Trong tài
liệu [1], Tiến
sĩ Georgia
Purdomqui sự lờn thuốc trụ sinh của vi khuẩn về cho sự trao đổi gen hàng ngang.
Kết quả là sức sống còn trong một môi trường nhiễm thuốc trụ sinh của vi khuẩn
tăng thêm và thuốc trụ sinh ấy không còn hiệu nghiệm để tiêu diệt vi khuẩn đó
nữa. Khi thuốc bị lờn, bịnh nhân phải dùng một loại trụ sinh khác hiệu nghiệm
hơn hay dùng một liều nặng hơn. Chúng ta nên nhắc lại là gen (hay dzin) là một
đoạn trong chuỗi DNA, chứa nhiều “mẫu tự” A, T, C, G và mang một mã di truyền
nào đó. Chúng tôi có trình bày đại cương về liên hệ giữa gen, DNA, nhiễm sắc
thể, tế bào, v.v. trong bài [2]. Trong bài này chúng ta tìm hiểu trao đổi gen
hàng ngang là gì.
Trao đổi hay chuyển giao gen hàng
ngang (horizontal gene exchange hay horizontal gene transfer) là sự trao đổi
hay chuyển giao các đoạn DNA giữa các vi khuẩn với nhau hay giữa một vi khuẩn
với các sinh vật khác. Trao đổi gen hàng ngang khác với trao đổi gen hàng dọc
(vertical gene transfer), tức là sự tiếp nhận các gen từ thế hệ cha mẹ (hay gọi
là di truyền). Ngày nay người ta biết được rằng nhiều bệnh truyền nhiễm được
gây ra do sự chuyển giao gen hàng ngang không phải của một gen mà còn là của
nhiều gen nằm trong một cụm, được gọi là “quần đảo gây bịnh” (pathogenicity
islands). Vi khuẩn có khả năng tiếp nhận gen từ các sinh vật khác có thể thích
nghi với môi trường thay đổi nhanh chung quanh và có khả năng chống lại các
loại thuốc trụ sinh. Sự thay đổi nhanh chóng của vi khuẩn tạo cho chúng một khả
năng gây ra bịnh mới, hoặc tái phát bịnh cũ.
Một cơn bộc phát nhiễm trùng thức ăn
mới đây bên Đức Quốc (Germany) cho thấy khả năng kết hợp hai loại gen vào trong
vi khuẩn E. Coli: Một loại gen tạo ra một chất độc và một loại khác giúp cho
con vi khuẩn có khả năng bám chặt vào ruột của bệnh nhân, kích thích bịnh nhân
tiếp thu chất độc ấy nhanh hơn. Kết quả là sự nhiễm độc này nguy hiểm hơn các
lần nhiễm độc khác, và có thể dẫn tới thận suy [4]. Trong môi trường mà chúng
ta đang sống, có hàng trăm loại E. Coli. Chúng ta còn mang cả vi khuẩn E. Coli
trong người mà không bị bịnh gì cả. Tuy nhiên, chỉ có một số ít loại E. Coli là
gây chết được sau khi trao đổi gen hàng ngang. Sự biến đổi của một vi khuẩn vô
hại để trở thành một loại có khả năng giết chết vật chủ (trong trường hợp này,
vật chủ là người)là một điều làm cho các nhà tiến hóa nhức đầu, vì dường như nó
phản lại một nguyên tắc quan trọng của thuyết tiến hóa. Nguyên tắc này là: Một
sinh vật thích nghi với môi trường để sống còn và sống mạnh hơn. Đáng lẽ vật
chủ phải sống mạnh để E. Coli có thể sinh sôi, nhưng trong trường hợp này, E.
Coli biến đổi để giết chết vật chủ, là “môi trường” mà nhờ đó E. Coli có thể
sống.
Người tin vào thuyết tiến hóa cho
rằng sự trao đổi gen hàng ngang là bằng chứng cho tiến hoá, nhưng Tiến sĩ
Purdom trong bài viết của bà cho rằng các vi khuẩn có sự trao đổi gen hàng
ngang này không có thêm chức năng mới mà chỉ thay đổi chức năng hàng ngang, như
người ta lấy tiền trong túi trái bỏ qua túi phải. Muốn tiến hoá từ động vật
thấp lên động vật cao hơn, không những thông tin trong bộ di truyền thay đổi,
mà con vật đócòn phải có chức năng mới cộng thêm vào chức năng cũ. Tỉ dụ: Một
con khỉ muốn tiến hoá thành người thì bộ di truyền của nó phải biến đổi để nó
có thể có thêm chức năng ngôn ngữ.
Chúng ta biết rằng ngay cả vi khuẩn
cũng cần thiết cho đời sống của con người [5]. Về điều này, Thánh Kinh có chép:
Khi Đức Chúa Trời tạo dựng ra vạn vật (trong đó có loài người) xong, Ngài phán
“đó là rất tốt” (Sáng thế 1:31). Như thế, vạn vật trong đó có vi khuẩn là để
cho việc phục vụ con người. Nhưng sau khi loài người phạm tội, cả vũ trụ này bị
đảo lộn. Vì thế, chúng ta thấy rằng có một số vi khuẩn còn có ích, một số vi
khuẩn trở nên “xí” và một số ít hủ hóa thành “xấu.” Sự thay đổi theo chiều
hướng xấu đi lệch khỏi chương trình ban đầu của Đức Chúa Trời do tội lỗi của
loài người gây ra. Tuy vậy, Đức Chúa Trời vẫn còn thương xót nhân loại. Ngài đã
dạy cho chúng ta một số cách để phòng ngừa bịnh tật và chúng tôi sẽ trình bày
điều này trong một bài sau.
Lê Anh Huy
Tài liệu được dẫn chứng:
1- Georgia
Purdom, “Antibiotic Resistance of Bacteria: An Example of Evolution in Action?”
Thái Trần Ngọc Lan dịch, “Sự kháng thuốc của vi khuẩn: Một ví dụ của sự tiến
hoá đang xảy ra?”http://hoptinhhoply.net/?q=node/204
2- Lê
Anh Huy, “Sự kiểm tự trong tiến trình sao chép DNA,” http://hoptinhhoply.net/?q=node/152
3- Alan
L. Gillen, The Genesis of Germs, Master Books, USA , trang 147 (2007)
4- Maria
Cheng, “E. coli outbreak caused by mix of 2 deadly strains,”http://www.biosciencetechnology.com/News/FeedsAP/2011/06/e-coli-outbreak-caused-by-mix-of-2-deadly-strains/?et_cid=1720252&et_rid=45482240&linkid=http%3a%2f%2fwww.biosciencetechnology.com%2fNews%2fFeedsAP%2f2011%2f06%2fe-coli-outbreak-caused-by-mix-of-2-deadly-strains%2f
5- Georgia
Purdom, “Bacteria: More good than bad and ugly,” Thái Trần Ngọc Lan dịch, “Vi
khuẩn: Tốt nhiêu hơn là xấu và xí,”http://hoptinhhoply.net/?q=node/200