Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Saturday, August 2, 2014

Tại sao độ cao so với mực nước biển càng lớn thì cây cối càng thấp ?

Maple Tree by Mountains, Grosser Ahornboden, Tirol, Austalia photo

Các em có để ý không, khi leo núi, chúng ta càng leo lên trên thì thấy cây cối ở đó càng thấp. Cây cối dưới chân núi thì rất cao lớn rậm rạp, nhưng khi lên đến đỉnh núi thì lại trở nên rất thấp. Các em có biết tại sao không ?


Theo lý thuyết thực vật học, sự sinh trưởng của cây cối ngoài việc liên quan đến bản thân loại cây đó còn phụ thuộc vào rất nhiều điều kiện môi trường xung quanh. Đặc biệt là cường độ ánh sáng mặt trời ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của chúng. Tuy lượng tia cực tím trong ánh mặt trời hầu hết đã bị tầng ôzôn hấp thu nhưng vẫn còn một lượng nhỏ đến được mặt đất, nhất là ở trên đỉnh núi thì lượng tia cực tím còn khá cao. Do tia cực tím có thể hạn chế sự vươn dài của cành cây nên cây cối trên đỉnh núi thường rất thấp.

Hơn nữa, độ cao của đỉnh núi so với mực nước biển khá lớn, nhiệt độ không khí cũng vì thế mà thấp đi. Do nhiệt độ không khí thấp không có lợi cho sự phát triển nên cây cối thường thấp để có thể giữ được nhiệt độ cần thiết; đất đai trên đỉnh núi thường không chắc, địa thế lại dốc nên hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất hầu hết bị nước mưa cuốn trôi, mặt đất trở nên khô cằn. Do điều kiện dinh dưỡng không thuận lợi nên sự phát triển của thực vật cũng vì thế mà bị ảnh hưởng. Ngoài ra, sức gió thổi trên đỉnh núi là vô cùng lớn nên để tránh khỏi bị quật ngã, các loại thực vật thường có xu hướng phát triển co lại.