Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Wednesday, August 8, 2012

Đối Điện Với Những Người Có Nan Đề


Để tôi chia sẻ một câu nói rất đơn giản nhưng cũng rất chính xác về hội thánh Chúa: “Hội Thánh là một cộng đồng duy nhất trên thế gian này mà tư cách hội viên chỉ dựa trên một điều, hội viên phải là người không xứng đáng để được vào hội. Do đó, mỗi hội thánh là một cộng đồng của những người phạm tội và được cứu chuộc bởi lòng thương xót của Đức Chúa Trời, trong đó có cả tôi và bạn.


Bởi thế, bạn đừng ngạc nhiên khi thấy những người có nan đề trong bất kỳ một hội thánh nào. Trên thực tế, nếu bạn tự đánh giá mình theo quan điểm Kinh-Thánh, bạn sẽ phải đồng ý rằng: mỗi Cơ-Đốc Nhân có khả năng là một nan đề đó là sự khác biệt về sự trưởng thành và sự vâng lời Chúa của mỗi người. Tuy nhiên, những Cơ-Đốc nhân trong hội thánh là những người luôn luôn khó khăn để gần gũi. Và có những người đang phải trải qua những thời kỳ tăng trưởng, thử thách và họ có thể khó để gần gũi. Cho dù họ thuộc loại người nào, bạn và tôi là những người đã được kêu gọi để phục vụ họ dựa trên sự cam kết yêu thương nhau của chúng ta là những người theo Chúa. Vậy, vấn đề không phải là nên hay không nên phục vụ, mà là làm thế nào để phục vụ.
Sứ đồ Phao-lô đã giúp chúng ta nhận dạng và phân loại những người có nan đề mà chúng ta  gặp phải trong hội thánh. Bạn cũng có thể tự kiểm tra nếu bạn hoặc những người bạn quen biết đang ở trong nhóm này. I Tê-sa-lô-ni-ca 5:14 “ Nhưng, hỡi anh em, xin anh em hãy răn bảo những kẻ ngỗ ngược, yên ủi những kẻ ngã lòng, nâng đỡ những kẻ yếu đuối, phải nhịn nhục đối với mọi người”.
Câu Kinh Thánh trên chỉ ra ba loại người có nan đề mà người tin Chúa hay gặp phải, và nếu hội thánh của bạn muốn hướng đến sự phát triển, bạn cần phải quan tâm đến những người ở trong nhóm này. Việc đi đến nhà thờ không chỉ là xuất hiện mỗi sáng chủ nhật, Đức Chúa Trời muốn bạn có sự thông công và am hiểu về những người có vấn đề, và Chúa muốn bạn dùng những ân tứ mà Chúa tặng riêng cho bạn để giúp đỡ họ. Khi bạn làm việc này, bạn sẽ được ơn phước để thấy Chúa dùng bạn để những người đó thay đổi. Sẽ là một niềm vui to lớn khi bạn thấy được những người mà bạn đã giúp lớn lên trong Chúa và còn giúp đỡ những người khác nữa.
Những người bướng bỉnh
Nhóm thứ nhất là “những người ngỗ ngược”, hay còn gọi là bướng bỉnh. Họ không bao giờ làm việc gì theo trình tự. Nếu những người khác tiến lên về phía trước thì họ lại đi giật lùi về phía sau. Vì sự thờ ơ hay sự nổi loạn của bản thân mà họ ỏ trong tình trạng nghỉ việc tâm linh mà không xin phép, và họ cũng không háo hức trong việc học hỏi hay phục vụ.
Vậy làm thế nào để đối xử với những người bướng bỉnh? Bạn hãy khuyên nhủ và răn đe họ. Sự khuyên nhủ và răn đe trong tiếng Hy lạp có nghĩa là “đánh thức tri giác của một người bằng những hậu quả có thể xảy ra.” Nếu bạn gặp những người tin Chúa mà không làm những nhiệm vụ của họ - không dùng những ơn tứ mà Chúa ban cho họ, không ủng hộ những cố gắng của tập thể - thì bạn hãy đến bên họ và khuyên bảo họ. Điều này nên bắt đầu bằng những lời khuyên dịu dàng, đầy tình thương, nhưng chứa đựng lòng nhiệt thành của bạn. Sẽ là một sự khích lệ và thúc đẩy cho bạn nếu có một người nào đó dùng tình thương mà khuyên bạn rằng: “Tôi không muốn bạn tiếp tục con đường này vì Chúa sẽ sửa trị sự thờ ơ và sự nổi loạn.”
Khi bạn thực sự yêu thương một người, bạn sẽ không ngần ngại khi cảnh báo với người đó rằng: bạn muốn họ tránh xa những hậu quả xấu, là điều chắc chắn có thể xảy ra, và muốn họ nhận được các phước lành thuộc linh. Vậy nên sự đương đầu là điều cần thiết.Khi bạn đến nhà thờ, đừng chỉ ngồi một chỗ trong khi người khác đang phải đối diện với những vấn đề thuộc linh của họ.Hãy quan tâm đến đời sống của những tín đồ khác_nhất là những người có nan đề rất cần bạn.

Những người hay lo lắng
Nhóm thứ hai là những người “yếu đuối”, hoặc “dể nãn lòng”. Họ là những người hay lo lắng. Những sự thách thức sẽ đe dọa hay làm họ khiếp sợ. Họ ghét sự thay đổi, yêu thích những truyền thống, và tránh xa hết thảy những sự mạo hiểm. Tất cả mọi vấn đề trong cuộc sống dường như luôn quá sức chịu đựng của họ.Những người thường cảm thấy buồn tủi và lo lắng liên tục, đôi khi tuyệt vọng và lắm lúc nản lòng. Kết quả là họ không bao giờ có thể trải nghiệm những niềm vui của sự phiêu lưu trong cuộc sống.
Để đối phó với những người hay lo lắng, Sứ đồ Phao-lô chỉ nói một cách đơn giản, “ Hãy khích lệ họ.” Tức là đến bên cạnh họ và an ủi họ. Nếu bạn biết và gặp những người hay sợ sệt, lo lắng, u sầu hoặc tuyệt vọng – Đứa Chúa Trời muốn bạn hãy ở cạnh họ, làm bạn với họ . Nếu bản thân bạn là người hay lo lắng, hãy làm bạn với những người có đức tin mạnh mẽ để họ có thể an ủi,  thêm sức, trấn an, động viên, làm tươi mới, và xoa dịu bạn bằng Lời của Chúa.
Những sự khuyến khích, cổ vũ nào đem đến sự giúp đỡ tích cực nhất?
Sự khích lệ bởi lời cầu nguyện với một Đức Chúa Trời của mọi sự khích lệ.
Sự khích lệ bởi một sự cứu chuộc chắc chắn.
Sự khích lệ bởi một Đấng quyền năng tối cao, Đấng hành động khiến mọi việc trở nên ích lợi con cái Ngài.
Sự khích lệ từ tình yêu của Chúa Giê-su
Sự khích lệ từ việc Chúa Giê-su trở lại và sự chấn chỉnh lại mọi việc sai trái trên đất.
Và còn nhiều điều nữa để giúp đỡ những người hay lo lắng có thể gạt bỏ những lo âu, ôm lấy sự vui mừng của người tin Chúa, và tham gia vào sự phiêu lưu mạo hiểm của cuộc đời thuộc về Chúa.
Sứ đồ Phao-lô gọi nhóm cuối cùng là “ những người yếu đuối.” Họ là những người “yếu đuối” được nhắc đến trong Rô-ma 14, 15 và I Cô-rinh-tô 8. Những người này thường đến với Chúa Giê-su từ một cuộc sống đầy tội lỗi – họ có thể nhạy cảm quá mức với tội lỗi để rồi đánh giá moị việc là tội lỗi dù đó không phải là tội lỗi. Người có đức tin mạnh mẽ không nên chỉ trích những người anh em này vì thái độ quá khích của họ, mà  tự kiểm chế để không trở thành cớ vấp phạm cho họ – đừng bao giờ khuyến khích anh em mình làm trái với lương tâm của chính họ. Nếu bạn là người có đức tin mạnh hơn, hãy nhẫn nại và đối xử tử tế với những anh em có đức tin yếu hơn bạn. Hãy dạy dỗ những người anh em đó để họ có sự hiểu biết vững vàng hơn và giúp họ trở lên một thành viên mạnh mẽ, tràn đầy sức sống và có ích cho hội thánh là thân thể của Đấng Christ.
Cũng có những người thuộc nhóm “yếu đuối” vì họ có khuynh hướng sa vào cùng những tội lỗi mà họ đã phạm nhiều lần. Họ là người yếu cả về đức tin lẫn phẩm hạnh vì họ chưa thể phát biểu những thói quen của sự tự giác kỷ luật. Họ lúng túng với chính bản thân, hội thánh và Đức Chúa Trời của họ. Vì thể nên họ rất cần nhiều sự quan tâm.
Bạn làm thế nào để giúp đỡ những người này?Từ “giúp đỡ” mà Sứ đồ Phao-lô có ý nghĩa là “nắm giữ chặt chẽ,” hay là “chống đỡ.” Sự thực hành của việc này được thấy ở câu: “ Hỡi anh em, ví bằng có người nào tình cờ phạm lỗi gì, anh em là kẻ có Đức Thánh Linh, hãy lấy lòng mềm mại mà sửa họ lại, chính mình anh em lại phải giữ mình; e cũng bị dỗ dành chăng. Hãy mang lấy gánh nặng cho nhau, như vậy anh em sẽ làm trọn luật pháp của Đấng Christ ( Ga-la-ti 6:1-2). Bạn giúp đỡ những người yếu đuối bằng cách nâng họ lên và giữ họ ở đó.
Ở đoạn cuối của câu I Tê-sa-lô-ni-ca 5:14, Sứ đồ Phao lô đã ấn định một thái độ chung khi hội thánh phải đối diện với những người đang gặp những vấn đề thuộc linh: “ Hãy nhẫn nhịn với tất cả mọi người.” Đừng hối thúc họ; đừng tỏ ra gay gắt với họ; và đừng bắt buộc hay săn đuổi họ.Hãy dẫn dắt họ trong sựdịu dàng và mềm mại. Hãy chú ý đếntư cách và thái độ của chính bạn và đặt để mọi kết quả trong tay Chúa.
Mục vụ cho những người đang gặp vấn đề về thuộc linh cần có sự thân thiết trong mối thông công. Hội thánh lớn mạnh khi những con chiên chăm sóc lẫn nhau – bạn cần phải có đủ sự quan tâm để khuyên răn những người bướng bỉnh, khích lệ những người hay lo lắng và giúp đỡ những người yếu đuối. Mục vụ cho những người này rất cần sự tham gia tích cực của bạn trong cuộc sống của họ. Khi bạn cam kết bản thân vào sự lien hệ này, bạn sẽ tránh được việc trở thành một thiểu số trong số đông những người đang gặp vấn đề; thay vào đó, bạn sẽ trở thành một phần của đáp án cho những vấn đề đó.
Hồng Huệ_TNPA chuyển ngữ theo “Dealing with problem peole” by John Arthur