Một số loài cây ăn thịt phát ra ánh sáng huỳnh quang để thu hút sự chú ý của côn trùng.
Một nhóm chuyên gia của Viện nghiên cứu và Vườn Bách thảo Jawaharlal Nehru tại Kerala, Ấn Độ phát hiện ánh sáng huỳnh quang màu xanh lục từ cây Bắt ruồi (Dionaea muscipula), hai loài cây nắp ấm Nepenthes và Sarracenia sau khi chiếu tia cực tím vào chúng.
Một nhóm chuyên gia của Viện nghiên cứu và Vườn Bách thảo Jawaharlal Nehru tại Kerala, Ấn Độ phát hiện ánh sáng huỳnh quang màu xanh lục từ cây Bắt ruồi (Dionaea muscipula), hai loài cây nắp ấm Nepenthes và Sarracenia sau khi chiếu tia cực tím vào chúng.
“Từ trước tới nay giới khoa học chưa hề biết tới sự tồn tại của ánh sáng huỳnh quang trong những chiếc bẫy của cây ăn thịt. Đây là lần đầu tiên chúng ta phát hiện khả năng phát sáng huỳnh quang của chúng”, tiến sĩ Sabulal Baby, một thành viên trong nhóm nghiên cứu, phát biểu.
Những loài cây ăn thịt nhử côn trùng bằng mật hoa, màu sắc và mùi hương. Phần lớn côn trùng và các động vật chân khớp đều có thể thấy tia cực tím trong trường điện từ. Vì thế, đối với chúng, những bộ phận phát sáng huỳnh quang của cây bắt mồi là những vị trí hạ cánh hấp dẫn. Có thể ngay cả những động vật có vú cỡ nhỏ như chuột, dơi cũng có thể thấy ánh sáng huỳnh quang từ cây bắt mồi.
Để kiểm tra tầm quan trọng của ánh sáng huỳnh quang, Baby cùng các đồng nghiệp che vành đai phát ánh sáng của cây nắp ấm Ấn Độ (Nepenthes khasiana) bằng một chất. Họ nhận thấy số lượng mồi mà chúng bắt trong 10 ngày tiếp theo giảm mạnh celebrity nude so với khi thử nghiệm chưa diễn ra.
“Kết quả đó cho thấy phát sáng huỳnh quang là cơ chế quan trọng trong hoạt động bắt mồi của những cây ăn thịt”, Baby nói.
Theo Minh Long – Vnexpress