Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Friday, December 21, 2012

Ẩm thực dưỡng sinh


 - Từ xưa danh y Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của ẩm thực trong việc ngăn ngừa và chữa trị một số bệnh. Thực tế đã chứng minh dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người.

Nhu cầu dinh dưỡng

Các chuyên gia dinh dưỡng và y tế đều khuyên: Ăn nhiều thực phẩm khác nhau vì mỗi loại có chất dinh dưỡng mà loại khác không có. Do đó, cần ăn mỗi thứ một ít để có đủ các chất dinh dưỡng. Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức trung bình. Để tránh thừa cân, chỉ nên ăn vừa đủ số năng lượng mà cơ thể cần cho các sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể, tiêu thụ chất béo nói chung 30% tổng số năng lượng mỗi ngày. Ăn thêm thực phẩm có chất xơ; nhiều rau trái. Không ăn quá nhiều đường tinh chế. Đường không gây bệnh tiểu đường, bệnh tim như nhiều người hiểu, nhưng vì có nhiều calories nên dễ dẫn tới béo phì; Giới hạn muối khoảng 2200 mg mỗi ngày.

Một chế độ dinh dưỡng sai là nguy cơ đưa tới một số bệnh. Sai có thể là quá nhiều, quá thiếu hoặc không cân bằng như: nếu ăn quá ít hay kiêng khem dễ thiếu dinh dưỡng, cơ thể sẽ không phát triển, trí não, sức đề kháng kém và như vậy cơ thể dễ suy nhược… dẫn tới bệnh tật.
Dinh dưỡng dư thừa là nguy cơ đưa tới các bệnh mạn tính như là: bệnh tim, ung thư, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, đái tháo đường, xơ gan…

Nghệ thuật ẩm sinh

Mục tiêu chính của ăn uống là để có chất bổ dưỡng nuôi cơ thể. Nhưng ăn uống cũng là cả một nghệ thuật và còn đáp ứng một số nhu cầu như: Ăn uống nói lên sự gắn bó, thương yêu của con cái với cha mẹ; tượng trưng cho nền văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Người Việt Nam vẫn quan niệm: thức ăn ngon phải hợp với thời tiết, mùa nào thức đó; rồi phải có chỗ ăn ngon chứ không phải bạ đâu ngồi đó mà ăn; cần bạn bè tâm giao, biết thưởng thức để cùng ăn chứ không phải “ thực bất tri kỳ vị” và có một không khí vui vẻ thân mật thì món ăn ngon thêm lên. Ăn đúng cách đòi hỏi sự hiểu biết về thức ăn và nhu cầu của cơ thể trong các giai đoạn khác nhau của đời người. Do đó, ta nên đặt thực phẩm đúng vị trí, hiểu sự quan trọng của chúng rồi tạo ra một mẫu mực để ăn đúng đắn.

“Vừa phải, cân bằng, đa dạng” rất cần để thỏa mãn nhu cầu năng lượng và mang lại sức khỏe tốt thay vì ăn để xoa dịu xúc động hoặc vì mục đích khác.
Khi nào thì ăn và ăn làm sao cần có kế hoạch rõ ràng rồi cứ thế mà thực hiện, lâu dần sẽ thành thói quen.Thói quen này tùy thuộc vào nhiều yếu tố như hiện trạng sức khỏe; hiểu biết về dinh dưỡng; tín ngưỡng, tôn giáo, chủng tộc; trình độ giáo dục; nghề nghiệp; tình trạng kinh tế cá nhân; sống ở thành thị hay nông thôn; ảnh hưởng từ bạn bè; hương vị và vẻ hấp dẫn của món ăn; cách thức món ăn được quảng cáo. Đó chính là ẩm thực dưỡng sinh.          
  Bác sĩ Nguyễn Ý Ðức

 

Giúp cơ thể tránh mất nước trong mùa lạnh

Mùa lạnh, nhiều người không có thói quen bổ sung nước cho cơ thể. Cơ thể thiếu nước sẽ gây ra các rối loạn chuyển hóa và làm cho cơ thể hấp thụ các chất kém hơn. Vì vậy, nếu bạn cũng không có thói quen đó thì hãy sửa ngay từ bây giờ nhé. Hãy bổ sung nước để cơ thể tránh mất nước trong mùa lạnh theo những cách sau đây nhé.

Khi thời tiết chuyển sang lạnh hơn, bạn thấy mình ra ít mồ hôi hơn so với mùa hè và bạn cho rằng như vậy thì cơ thể sẽ không bị mất nước. Nhưng thực tế lại hoàn toàn khác. Mặc dù cơ thể ra ít mồ hôi nhưng vì bạn không uống đủ nước khi trời lạnh nên việc cơ thể thiếu nước vẫn có khả năng xảy ra.

Trong cơ thể, nước là yếu tố trung gian cần thiết cho các phản ứng để chất dinh dưỡng biến đổi thành dạng dễ tiêu hóa và hấp thu. Nó tham gia quá trình điều hòa thân nhiệt, làm chất đệm mô bào, tránh bị xây sát. Không những thế, nước còn có tác dụng hòa tan các chất cặn bã và độc tố, giúp triệt tiêu và loại bỏ chúng ra ngoài cơ thể.

Mùa đông ăn nhiều rau củ quả giúp cơ thể không bị thiếu nước.
Khi cơ thể thiếu nước, nó sẽ biểu hiện ra ngoài với các dấu hiệu như da khô, môi nứt nẻ… Nó gây ra các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể và dẫn đến nhiều bệnh tật như sỏi thận, viêm da…, đồng thời làm cho cơ thể hấp thụ các chất kém hơn.

Nhu cầu nước cho cơ thể khác nhau ở mỗi người, nhưng trung bình một người khỏe mạnh cần 1,5l/ngày trong thời tiết lạnh.
Vẫn biết rằng, trong thời tiết lạnh, nhiều người không có thói quen bổ sung nước cho cơ thể. Nếu bạn cũng không có thói quen đó thì hãy sửa ngay từ bây giờ nhé. Hãy bổ sung nước để cơ thể tránh mất nước trong mùa lạnh theo những cách sau đây nhé.

1. Ăn nhiều rau quả

Theo bà Angela Ginn, phát ngôn viên của Viện Dinh dưỡng và Chế độ ăn uống Mỹ thì rái cây và rau củ là những loại thực phẩm thường chứa nhiều nước. Mùa đông ăn nhiều rau củ quả không những giúp cơ thể không bị thiếu nước mà còn đảm bảo không làm bạn tăng cân vì hầu hết các loại rau củ quả chứa không nhiều calo.

Nhu cầu nước cho cơ thể khác nhau ở mỗi người, nhưng trung bình một người khỏe mạnh cần 1,5l/ngày trong thời tiết lạnh.
Nhu cầu nước cho cơ thể khác nhau ở mỗi người, nhưng trung bình một người khỏe mạnh
cần 1,5l/ngày trong thời tiết lạnh.

2. Uống đồ uống nóng buổi sáng

Một cốc cà phê hoặc cốc trà là một sự lựa chọn lý tưởng.
Buổi sáng, hãy chọn cho mình các thức uống nóng thay vì đồ uống lạnh hoặc chỉ hơi ấm. Một cốc cà phê hoặc cốc trà là một sự lựa chọn lý tưởng. Đồ uống nóng không chỉ giữ cho bạn ấm áp mà còn giúp bạn giữ nước cho cơ thể tốt hơn. Một cơ thể được bổ sung đủ nước vào mùa lạnh chắc chắn sẽ khỏe mạnh và hấp dẫn hơn rất nhiều so với cơ thể thiếu nước. Đó cũng chính là lý do bạn đừng để cho cơ thể mình bị “khô” vào mùa lạnh nhé.
Một ly trà đen mỗi ngày thậm chí còn có thể ngăn chặn cơ thể hấp thụ chất béo từ thức ăn! Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong “công cuộc” duy trì cân nặng.

3. Uống một cốc nước trước mỗi bữa ăn

Nếu bạn thực hiện tốt thói quen này thì bạn cũng không phải quá lo lắng nếu thời gian còn lại trong ngày bạn quên uống nước. Trước khi muốn ăn món gì, bạn hãy uống một cốc nước, điều này sẽ giúp bạn bổ sung nước liên tục cho cơ thể. Không những vậy, nó còn có lợi là giúp bạn ăn ít hơn, từ đó bạn cũng giảm bớt được nỗi lo về cân nặng.
Tuy nhiên, nếu bạn không có thói quen ăn vặt nhiều trong ngày thì cũng đừng quen thói quen uống nước trước những bữa ăn chính nhé. Ngoài việc uống nước trước các bữa ăn chính, hãy uống nước ngay cả khi bạn không ăn gì ở các thời điểm khác trong ngày.

 Nỗi nhớ có thể giúp tăng cường khả năng chịu lạnh


Theo nghiên cứu mới nhất vừa được công bố trong tạp chí Emotion, các kết quả nghiên cứu cho thấy nỗi nhớ thực sự có thể giúp chúng ta cảm thấy ấm hơn và tăng cường khả năng chịu lạnh.
Nhà khoa học dẫn đầu nghiên cứu lần này, Tim Wildschut của Đại học Southampton tiết lộ rằng nghiên cứu này đã chỉ ra rằng nỗi nhớ đóng vai trò như một yếu tố thúc đẩy chức năng cân bằng nội mô của cơ thể.
Nỗi nhớ thực sự có thể giúp chúng ta cảm thấy ấm hơn và tăng cường khả năng chịu lạnh.

Từ đó, cho phép cơ thể chúng ta mô phỏng lại trạng thái ấm áp trong những kỷ niệm đó. Nghiên cứu bao gồm một vài thí nghiệm được tiến hành bởi Wildschut và các đồng nghiệp từ trường đại học Tilburg và Sun Yat-Sen.
Một trong số các nghiên cứu đó liên quan đến việc yêu cầu người tham gia nghiên cứu ghi lại trong hồ sơ của họ tại bất cứ khi nào họ cảm thấy nỗi nhớ trong khoảng thời gian 30 ngày. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa cảm giác hoài cổ và những ngày trời lạnh.

Trong một thí nghiệm khác, những người tham gia nghiên cứu được đặt trong phòng lạnh (20 độ C), phòng thoải mái (24 độ C) hoặc một phòng nóng (28 độ C ). Trong khi ở các phòng này, họ được yêu cầu đánh giá mức độ của cảm giác hoài cổ, nhớ nhung các kỷ niệm. Các nhà nghiên cứu thấy rằng những người trong phòng lạnh cảm thấy nhớ nhung nhiều hơn so với những người 
trong các phòng có nhiệt độ nóng hoặc ấm áp.

Và trong thí nghiệm khác, các nhà nghiên cứu đã yêu cầu người tham gia nghiên cứu nhớ lại một thời điểm trong quá khứ khi họ đang ở trong một căn phòng lạnh. Những người được yêu cầu nhớ lại giây phút hoài cổ đều đánh giá rằng căn phòng có vẻ ấm áp hơn và họ đưa ra phán đoán về nhiệt độ cao hơn 
bình thường.

Việc nhớ lại các kỷ niệm có thể không chỉ làm cho chúng ta cảm thấy tốt mà nó cũng có thể làm cho chúng ta cảm thấy dễ chịu hơn, theo một nghiên cứu cũ đăng trong tạp chí Journal of Consumer Research.
Nghiên cứu này cho thấy rằng cảm giác của nỗi nhớ có thể “tăng lòng tự trọng, thúc đẩy nhận thức về ý nghĩa trong cuộc sống và nuôi dưỡng một ý thức về các mối liên hệ xã hội” của chính người đó.