Đó là ngày 11/9/2012, ngày đánh dấu 1 năm sau sự tấn công của những tên khủng bố vào trung tâm thương mại thế giới và Ngũ Giác Đài. Nhà thờ Immnuel Bible church ở Spring Field V.A đầy nghẹt cả ngàn người đến dự buổi lễ kỷ niệm này, dù vậy khi diễn giả bước lên bục giảng, bạn có thể nghe tiếng của máy điện thoại rớt xuống sàn.
Bộ quân phục của ông thật gọn ghẽ và chỉnh tề, những uy chương biểu hiện cho nhiều năm phục vụ tổ quốc. Nhưng chính là cái khăn cuốn quanh vần trán bị sẹo, những miếng vải bó trên ngón tay và bàn tay của ông, nói lên một câu chuyện quan trọng hơn.
Trung tá Brian Bridnell là một người sống sót sau biến cố 9/11, ông có thể đã chết vào ngày đó ở Ngũ Giác Đài, mầu nhiệm thay ông được sống sót, nhưng 60 % thân thể ông bị phỏng, 40% của những vết phỏng này là ở độ 3. Những vết sẹo ông mang trên người và sẽ mang chúng suốt cuộc đời ông, khiến chúng ta tin ông, khi ông nói về sự nhân từ của Chúa, bởi vì ông đã trải qua lửa của địa ngục và rồi trở lại.
Khi Chúa Jesus xuất hiện cho các môn đồ của Ngài, sau khi Ngài đã sống lại, Ngài cho họ xem chân và tay Ngài để thuyết phục họ rằng Ngài chính là Đấng đã bị đóng đinh trên Thập Tự Giá. Luca 24: 38-39 chép : “sao các ngươi bối rối, và sao trong lòng các ngươi nghi làm vậy? Hãy xem tay chân ta: thật chính Ta. Hãy rờ đến ta, và hãy xem; thần thì không có thịt xương, mà các ngươi thấy ta có”. Những vết thẹo làm chứng cho Ngài. Không có những vết sẹo này, nhân loại đã không được cứu rổi, và chúng ta cũng không được đảm bảo là Ngài có thể cảm thông với bất cứ những sự khổ sở nào của nhân loại.
Không phải tất cả những vết thẹo đều nhìn thấy được. Dĩ nhiên sự buồn khổ tạo những vết sẹo sâu trên những tấm lòng. Có thể bạn có những vết sẹo không thấy được, nhưng không bôi xóa được. Có một điều gì đó đã xãy ra trong cuộc đời bạn đã để một dấu ấn trên bạn. Bạn có bao giờ suy nghĩ rằng những vết sẹo của sự đau buồn này khiến bạn có khả năng chăm sóc cho những người đang bị đau khổ, theo một cách mà cuộc sống không có những ưu phiền gì không thể nào cho phép bạn làm điều đó.
Trung tá Birdwell, bây giờ đã về hưu, đã sáng lập ra một mục vụ để giúp đỡ những nạn nhân bị phỏng, tên của mục vụ là “đối diện với lửa”. Những vết thẹo của ông khiến người ta tin cậy ông ngay trong mục vụ của ông. J.W Follett viết: “người không gặp hoạn nạn nào trong cuộc đời, thì không phải là một người có thể giúp đỡ cho người khác, nhưng người đã trải qua những thử thách, sự chết, hy vọng tan vỡ, những thảm kịch cho cuộc sống đã học được một bài học cho mình. Người ấy có thể đáp ứng cho nhu cầu của nhân loại đang đau khổ và cầu nguyện cho họ. Người ấy có thể thông công trọn vẹn với một người đang ở trong sự khốn khổ về tâm linh ở dưới áp lực của thử thách, người ấy có thể tin cậy Chúa với một đức tin mạnh mẽ cho sự chiến thắng và sức mạnh.
Những vết thương của bạn nói gì về bạn?
Về Đức-Chúa-Trời, bạn có thể phục vụ cho ai vì những vết sẹo của bạn?.
Lạy Chúa, cảm tạ Ngài đã chữa lành cho con, dù con vẫn còn có những vết sẹo, xin hãy chỉ cho con cách nào con có thể dùng quá khứ đau thương của mình, để đem lại hy vọng trong cuộc đời một người nào đó trong danh của Đức-Chúa-Jesus Christ, Amen.
Thúy Anh_TNPA chuyển ngữ theo “ Redeemptive Scars” by Jocelyn Green trích trong Journey 9/2013
Trích từ TNPA