Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Friday, September 9, 2011

Sự thật về cái chết của nhà bác học Charles Robert Darwin

Sự thật về cái chết của nhà bác học Charles Robert Darwin


Tại buổi họp báo y tế thường niên được tổ chức tại Maryland (Mỹ), các nhà khoa học đã suy đoán rằng nhà bác học người Anh Charles Darwin đã mắc bệnh Chagas khi đi vòng quanh thế giới và căn bệnh này đã hành hạ ông trong suốt một thập kỷ cho tới khi qua đời.
Charles Robert Darwin (1809-1882) đã bắt đầu chuyến du lịch vòng quanh thế giới kéo dài 5 năm từ khi ông 20 tuổi để quan sát và ghi chép lại về các loại động thực vật hoang dã, sau đó ông đã cho ra đời cuốn sách "Nguồn gốc muôn loài". Trong suốt cuộc đời nghiên cứu của mình, Darwin đã gặp phải nhiều vấn đề về sức khoẻ như ăn xong nôn ra nước có tính axít, đánh trống ngực và đau đầu trầm trọng. Ông từng bị chẩn đoán là bị tâm thần phân liệt, trầm cảm và viêm ruột thừa.

Vì vậy, những căn bệnh của Dawin trở thành chủ đề chính cuộc họp thường niên lần này. Những cuộc họp y tế thường niên như vậy nhằm dùng khoa học hiện đại để chẩn đoán nguyên nhân cái chết cũng như bệnh tật của các danh nhân thế giới. Trước đó, đã từng có cuộc họp chẩn đoán bệnh của Alexander Đại đế, nhà soạn nhạc Mozart và nhà sư phạm người Mỹ gốc Phi Booker T. Washington.

Charles Robert Darwin (1809-1882) (Ảnh: guardian.co.uk).

Mặc dù lúc Dawin còn sống và sau khi ông mất, các bác sỹ đã tiến hành rất nhiều chẩn đoán nhưng giáo sư Sidney Cohen (Đại học Thomas Jefferson) chỉ ra rằng trong đó có cả những chẩn đoán không chính xác. Trong cuộc họp thường niên năm nay, ông đã xác định 3 căn bệnh mà Dawin mắc phải đó là: hội chứng nôn mửa theo chu kỳ, bệnh Chagas (một bệnh ký sinh trùng nhiệt đới) và nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (một loại xoắn khuẩn gram âm gây viêm, loét dạ dày, tá tràng).

Giáo sư Sidney Cohen kết luận Darwin đã mắc hội chứng nôn mửa theo chu kỳ từ lâu nhưng ông vẫn duy trì dinh dưỡng và trọng lượng cơ thể bình thường vì ông ít khi nôn ra thức ăn mà chỉ nôn ra nước có tính axít và các chất gây tiết khác.

Tuy nhiên, chính chuyến du lịch với mong muốn tạo ra lý thuyết tiến hoá và sinh vật học hiện đại đã khiến Darwin mắc phải một căn bệnh chết người, bệnh Chagas. Trong những bài thơ của mình, Darwin cũng từng để cập tới việc ông bị côn trùng T. cruzi cắn khi tới Argentina và loại côn trùng này có thể mang mầm bệnh. Sau khi bị côn trùng T.cruzi đốt, Darwin đã bị lên cơn sốt và xuất hiện các triệu trứng của bệnh Chagas. Giáo sư Sidney Cohen tin rằng bệnh Chagas mà Darwin mắc phải thường đi kèm với bệnh nhiễm khuẩn Helicobacter pylori, dẫn đến loét dạ dày. Bệnh Chagas, bệnh tiêu hoá và bệnh tim đã hành hạ Darwin trong suốt những năm cuối đời.