Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Friday, July 22, 2011

Trà phòng được bệnh loãng xương ở phụ nữ



Chắc ít có ai uống trà nhiều hơn bác sĩ  John Weisburger - hơn 10 tách mỗi ngày. Vì với ông, trà không chỉ là một thức giải khát thơm ngon, tạo nhiều sảng khoái mà còn vì ông đã khám phá thêm được nhiều dược tính quý giá của loại thực vật có vẻ tầm thường này. Theo Bác sĩ Weisburger, trà có thể là thứ đơn giản duy nhất mà bạn có thể tự thêm vào khẩu phần của mình để phòng chống những loại bệnh nguy hiểm, một nhận định có thể làm cho trường phái ủng hộ khẩu phần nhiều rau quả, trái cây nghi ngờ.
Nhưng trong một hội nghị khoa học quốc tế về đề tài trà với sức khỏe do bác sĩ Weisburger chủ trì, phát biểu của ông quả là hết sức thuyết phục. Nhiều chứng cứ trong các công trình nghiên cứu đã chứng minh trà, một thức uống có xuất xứ từ Trung Quốc đã hơn 4.000 năm và hiện rất phổ biến ở phương Tây, có tác dụng phòng ngừa bệnh ung thư và tim mạch. Có thể nói sau nước lã, trà là một thức uống phổ biến nhất của toàn nhân loại.

Những phát hiện mới nhất về trà có thể sẽ khiến cho đông đảo tín đồ của cà phê sẽ phải đổi gu. Các nhà khoa học vừa khám phá là trà, dù có pha thêm sữa hay không, có tác dụng làm xương thêm cứng cáp ở phụ nữ giai đoạn sau mãn kinh.




Theo công trình nghiên cứu mới nhất của tạp chí American Journal of Clinical Nutrition số tháng tư 2000, các bà từ 65 đến 75 tuổi uống ít nhất một tách trà mỗi ngày thì xương sống và xương đùi, hay vùng có nguy cơ gãy cao nhất vì hệnh loãng xương, có chỉ số mật độ xương cao hơn các cụ bà không uống trà.

So sánh 1.134 người uống trà với 122 người không uống trà, các nhà khoa học thuộc Trường Y khoa Cambridge kết luận uống trà có chứa cafein giúp phòng bệnh loãng xương. cho dù hấp thu một lượng nhiều cafein là có nguy cơ làm giảm mật độ xương. Khi tìm kiếm nguyên nhân tại sao trà lại có tác dụng trên xương, các nhà khoa học đã tin rằng các chất chống oxy hóa giữ vai trò chủ đạo. Chất chống oxy hóa trong trà có tên polyphenol có hiệu lực gấp 100 lần vitamin C, gấp 25 lần vitamin E, theo kết quả nghiên cứu của bác sị Weisburger. Những chất chống oxy hóa này trung hòa các gốc tự do - tức thứ phó phẩm có hại trong quá trình trao đổi chất trong cơ thể. (Chú ý: Các loại "trà" dược thảo đắt tiền, được quảng bá rầm rộ thì lại không hề có polyphenol). Hoạt tính tiêu biểu nhất của polyphenol khi bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do chính là ngừa ung thư và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Có thể polyphenol có 3 tác dụng:
- Trước tiên, nó ngăn ng&ừa các gốc tự do phá hoại các DNA, mô thức khởi phát ung thư.       - --Thứ hai, nó ngăn ngừa hiện tượng phát triển không kiểm soát được của tế bào, nghĩa là làm chậm phát triển ung thư.                                                                                                                          - Thứ ba, một số pollyphenol có khả năng giết các tế bào ung thư mà không đụng đến tế bào lành.

Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Nghiên cứu Ung thư Nhật Bản, cho biết khi kết hợp các thuốc trị ung thư với polyphenol, thì hiệu lực của thuốc tăng gấp 20 lần so với thuốc không kết hợp. Một nghiên cứu khác cho thấy phụ nữ trên 55 tuổi uống ít nhất một tách trà mỗi ngày giảm 54% chứng xơ vữa động mạch, vốn sẽ đưa đến cơn đau tim hay đột quy. Càng uống nhiều trà thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch càng giảm. Cách lý giải chính là chất chống oxy hóa trong trà đã ngăn chặn sự tích tụ các cholesterol "có hại" (LDL), tạo các mảng bám làm nghẽn mạch máu.

Thế còn chờ gì mà bạn không mau đi đun nước để tận hưởng hương vị thơm ngon của tách trà đen hay trà xanh bốc khói, một cách thức rẻ tiền nhất đề phòng chống ung thư và bệnh tim mạch?