-phê-sô.  Tôi đang tìm một câu mà chẳng có liên quan gì đến cái câu Kinh Thánh sắp sửa bay về phía tôi. Một trong những câu kinh thánh rất quen thuộc ( đại loại như Giăng 3:17 và 1 Giăng 1:10 –bạn cứ thử đọc xem). Nhưng câu Kinh Thánh đã đến với tôi chính là Ê-phê-sô đoạn 5 câu 19: “Hãy lấy ca vịnh, thơ thánh, và bài hát thiêng liêng mà đối đáp cùng nhau, và hết lòng hát mừng ngợi khen Chúa.”


Thiết nghĩ mọi người đều quen thuộc với câu kinh thánh trước đó, Ê-phê-sô 5:18”...phải đầy dẫy Đức Thánh Linh”. Nhưng bạn có bao giờ nhận ra rằng câu 18 kết thúc bằng một dấy phẩy chứ không phải là một dấu chấm không? Câu 19 diễn tả ra hiệu ứng đầu tiên của việc đầy dẫy Đức Thánh Linh: chính là việc hát mừng! Chúng ta tạo ra giai điệu với trái tim của mình. Chúng ta bày tỏ việc Chúa ngự trị trong lòng qua việc cống hiến những buổi hòa nhạc thiêng liêng của chính bản thân mình cho Chúa.

music 2.gif
Và hãy tiến xa hơn nữa. Ê-phê-sô đoạn 5 chưa từng nhắc đến một tòa nhà thờ nào hết. Tôi nhắc đến việc này bởi vì những người tin Chúa như chúng ta thường ít khi hát mừng Chúa mỗi khi rời khỏi khuôn khổ nhà thờ. Hãy dừng lại và suy ngẫm. Bạn có hát mừng trong lúc lái xe về nhà vào mỗi tối chủ nhật không? Và Thứ Hai thì sao? Lúc bạn lái xe đi làm…hay lúc đang ăn tối…hay lúc bạn sửa soạn chuẩn bị đi làm vào sáng Thứ Ba? Phần lớn là, bạn cũng chẳng buồn ca hát ngay trong những lúc mà bạn có thời gian với Ngài. Tại sao như vậy?


Một vị thánh có đầy dẫy Đức Thánh Linh là một vị thánh luôn tràn đầy niềm vui ca hát. Thú vật không thể hát, cũng như những băng ghế nhà thờ, những bục giảng hay cuốn Kinh Thánh và những tòa nhà – chỉ mình bạn là có thể. Và giai điệu của bạn sẽ được phát song trực tiếp trên thiên đường, nơi mà ăng-ten của Chúa luôn có thể bắt sóng…nơi mà những giai điệu của bạn sẽ luôn được trân trọng và đón nhận.

Nếu Martin Luther sống lại vào thời điểm này, chắc ông ấy sẽ đau lòng. Người chiến sĩ dũng mãnh của đức tin này đã có hai mục đích khi ông châm ngòi cho quả pháo cải cách vào thế kỷ thứ 16 – thế kỷ của sự mù mờ đức tin. Thứ nhất là làm cho mỗi người có một cuốn kinh thánh mà họ có thể tự đọc, và thứ hai là cho họ có một cuốn thánh ca để họ có thể tự ca hát. Kinh thánh chúng ta đã có và đã đọc. Còn thánh ca chúng ta cũng có – nhưng đi đâu mất rồi, đi đâu mất những giai điệu trong đó? Đơn giản là chúng ta đã không hát đủ…và đó là lúc sự đáng trách và hổ thẹn xuất hiện.

Để tôi đưa ra 5 lời khuyên như sau:

Bất cứ vào lúc nào và ở nơi nào bạn hát, hãy tập trung vào lời bài hát. Nếu cần, có thể nhắm mắt lại.

Hãy cố gắng để thêm vào một hay hai bài hát vào một ngày của bạn. Nhắc nhở bản thân thường xuyên những câu hát hay thánh ca mà bạn yêu thích rồi sắp xếp chúng vào thời gian lái xe hoặc thời gian đi tắm của bạn.

Hãy hát ca thường xuyên với bạn bè hay gia đình bạn. Nó sẽ xóa đi những khoảng cách vô hình. Bạn cũng có thể hát trước lúc cầu nguyện cho bữa tối. Việc đó rất vui sướng, tôi nói trước là bạn có thể bị nghiện đấy.

Lau chùi đi những bụi bẩn trên những dĩa CD của bạn và bật lên những giai điệu đẹp xung quanh nhà. Hãy cứ thử và xem những gì sẽ xảy ra với không gian xung quanh bạn. Đừng quên là hãy hát theo và lồng vào những giai điệu của riêng mình nhé.

Cũng đừng để ý đến việc giọng hát của bạn có hay hoặc dở thế nào. Bạn đâu phải thi thố với ai để vào dàn hợp xướng nào đó đâu, bạn đang tạo ra giai điệu của trái tim mình kia mà. Hãy cứ hát!

Nếu bạn lắng tai nghe kỹ sau khi hát xong, thì có thể sẽ nghe được tiếng của những vị đang ngụ ở thiên đường kêu lên trong vui sướng. Và cũng có thể, đó là hàng xóm của bạn,…la lên vì được thoát nạn.
Huỳnh Thiên Nga_TNPA chuyển ngữ theo "making melody" by Church Swindol