Cải bó xôi
Cải bó xôi là loại rau giàu dinh dưỡng, chứa nhiều protein, nhiều vitamin và khoáng chất. Cứ 500g cải bó xôi thì chứa 12,5g protein, tính về số lượng bằng hàm lượng 2 qua trứng gà; 0,17g caroten, cao hơn cà rốt, hàm lượng vitamin C cao gấp đôi rau cải trắng, cứ 500g có 0.174g. Theo nghiên cứu, cải bó xôi rất thích hợp làm thức ăn cho trẻ nhỏ và người ốm, không có rau nào thay thế được.
Cải bó xôi
a. Thành phần và tác dụng:
Cải bó xôi là loại rau giàu dinh dưỡng, chứa nhiều protein, nhiều vitamin và khoáng chất. Cứ 500g cải bó xôi thì chứa 12,5g protein, tính về số lượng bằng hàm lượng 2 qủa trứng gà; 0,17g caroten, cao hơn cà rốt, hàm lượng vitamin C cao gấp đôi rau cải trắng, cứ 500g có 0.174g. Theo nghiên cứu, cải bó xôi rất thích hợp làm thức ăn cho trẻ nhỏ và người ốm, không có rau nào thay thế được. Vì trong đó có chứa protein hợp chất cacbon thủy hóa, vitamin A, B1, B2, C, D, K, P. Men chứa trong cải bó xôi có tác dụng tốt đối với việc tiết dịch của dạ dày và tụy. Những người bị bệnh cao huyết áp, thiếu máu, công năng ruột và dạ dày không bình thường, bệnh về đường hô hấp và bệnh về phổi ăn cái bó xôi rất tốt.
b. Bài thuốc phối hợp:
- Đại tiện táo bón, trĩ gây táo bón, thói quen táo bón, táo bón ở người già: Cải bó xôi 500g, rửa sạch, thái nhỏ, tiết lợn 250g, thái thành miếng cho đủ nước, đun thành canh, cho gia vị vừa ăn. Ăn hàng ngày hoặc cách một ngày một lần. - Thiếu máu, dinh dưỡng kém: Cải bó xôi, số lượng không hạn chế, rửa sạch cho vào nước đun sôi, cho gừng sống và một ít muối, khi đã sôi đánh vào 2 quả trứng gà mỗi ngày ăn 2 lần, ăn liền trong 1 tháng. - Quáng gà, chứng mắt khô: Cải bó xôi 250g, gan lợn 150g, cả hai đem xào chín ăn nhạt. Ngày ăn 1-2 lần. - Bệnh tiểu đường loại nhẹ: rễ cải bó xôi 120g, màng mề gà khô 15g, sắc với nước uống vào buổi sáng và tối. - Ăn không ngon thiếu tân dịch: nấu cháo gạo tẻ khi đã chín thì cho cải bó xôi vào ăn.
Lá lốt
a. Thành phần và tác dụng:
Lá lốt thuộc họ hồ tiêu, là loại cây mềm mọc hoang nơi ẩm thấp trong rừng núi và cũng được trồng ở nhiều nơi, lấy lá dùng làm gia vị và làm thuốc, lá hái quanh năm, có thể dùng thân, hoa, hay rễ. Trong lá lốt chứa nhiều tinh dầu, vị nồng, hơi cay, có công dụng ấm trung tiêu, ấm dạ dày giảm đau, chống phong hàn ở mức thấp, tay chân lạnh. Chữa nôn mửa do bị khí lạnh bụng đầy đau, nhức đầu, đau răng, mũi luôn luôn chảy nước, đại tiện lỏng ra nước, ra máu.
b. Bài thuốc phối hợp:
- Chữa đau nhức xương khớp: dùng 5-10g lá lốt phơi khô, hay 15-30g lá tươi, sắc với nước, chia 2-3 lần uống trong ngày. - Lá lốt và rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, tất cả đều dùng tươi thái mỏng, sao vàng, liều lượng bằng nhau (khoảng 15g khô mỗi loại) , sắc với 600ml nước, còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày. - Lá lốt 20g, thiên niên kiện 12g, gai tầm xoong 16g, tất cả sắc với 400ml, còn 100ml dùng uống trong ngày. Có thể dùng một trong các bài thuốc này, sắc uống liên tục 7-8 ngày sẽ có tác dụng tốt. - Chữa bệnh phụ khoa (các viêm nhiễm ở vùng âm đạo, ngứa, ra khí hư): Lá lốt 50g, nghệ 40g, phèn chua 20g, đổ nước ngập lên mặt thuốc 2 đốt ngón tay, đun sôi, bớt lửa giữ cho sôi lăn tăn 10-15 phút, chắt lấy 1 bát, gạn lấy nước trong dùng rửa âm đạo. Phần còn lại tiếp tục đun sôi dùng để xông hơi âm đạo, có thể xông nhiều lần. - Đổ mồ hôi nhiều ở tay chân: Dùng 30g lá lốt tươi cho vào 1 lít nước nấu sôi, cho thêm ít muối, để nguội dần dùng ngâm hai bàn tay, hai bàn chân thường xuyên trước khi đi ngủ tối. - Kiết lỵ: Lấy 1 nắm nhỏ lá lốt, sắc với 300ml nước, dùng uống. - Bệnh tổ đỉa ở bàn tay: Đồng bào Mường có kinh nghiệm lấy 1 nắm to lá lốt, rửa sạch, giã nát, vắt lấy 1 bát nước đặc, uống làm 1 lần. Còn bã cho vào nồi đun với 3 bát nước, , đun sôi vài lần rồi vớt bã để riêng. Khi nước âm ấm thì dùng rửa sạch tổ đỉa. Lau khô rồi lấy bã đắp lên, băng lại. Ngày 1-2 lần, liên tục trong 5-7 ngày là khỏi. (Theo Suu Tam) |