“Ralph Doudera, một chuyên viên về tài chánh, có tài làm ra rất nhiều tiền, nhưng bây giờ ông chú tâm vào việc được thật sự giàu có”.
Một đống rác hôi thúi, không phải là nơi để có sự tư kiểm tra về mặt thuộc linh, nhưng chính ở nơi đây mà cuộc đời của Ralph bắt đầu thay đổi. Khi ông nhìn thấy những đứa trẻ đào bớt trong những đống rác để tìm thức ăn. Là một chuyên viên về đầu tư rất thành công, ông đã làm việc trong nhiều năm, đã tạo nên những đống tiền ngày càng lớn hơn cho mình và khách hàng của mình. Nhưng càng kiếm được nhiều tiền, ông càng thấy khốn khổ, khi thị trường chứng khoán suy thoái, không ai có thể sống gần ông, và khi tình hình thuận lợi, ông lại tìm nhiều cách hơn để đầu tư tiền bạc.
Với thời gian, sự nô lệ cho tiền bạc của ông tạo nên một sự phân cách giữa ông và những người ông yêu mến.
Đó là lý do tại sao vào năm 1992, ông đi du lịch sang Ấn-Độ với một nhóm người giống như ông, đang chủ tâm tìm kiếm sự chữa trị cho căn bệnh ghiền tiền bạc của họ, hầu mong có được một sự hiểu biết đứng đắn về sự thịnh vượng và để nối kết với Chúa là nguồn của mọi cung ứng. Nhóm người này dành thì giờ đến một bệnh viện để thiết lập của mother Teresa cho những người nghèo khó, bệnh hoạn và sắp chết ở Calcutta, ở gần một trong những nơi đỗ rác của thành phố. Họ làm việc cùng với bà để phục vụ cho những bệnh nhân trong những cách khiêm tốn, như là cho họ ăn, phân phát thuốc và giúp đỡ về vấn đề vật lý trị liệu. Những người đàn ông và những người đàn bà đã từng quen được phục vụ tối đa, bây giờ trở thành những người giúp đỡ, đi rửa những vết thương, hay đi giặt những bộ quần áo bẩn bằng nước nóng. Nhưng điều quan trọng hơn hết, họ dành thì giờ để an ủi những người bị tàn tật.
Doudera, làm việc với một người đàn ông ở cỡ tuổi của ông. Sự khác biệt về ngôn ngữ khiến sự liên lạc bị khó khăn, nhưng một ngày kia, người đàn ông vươn tới và ôm choàng lấy ông với một sự nồng nhiệt vụng về. Tôi biết là “ông ta muốn nói cảm ơn”, Doudera nói và ngày hôm sau ông ta chết. Cái chết này là một sự nhắc nhở, thức tỉnh ông là tiền bạc, điều thiếu chút nữa đã thiêu hủy ông có thể được dùng để đem đến sự sống cho những người khác.
Một ngày kia, nhóm người này lên xe lửa để đi ra khu ngoại ô của một thành phố. Trong suốt hơn một tiếng đồng hồ, họ đứng chen chút trên toa xe lửa, đỗ mồ hôi ướt đẫm, không có chỗ để cử động. Doudera tưởng tượng nơi họ sẽ đến_ tự hỏi không biết nơi đó sẽ như thế nào và ông sẽ phản ứng như thế nào trước sự đau khổ mà ông sẽ chứng kiến. Ông chưa bao giờ có được kinh nghiệm này, họ đang trên đường đi đến thăm trại của những người cùi.
Giống như tất cả mọi điều khác trong kinh nghiệm 10 ngày ở Ấn Độ của ông, trại cùi này không giống như điều mà ông trông chờ. Doudera nghĩ là ông trông thấy một người cùi ở trong một tòa nhà đỗ nát, nhưng thay vào đó, ông được đưa vào một căn nhà ấm cúng, với nền nhà được quét sạch sẽ và tường nhà có sơn màu lá cây xanh tươi. Ông thấy những bệnh nhân kiếm được tiền bằng cách dệt vải và may quần áo. Họ cũng được chữa trị bởi một nhóm chuyên viên về y khoa và được dạy đọc và viết cùng với con cái của họ.
Khi nhóm những người khách bước vào phòng, những người ở đây ngừng làm việc và chào mừng những người khách bởi một bài hát. Đồng loạt họ hát bằng tiếng Hindi. “Chúa Jesus, xin Ngài là mắt cho con, Chúa Jesus xin Ngài là chân cho con”. Doudera nhìn quanh phòng, có nhiều người trong số những người hát bị mù hay bị cụt chân. Nhưng có sự vui mừng trong cuộc sống của họ mà tôi không có trong cuộc đời tôi. Ông nói. Và rồi tôi chợt bừng tỉnh, tôi chứng kiến tất cả những điều này vào ngày lễ tạ ơn.
Dường như là lần đầu tiên tôi hiểu ra được ý nghĩa của chữ tạ ơn. Tôi nhận thức được là tôi có quá nhiều điều đến nỗi lòng tôi bối rối và tôi chẳng bao giờ biết cảm tạ. Có một điều gì đó ở trong tôi được tan vỡ. Ông quyết định rằng ông không thể nào trở về nhà và sống như trước nữa. Tôi chỉ có thể nghĩ đến một điều là tôi ước là các con tôi cũng ở đây. Chúng cần nhìn thấy được điều này. Với ý tưởng này ông trở về nhà một tuần trước lễ Giáng Sinh và bắt đầu một trang sách mới về sự từ bỏ mình và khám phá chính mình.
Doudera nghĩ là mình sẽ có măc cảm tội lỗi sau khi từ Ấn Độ về, nhưng điều này không xãy ra. Điều duy nhất tôi cảm thấy là tôi cần phải tạo một sự khác biệt, dùng những tài năng tôi có theo một cách tích cực, ông nói. Và đó chính là điều ông bắt đầu làm. Ông tiếp tục tìm những cách để làm ra tiền để có thể ban cho. Thay vì ban cho một cách phân tán, đưa tiền cho bất cứ ai xin, ông ban cho theo một cách chọn lọc hơn. Ngày nay ông ban cho một số cơ quan từ thiện Cơ-Đốc và những nhóm mà ông nói có khả năng tăng trưởng theo cấp số nhân, có thể tạo nên sự thay đổi cho Đấng Christ.
Cảm tạ Chúa vì thời gian ông ở Ấn Độ, bây giờ Doudera thấy dễ dàng để ban cho tiền bạc khi Chúa bảo ông làm điều đó. Đó là kết quả của sự nhận biết là mọi sự giàu có thuộc về Chúa trước tiên. Dù vậy, ông xác nhận là tiến trình biến đổi chưa chấm dứt, cũng còn có những ngày mà tay ông thấy khó để ban cho và không có lý do để vui mừng khi ban cho. “Tôi phải luôn luôn được chỉ ra ai là nguồn của mọi cung ứng của tôi”, ông nói. Không ai trong chúng ta có thể sống dựa trên mối liên hệ ngày hôm qua với Chúa, chúng ta phải đặt câu hỏi với Chúa lạy Chúa, Ngài muốn con làm điều gì ngày hôm nay và để Ngài bày tỏ điều đó ra.
Việc đời này và việc thiêng liêng hoà hợp với nhau cho con người tự mô tả về chính mình như là người quản lý tiền bạc của chính Đức-Chúa-Trời hơn là người bị điều khiển bởi tiền tài. Ngày nay, ông cố gắng để ban cho ít nhất là phân nửa số tiền ông thu vào hàng năm. Mục đích của ông là gì? I Timôthê 6:17 “Hãy răn bảo kẻ giàu ở thế gian nầy đừng kiêu ngạo và đừng để lòng trông cậy nơi của cải không chắc chắn, nhưng hãy để lòng trông cậy nơi Đức Chúa Trời, là Đấng mỗi ngày ban mọi vật dư dật cho chúng ta được hưởng. Tôi thích kể cho mọi người nghe câu chuyện của tôi, cho họ thấy cuộc đời của tôi tốt đẹp hơn trước nhiều, bởi vì tôi phục vụ Chúa thay vì phục vụ đồng dollars, ông nói. Chúa tạo nên chúng ta để ban cho, điều này làm chúng ta có thêm năng lực.
Nhiều năm, sau lần ông đến thăm Ấn Độ lần đầu tiên, Doudera trở lại với 5 người con của ông, lúc đó có tuổi từ 14 đến 21. Đó là một phần của chuyến du lịch vòng quanh thế giới, đến những nơi mà ông đã chọn để yểm trợ về mặt tài chánh. Tôi muốn chỉ cho chúng thấy rõ ràng là gia tài của chúng được phân phối đi đâu. Ông cười và nói, chúng cũng đang học hỏi như tôi đang học hỏi, nhưng chúng biết là cha của chúng không phải là con người như lúc xưa nữa và lý do là ở mối liên hệ của tôi với Cứu Chúa của tôi.