Ô Nhiễm Không Khí Trong Nhà
Khắp thế giới, con người ngày càng lo ngại hội chứng nhà bịnh. Theo EPA, ô nhiễm không khí trong nhà có thể tệ hại gấp đôi tới gấp năm lần nhiều hơn ô nhiễm không khí ngoài trời. EPA liệt kê ô nhiễm không khí trong nhà là một trong năm nguy cơ hàng đầu đối với sức khỏe người dân. Điều này gây lo ngại bởi lẽ dân chúng ở trong nhà khoảng 90 phần trăm thời gian trong ngày.
Đa số gia đình có hơn một nguồn góp phần gây ô nhiễm không khí trong nhà. Hiệu quả tích lũy những nguồn này có thể là nguy cơ nghiêm trọng. Mỗi ngày những đồ dùng trong nhà như đồ lau chùi thải ra những hợp chất hữu cơ bay hơi (VOCs), bị cho là nguyên nhân những triệu chứng như xốn mắt, ngứa mũi và rát cổ; nhức đầu; rát ngoài da; thở hổn hển; và mệt mỏi. Vì những triệu chứng này tương tự triệu chứng cảm cúm cùng những bịnh khác do vi-rút gây ra, nên thường khó xác định nguyên nhân. Ảnh hưởng lâu dài trên sức khỏe kể cả những bịnh về hô hấp, bịnh tim, và ung thư, có thể xuất hiện hoặc nhiều năm sau khi tiếp xúc hoặc chỉ sau khi tiếp xúc lâu dài hay nhiều lần.
Bạn có thể cải thiện chất lượng không khí trong nhà mình bằng cách:
- Thường xuyên làm sạch máy điều hòa, máy giữ ẩm, máy chống ẩm, và lò sưởi.
- Gắn quạt gió vào hệ thống khí đốt để thổi chất gây ô nhiễm không khí ra ngoài. Nếu không làm được, hãy luôn mở cửa sổ và dùng quạt hút trong khi nấu nướng. Nhờ công ty dầu hoặc khí đốt thường xuyên kiểm tra bếp lò, máy nước nóng hoặc máy sấy khô áo quần bằng khí đốt.
- Xả lò sưởi bằng khí đốt hoặc dầu hôi quay hướng ra ngoài nhà bạn. Đừng dùng lò khí đốt để sưởi ấm nhà.
- Đừng bao giờ nấu nướng trong nhà bằng bất kỳ thứ gì tạo nên chất hơi carbon monoxide.
- Gắn máy phát hiện khói, carbon monoxide, và khí phóng xạ radon ở những nơi thích hợp trong nhà bạn. Mỗi chỗ gắn sẽ cứu được tính mạng bạn.
- Mở lá chắn gió của lò sưởi trước khi đốt lửa và mở luôn cho tới khi tro hết nóng.
- Bảo đảm bếp củi hoặc bếp than quay hướng thông gió ra ngoài và hệ thống thải không bị hở.
- Chỉ sử dụng những chất tẩy rửa không có độc tố.
- Chỉ đốt đèn cầy không có chất dầu mỏ với tim đèn bằng vải.
- Dùng sơn an toàn - tức sơn không có hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC) gây hại.
Những Thứ Gây Dị Ứng
Bốn thứ gây dị ứng thông thường nhất trong nhà là mạt bụi, phấn hoa, chất gây dị ứng từ thú vật cưng, và mốc. Mạt bụi là những con bọ rất nhỏ (nhỏ hơn cả dấu chấm câu ở đây nữa) phát triển trong những chỗ ấm và ẩm thấp như giường, ghế bọc, và thảm. Chúng sống nhờ tế bào da tróc ra từ người hoặc thú vật cưng. Chất phân của chúng góp phần trong chứng hen suyễn và một số chứng dị ứng. Chúng ta có thể giảm tiếp xúc với mạt bụi qua những cách sau đây:
- Rửa giường mỗi tuần bằng nước nóng. Phơi khô ở chỗ cao để giết con mạt nào còn sống sót.
- Dùng bọc chống dị ứng cho giường ngủ bao gồm gối, nệm, chăn nhồi lông vũ, và lò-xo giường.
- Tấm trải giường phải làm bằng 100 phần trăm bông vải, và gối cũng dồn 100 phần trăm bông vải. Hãy mua sắm nệm bằng chất hữu cơ. Tránh dùng gối hoặc chăn nhồi lông vũ, vốn là nơi trú ẩn của mạt bụi.
- Dùng chất liệu bọc làm bằng bông vải hữu cơ 100 phần trăm, bằng cây gai dầu, lụa, hoặc bất kỳ loại sợi tự nhiên nào khác. Ruột nệm ghế cũng phải bằng bông vải hoặc len thay vì bọt nhựa tổng hợp.
- Hút sạch bụi bằng máy hút bụi có bộ phận cản lọc cao cấp (High Efficiency Particulate Arresting – hay gọi tắt là HEPA) và những túi giữ lại bụi.
- Lau chùi sạch sẽ mỗi tuần một lần, dùng dụng cụ giữ bụi thay vì tung ra trong không khí.
- Lọc không khí bằng máy lọc HEPA, loại trừ được 99.7 phần trăm thứ gây dị ứng qua không khí trong nhà.
- Rút ẩm không khí nếu bạn sống ở vùng khí hậu ẩm.
- Dùng máy lọc không khí HEPA trong hệ thống sưởi và điều hòa.
Phấn hoa dính trên tóc, áo quần, cùng những phần cơ thể phơi trần, có thể xử lý bằng cách:
- Tránh những sinh hoạt ngoài trời vào buổi sáng, đặc biệt những tháng có nhiều phấn hoa.
- Đóng hết cửa sổ hoặc dùng cửa có lưới lọc nếu phải mở cửa.
- Cởi giày dép trước khi bước vô nhà.
- Tắm và gội đầu mỗi tối trước khi đi ngủ.
Quý vị có biết là gàu trên con thú cưng bay vào không khí khi thú cưng gãi lông? Sau đây là những gợi ý hạn chế ảnh hưởng gàu từ thú cưng đối với sức khỏe của bạn:
- Lau chùi thường xuyên những bề mặt trong nhà, giữ thú cưng bên ngoài càng lâu càng tốt.
- Thường xuyên hút bụi, dùng máy hút HEPA.
- Sử dụng mặt nạ che bụi khi lau chùi.
- Thường xuyên tắm rửa thú cưng của bạn bằng dầu tắm giảm gàu, sau đó xịt thuốc chống gàu.
- Rửa tay sau khi chạm vào thú cưng.
Mốc là thứ gây dị ứng thông thường, đặc biệt những chỗ ẩm như tầng hầm ẩm thấp, tủ, đĩa hứng nước tủ lạnh, máy điều hòa, xô rác, và kệ trong nhà tắm. Để kiểm soát mốc:
- Làm sạch đĩa tủ lạnh mỗi vài tháng.
- Dùng sản phẩm làm sạch không có độc tố để lau mốc thấy được.
- Giữ độ ẩm trong nhà bạn dưới 50 phần trăm.
- Dùng quạt hút trong nhà bếp và phòng tắm.
- Xử lý ngay chỗ rỉ nước.
Vi Trùng Lây Nhiễm
Hằng năm trên 160.000 người chết tại Hoa Kỳ với nguyên nhân nổi bật là bịnh truyền nhiễm. (Bịnh truyền nhiễm do vi-rút, vi khuẩn, ký sinh trùng, và nấm.) Tổ chức CDC gợi ý bảy bước không tốn kém và đơn giản sau đây để ngăn ngừa bịnh truyền nhiễm:
- Thường xuyên rửa tay. Điều này giúp loại trừ vi trùng bạn bị nhiễm từ thú vật hoặc mặt bằng. Rửa tay đặc biệt quan trọng trước, trong khi và sau khi bạn chuẩn bị thức ăn; trước khi bạn ăn; và sau khi bạn sử dụng phòng vệ sinh.
- Thường lau chùi và tẩy uế các mặt bằng, đặc biệt trong nhà bếp và phòng tắm. Xà phòng với nước dùng cọ rửa thường là đủ sạch. Tẩy uế bằng thuốc tẩy hoặc một loại tẩy uế khác cũng gia tăng biện pháp bảo vệ.
- Xử lý và chuẩn bị thức ăn cách an toàn. Biết rõ loại thức ăn nào cần để tủ lạnh, đừng để thực phẩm dễ hư ở ngoài lâu hơn hai tiếng đồng hồ. Giữ thực phẩm lạnh thật lạnh; giữ thực phẩm nóng thật nóng. Đừng để nước từ thịt, hải sản, gà vịt, hoặc trứng chảy lên thức ăn khác. Rửa sạch rau quả sống. Nấu chín thịt và gà vịt thật kỹ.
- Tiêm chủng và cập nhật tiêm chủng. Người lớn cần chủng ngừa phong đòn gánh bạch hầu mỗi mười năm. Nếu bạn đi du lịch, bạn cần biết phải tiêm chủng những gì. Bảo đảm con bạn cũng được chủng ngừa và giữ hồ sơ cho từng người trong gia đình.
- Dùng kháng sinh thích hợp mà thôi. Cảm, cúm, cùng những vi-rút khác không thể dùng kháng sinh. Vi khuẩn có thể đề kháng lại với trị liệu nếu để cho trẻ em dùng kháng sinh khi không cần thiết.
- Giữ cho thú cưng lành mạnh. Cập nhật chủng ngừa cho chúng. Đừng cho chúng lấy hộp chơi cát của trẻ con làm nơi phóng uế.
- Tránh tiếp xúc với thú hoang, vốn có thể mang bịnh chết người. Loài gặm nhấm có thể mang bịnh dịch hoặc lây nhiễm Hantavirus. Côn trùng ký sinh thì truyền bịnh sốt spotted Rocky Mountain và bịnh Lyme. Loài dơi, gấu trúc Mỹ, chồn hôi, và loài cáo có thể truyền bịnh dại.
Ô Nhiễm Tiếng Ồn
Tiếp xúc lâu với tiếng ồn có thể gây hại khả năng học tập và trí tuệ, cao huyết áp, và giảm sức chịu đựng sự chán nản. Ô nhiễm tiếng ồn có thể do tiếng ồn vận chuyển, âm nhạc mở lớn, hàng xóm to tiếng, truyền hình, dụng cụ máy móc, tiếng ồn từ xây dựng, hoặc tiếng ồn công nghiệp. Theo một nghiên cứu của Đức, tiếp xúc lâu dài với tiếng ồn có thể dẫn tới cơn suy tim. Đối với phụ nữ, môi trường ồn ào là hiểm họa cho sức khỏe. Những người báo cáo về tiếng ồn môi trường gây khó chịu, có 50 phần trăm dễ bị suy tim hơn những người không báo cáo. Nam giới không bị ảnh hưởng bởi môi trường ồn ào, nhưng chỗ làm việc ồn ào khiến họ có khả năng 30 phần trăm bị cơn suy tim. Nghiên cứu cho thấy tiếp xúc lâu dài với tiếng ồn gây căng thẳng, dẫn tới gia tăng huyết áp và thay đổi trong cholesterol. Những thay đổi này có thể góp phần phát triển bịnh tim.
Nếu ô nhiễm tiếng ồn là vấn đề đối với bạn thì:
- Hãy trao đổi với thành viên gia đình về mức ồn ào trong nhà. Thí dụ, nếu chồng bạn không thể đi ngủ mà không mở TV còn bạn thì không thể ngủ khi TV mở, hãy tìm sự dung hòa.
- Hãy xử lý những vật dụng ồn ào cùng những thứ gây tiếng ồn nơi môi trường của bạn.
- Hãy phản công tiếng ồn khó chịu bằng những âm thanh xoa dịu: nhạc êm dịu, chậm rãi, được cho là giảm bớt căng thẳng.
Khoa Học Lao Động
Hội Thiết kế Nội thất Hoa Kỳ (American Society of Interior Designers) nói, khoa học lao động nhanh chóng xuất hiện như là điều bắt buộc để thiết kế nơi làm việc cũng như nhà ở. Ngôi nhà tốt được thiết kế nhằm tạo hiệu năng, thoải mái, và an toàn cho mọi người sống bên trong. Bất kể thời kỳ và kiểu dáng, một ngôi nhà lành mạnh là nơi mang lại cảm giác hòa hợp và trong sạch. Qua thời gian, trong ngôi nhà lành mạnh, bạn có thể thấy mình hít thở dễ dàng hơn, cảm thấy thỏa lòng hơn, và bắt đầu mỗi ngày với năng lực và nhiệt tình dâng cao.
Ngôi nhà lành mạnh nuôi dưỡng những con người sống bên trong và cũng bảo vệ thế giới bên ngoài. Được thiết kế nhạy bén với môi trường, ngôi nhà có hiệu năng, tiết kiệm, có khả năng duy trì, và không gây ô nhiễm. Sau đây là những gợi ý:
- Nếu bạn có văn phòng tại nhà, hãy nghĩ tới thiết kế theo khoa học lao động thật tốt. Hãy làm cho ngôi nhà thích ứng với mọi người khác trong gia đình khi họ sử dụng. Bàn ghế phải dễ điều chỉnh cho cả người lớn lẫn trẻ em sử dụng.
- Sáng sủa phải là yếu tố bắt buộc khắp nơi trong nhà bạn và đèn phải được thiết kế theo chức năng cụ thể của từng nơi.
- Thiết kế nội thất đẹp là điều phải có. Màu sắc phải bắt mắt chớ không gây lo ra, tạo cảm giác hài hòa và giúp loại trừ căng thẳng cũng như gượng ép.
Ngôi nhà lành mạnh phải được thiết kế tạo hiệu năng cho mọi người sống và làm việc trong đó, giúp giảm thiểu mệt mỏi và tạo giờ giải trí cho cả gia đình. Ngôi nhà có nhiều chỗ, xếp đặt đúng vị trí, có tổ chức thay vì lộn xộn hoặc vất lung tung sẽ giúp cuộc sống bớt căng thẳng và thứ tự hơn.