Hơn 6 triệu người chết đã được chôn dưới lòng thủ đô hoa lệ Paris của Pháp, trong "Đế Chế người chết" đầy mê hoặc và bí ẩn ngay cả đối với người dân nơi đây.
Dưới thành phố ánh sáng là thế giới ngầm của bóng tối, ấm ướt, những đường hầm nhỏ hẹp với một lịch sử dài. Nơi được gọi là Đế chế người chết dưới thành phố ánh sáng 12 triệu dân đã được đưa ra ánh sáng trong một bộ phim tài liệu mới của đài truyền hình CNN. Đế chế người chết là một mạng lưới 320km với những hang, đường hầm, mỏ đá chứa đầy hộp sọ và xương người chết.
Hầu hết đế chế đóng cửa với công chúng khiến việc khám phá không được giám sát trở thành một hành động bất hợp pháp. Dù vậy, nó vẫn có sức hút mạnh đối với một nhóm các nhà thám hiểm khao khát phiêu lưu. Những ai bị bắt gặp phám phá các phần đường hầm bị cấm vào có thể bị phạt tới 60 euro.
Là “sản phẩm phụ” của thời kỳ đầu phát triển của Paris , các hầm mộ là những mỏ đá ngầm, được đào ngày càng sâu xuống lòng đất để lấy chỗ xây dựng cho thành phố bên trên. Tuy nhiên, nhiều tuyến phố đã bị sụt do các mỏ đá làm yếu nhiều phần nền móng của thành phố. Công việc sửa chữa và tu bổ đã được thực hiện khắp mạng lưới hầm trong suốt chiều dài biến đổi của lịch sử.
Tuy nhiên phải đến thế kỷ 18, hệ thống hầm mộ này mới được biết đến với cái tên gọi Đế chế người chết, khi nó trở thành giải pháp cho các nghĩa trang đã quá tải của thành phố.
Số người chết chôn trong các nghĩa địa ở Paris và bên dưới các nhà thờ lớn tới nỗi nó bắt đầu làm vỡ tường tầng hầm nhà của người dân, gây lo ngại nghiêm trọng về sức khỏe. Vì vậy mà thi thể người chết được chuyển tới các mỏ đá ngầm vào đầu những năm 1780. Và hiện có hơn 6 triệu người dưới lòng đất.
Đây là giải pháp lý tưởng nhằm giảm tải cho các nghĩa trang, tuy nhiên nó vẫn tồn tại những bất lợi. Chính Đế chế người chết này là lý do có ít tòa nhà cao tầng ởParis . Người ta không thể xây được các tòa nhà với móng lớn bởi hầm mộ nằm ngay bên dưới đường phố.
L'origine des Catacombes de Paris (qu'il vaudrait mieux appeler «Ossuaire municipal») remonte à la fin du XVIIIe siècle. Le cimetière des Innocents (près de Saint-Eustache, dans le quartier des Halles) avait été en usage pendant près de dix siècles et était devenu un foyer d'infection pour tous les habitants du quartier. Après de multiples plaintes, le Conseil d'État, par arrêt du 9 novembre 1785, prononça la suppression et l'évacuation du cimetière des Innocents.
Ce sont d'anciennes carrières qui furent choisies pour déposer les ossements ; la Ville de Paris venait en effet de se doter d'une inspection générale des Carrières dont le rôle était la consolidation des voies publiques minées par les carrières. Les carrières « de la Tombe-Issoire » furent l'objet de travaux comprenant une grande part de maçonnerie