Những năm gần đây chúng ta thấy có sự chú ý nhiều đến cơ chế hoạt động của hệ thống pháp lý tại Mỹ. Trước đây việc đưa truyền hình vào phòng xử án là việc gây nhiều tranh cải. Nhưng bây giờ chúng ta có những vụ xử án chiếu trên T.V, cả một hệ thống kênh truyền hình chỉ chuyên về việc thu hình ở toà án và về vấn đề công lý cho tội phạm hay đôi khi là sự bất công.
Ngay cả trước khi có máy thu hình ở phòng xử án, thật rõ ràng là những phiên toàn của nền pháp lý ở trên đất này đôi khi kết án người vô tội và tha cho kẽ phạm tội. Hãy xem một thí dụ trường hợp của Randall Dave Adam, bị kết tội và nhận án tử hình vào năm 1977 vì giết một người cảnh sát ở Texas. Một cuốn phim tài liệu năm 1988, lằn ranh rất nhỏ màu xanh đưa ra những câu hỏi hốc búa về cách cảnh sát giải quyết vụ án này và giúp cho bịcan được xét xử lại chỉ vài giờ trước khi bị hành quyết. Năm 1989, anh ta được tha khỏi tù khi viên biện lý buộc tội bác bỏ bội mọi cáo buộc chống lại anh ta, thừa nhận là không có đủ bằng cớ để buộc tội anh ta.
Một vụ án khác ghê gớm hơn là của Kirk Bloodworth bị án tử hình vì tội hiếp dâm và giết người năm 1980. Sau gần 10 năm, chờ lảnh án tử hình, Bloodworth được thả ra năm 1994, khi những kiểm điểm phức tạp về DNA chứng minh là anh ta không phạm những tội mà anh bị kết án.
Chúng ta rất kinh ngạc và tức giận về những trường hợp này và dù vậy những vụ án nhưthế này không suy giảm. Gần như mỗi tuần dường như có những sai lầm được mang ra phân tích ở trên những chương trình trên T. V như chương trình 20/20, chương trình 60 phút, chương trình 48 giờ hay trên những tạp chí. Sự tin tưởng của người Mỹ vào hệ thống xét xử tội phạm của họ dường như là rất thấp.
Sự ưu tư của xã hội hiện đại về nền công lý bị sai lệch không phải là một điều gì mới mẻ. Có những vụ án nổi tiếng về những nạn nhân vô tội bị giam giữ một cách sai lầm và rồi bị hành quyết đầy dẫy trong lịch sử từ trường hợp ghi trong Kinh Thánh của Nabốt, bị lừa và bị giết bởi Raháp trong thời của xứ Isơraên, đến những vụ xử những phù thủy của thời trung cổ và cho đến ngày nay. Và rồi mặc khác, lịch sử đầy dẫy chuyện những người phạm tội được toà tha bổng, từ những người qúi tộc thời xưa được tha bổng rồi phạm tội giết người, đến những tay trùm của tổ chức giết người, dùng sự hối lộ để làm sai lệch công lý.
Những tòa án của con người có khả năng khéo léo để thay đổi hoàn toàn công lý. Kẻ ác thường được thịnh vượng trong khi người công bình chịu khổ một cách sai lầm.
Không ở đâu chúng ta thấy rõ điều này là ở trong sự bắt và xét xử đóng đinh Chúa Jesus Christ. Không có nạn nhân nào của nền công lý vô tội hơn là con của Đức-Chúa-Trời,Đấng không hề phạm tội và dù vậy không có ai chịu đau đớn nhiều hơn Ngài. Ngài bị hành quyết một cách tàn nhẫn bởi những người công khai thừa nhận là Ngài không có tội vì cả. Dù vậy, cùng lúc đó, Baraba, một tên cướp nổi loạn, giết người được thả tự do. Đây là sự vi phạm lớn nhất của công lý mà thế gian thấy được.
Hãy xem xét những xử kiện Chúa Jesus, là Đấng duy nhất không phạm tội sống trên đất này, một người đạo đức, vô tội không chỗ trách của mọi thời đại. Ngài chưa hề phạm tội, trong miệng Ngài không hề có sự dối trá, Ngài thánh khiết, không tội, không ô uế, biệt riêng ra khỏi kẽ có tội” Hêbơrơ 7: 26. Và dù vậy sự đau đớn và hành phạt Ngài chịu trong sự chết của Ngài lại độc ác hơn bất cứ con người nào phải chịu. Ngài phải mang gánh nặng của tội lỗi con người, Ngài chịu đau đớn thể như Ngài đã chịu phạm những tội ghê gớm nhất của nhân loại. Và dù vậy, Ngài không phạm một tội gì.
Thật dễ để nhìn Thập Tự Giá để kết luận đây là một sai lầm tệ hại nhất của công lý của con người trong lịch sử của thế giới. Và thật sự như vậy, đó là một hành động độc ác, thi hành bởi những con người ác độc.
Nhưng đây không phải là trọn câu chuyện. Việc đóng đinh Chúa Jesus là một hành động cao cả nhất của sự công bình của Đức-Chúa-Trời được thực hiện. Điều này xãy ra phù hợp với ý định trước và sự biết trước của Đức-Chúa-Trời. (Công vụ 2: 23) và cho những mục đích cao cả nhất. Sự chết của Chúa Jesus đem lại sự cứu chuộc cho biết bao người và mở đường cho Đức-Chúa-Trời tha thứ tội lỗi mà không phương hạiđến tiêu chuẩn hoàn toàn thánh khiết của Ngài.
Đấng Chirst không phải là nạn nhân của người không công bình, khi Ngài bị treo trên thập tự giá. Dù bị giết bởi những người có ý định độc ác, Đấng Christ sẳn sàng chịu chết, chết thay cho tội lỗi của những kẻ không công bình, những kẻ đã giết Ngài, đây là một sự hy sinh lớn lao nhất, một hành động yêu thương hoàn toàn nhấtđược thực hiện. Và cuối cùng là một hành động cao cả hơn là một sự bất công của con người.
Mỗi Cơ-Đốc nhân thật biết là Đấng Christ chết cho tội lỗi của chúng ta. Lẽ thật này thật sâu xa đến độ chỉ có cõi đời đời mới bày tỏ được sự sâu nhiệm của điều này. Nhưng trong cuộc sống hiện nay của chúng ta, chúng ta dễ có khuynh hướng coi nhẹthập tự giá của Đấng Christ. Chúng ta suy nghĩ một cách sai lầm là đó là một trong những sự kiện căn bản của niềm tin của chúng ta. Do đó chúng ta bỏ qua không suy gẫm về lẽ thật cao cả này và chúng ta lỡ mất sự qúi báu của lẽ thật này.
Nếu chúng ta có suy nghĩ đến điều này, chúng ta có khuynh hướng chỉ suy nghĩ một cách nông cạn, trong khi chúng ta phải dầm thấm sâu xa của lẽ thật này mỗi ngày. Nhiều người nghĩ là Đấng Chirst là nạn nhân của sự bất công của con người. Một người phải hy sinh một cách đau đớn và không cần thiết. Nhưng sự thật là sự chết của Ngài là ở trong những chương trình của Đức-Chúa-Trời. Đó là chìa khóa của chương trình cứu rỗi đời đời của Đức-Chúa-Trời. Không phải là một thảm kịch không cần thiết, sự chết của Đấng Christ là một sự đắc thắng vẻ vang. Đó là một hành động tuyệt vời bày tỏ ân điển và sự tốt lành của Đức-Chúa-Trời đối với tội nhân. Đó là một sự bày tỏ tình yêu của Đức-Chúa-Trời đối với chúng ta.
Dù vậy ở đây, chúng ta thấy cơn giận của Đức-Chúa-Trời với tội lỗi, điều thường thiếu trong tất cả những bài hát và những bài giảng về Thập Tự Giá, đó là sự tuôn đỗ của sự phán xét của Đức-Chúa-Trời đối với Đấng Christ, không phải vì Ngài đáng phải bị phán xét, nhưng vì Ngài sẳn sàng để đón nhận cho tất cả những người Ngài cứu chuộc. Theo lời của Issac Watts đã có bao giờ tình yêu và sự buồn bả gặp nhau hay những cái gai làm nên một vương miện đẹp như vậy.
Sự chết của Đấng Christ là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại. Đó là điểm chính yếu của niềm tin Cơ Đốc. Đó là nơi trú ẩn của chúng ta trong ngày phán xét cuối cùng. Đó là điều mỗi Cơ-Đốc nhân phải suy niệm. Tất cả những hy vọng qúi báu của chúng ta đến từ thập tự giá của Đấng Christ và những tư tưởng cao xa của chúng ta phải bắt nguồn từ đó. Đó là một đề tài mà chúng ta không thể nào lơ là hay coi nhẹ. Thật là môt sự xấu hổ cho hội thánh chúng ta ngày nay là trọng tâm của chúng ta thường đặt ở chổ khác.
Cầu xin chúng ta đừng bao giờ coi Thập Tự Giá của Đấng Christ là một điều đương nhiên hay không hiểu được chiều sâu của Thập Tự Giá. Chính ở đó mà sự thương xót và lẽ thật gặp nhau. Sự công bình và sự bình an hôn nhau. Thi-Thiên 85:10
Thúy Anh_TNPA chuyển ngữ theo “ the murder of Jesus Christ” by John Arthur.