Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Wednesday, May 16, 2018

Lịch Sử Truyền Giáo: Samuel Zwemer






Từ thế kỷ thứ 13, đất nước Hồi giáo bị bỏ bê bởi bất kì hoặc có rất ít công cuộc truyền giáo Cơ Đốc cho đến thời Samuel Zwemer vào cuối thế kỷ 18. Ông bắt đầu phát triển lại các ảnh hưởng thật sự với người Hồi giáo; bằng cách kết hợp mọi nỗ lực truyền giáo, giúp cho cộng đồng Cơ Đốc trong thế giới Hồi giáo và nhu cầu về Đấng Christ của họ được quan tâm. Zwemer thường được nhiều người gọi là “Sứ đồ của Đấng Christ.”

Ông được sinh ra trong một gia đình có mười lăm người con tại tiểu bang Michigan vào năm 1867. Việc ông tham gia các mục vụ Cơ Đốc là điều hiển nhiên bởi ông là con trai của một mục sư tại Hội Thánh Cách Tân Hà Lan (Dutch Reform Church). Bốn anh em trai của ông cũng đi theo tiếng gọi mục vụ, cùng với một chị gái đã dành 40 năm là nữ giáo sỹ tại Trung Quốc. Theo học tại Đại học Hope, suốt năm cuối cùng ông đã được ảnh hưởng bởi các bài giảng của Robert Wilder và được cảm động bởi sự thôi thúc trước nhiều linh hồn lạc mất chưa có cơ hội nghe về Đức Chúa Giê-xu Christ. Ông kí ước vào Lời Hứa Nguyện Sinh Viên Tình Nguyện (Student Volunteer Pledge), “Mục đích của tôi là được làm theo ý Chúa và khao khát đi tới những khu vực ngoại quốc chưa được chiếm xứ.” Sau khi tốt nghiệp và hoàn thành khóa huấn luyện y tế, ông đăng ký cùng với người bạn học , James Cantine, để đi đến Ả rập bằng Con tàu Cách Tân (Reformed Board); nhưng bị từ chối vì nhiệm vụ truyền giáo này có vẻ “không thực tế.”

Zwemer và Cantine bôn ba qua các tiểu bang, kêu gọi các hội thánh để gây quỹ và hỗ trợ. Thay vì gây quỹ cho cả hai; Zwemer đến bờ biển phía Tây và Cantine đến bờ biển phía Đông để gây quỹ cho nhau. Cuối cùng Cantine đi tàu đến Ả rập vào năm 1889, còn Zwemer thì là năm 1890. Sau bốn năm, Hội Thánh Cách Tân chính thức hợp tác với công cuộc truyền giáo mà hai ông bắt đầu.

Vào năm 1895, Zwemer kết hôn với Amy Wilkes, một nữ giáo sỹ y tá tới từ nước Anh. Họ dành hai năm đầu sau khi kết hôn tại Mỹ và trở lại Cảng Ba Tư vào năm 1897. Cả hai đặc biệt ghé thăm Vương quốc Bahrain, phân phát luận cương và thực hiện truyền giáo Phúc Âm nơi công cộng và tư gia. Vào năm 1905, họ tổ chức bốn buổi kiêng ăn cùng với một vài hệ phái đức tin mạnh mẽ. Cũng vào năm này, Zwemer trở lại Mỹ. Trong suốt những năm sống tại Bahrein, họ chịu nhiều khó khăn; trải qua điều kiện thời tiết vô cùng khắc nghiệt (nhiệt độ dưới 38 ℃) và đáng kể nhất là cái chết của hai cô con gái trước năm 1904. Hai bé qua đời chỉ cách nhau tám ngày. Mặc cho khó khăn và đau đớn, năm mươi năm sau, ông nói: “Tất cả niềm vui mỏng manh đó đều trở lại. Tôi sẽ vui mừng làm lại tất cả những điều đó thêm lần nữa …”

Khi còn ở Mỹ, Zwemer đi khắp nước truyền bá về sự cần thiết của công cuộc truyền giáo tới người Hồi giáo. Ông xông xáo gây quỹ cho truyền giáo, và đến năm 1906 ông trở thành chủ tịch đầu tiên của hội nghị truyền giáo cho người Hồi giáo tại thủ đô Cairo, Ai cập. Suốt khoảng thời gian đó, ông đóng vai trò quan trọng trong việc thách thức nhiều sinh viên đáp trả lời kêu gọi của hoạt động truyền giáo và mục vụ cho người Hồi Giáo. Năm 1910, ông tham dự Hội Nghị Truyền Giáo Tại Edinburgh và ngay sau đó quay trở lại Bahrein để tiếp tục công việc của mình.

Sau hai năm tại Bahrein, Hội Liên Hiệp Truyền Giáo Trưởng Lão (United Presbyterian Mission) tại Ai Cập mời ông hợp tác cùng trong tất cả mọi hoạt động truyền giáo nhằm thực hiện công tác mở đường trên đất nước Hồi giáo.  Tham gia cùng Ấn Phẩm Truyền Giáo Sông Nin, Hội Thanh Niên Cơ Đốc (YMCA), và Trường đại học Mỹ tại Cairo, ông thành lập các chương trình để trò chuyện cùng các sinh viên và các nhà lãnh đạo quanh các trường đại học, cùng với việc cho phát hành và phân phối luận văn Cơ Đốc. Mười bảy năm Zwemer làm việc tại Cairo và từ Cairo đi vòng quanh thế giới để tham dự các hội nghị, gây quỹ, và thực hiện công việc của mình giữa người Hồi giáo xuyên suốt thế giới. Ông phát các tờ truyền đơn và Kinh Thánh tiếng Ả rập trong khi giảng về sự cứu chuộc của Đấng Christ tại Balkans, Ấn Độ, Châu Phi, và các nước Trung Đông. Năm 1933, ông mạo hiểm đến tận Trung Quốc để mang Phúc Âm cho cộng đồng Hồi giáo Trung Hoa. Một trong những chuyến phiêu lưu vĩ đại nhất của ông là đi đến thành phố Sana’a, nước Yemen, là nơi chưa một người da trắng nào từng đặt chân tới.

Zwemer cảm thấy tầm ảnh hưởng mạnh mẽ của việc đem Kinh Thánh và tài liệu vào cộng đồng Hồi giáo nên ông đã tự là tác giả và đồng tác giả ít nhất 48 cuốn sách cùng với hàng trăm luận văn. Ông nói rằng: “Không một công cụ trung gian nào có thể xâm nhập vào cộng đồng Hồi giáo một các sâu sắc, lưu lại bền bỉ, làm chứng cách táo bạo và ảnh hưởng một cách khó cưỡng như giấy in.” Ông không chỉ tận hiến cả cuộc đời để chạm đến cộng đồng Hồi Giáo cho Đấng Christ, nhưng còn đi một bước dài trong việc gây dựng nhận thức về nhu cầu của cộng đồng Hồi giáo đến Hội Thánh Phương Tây.

Năm 1929, ông được tiến cử làm Chủ tịch của Lịch sử Tôn giáo và Hội Truyền Giáo Cơ Đốc tại Trường Đào Tạo Thần Học Priceton trong lúc làm chủ bút và phát hành Tạp chí Về Giới Hồi giáo (Moslem World Journal). Mặc dù ông  đã chứng kiến một vài công cuộc cải đạo suốt cuộc đời và suốt công cuộc truyền giáo, ông được biết tới là người đối xử bình đẳng người Hồi giáo, tôn trọng họ và niềm tin của họ. Ông tìm tòi học hỏi về tôn giáo của họ khi thành thực chia sẻ với họ về hy vọng và tình yêu thương của Đấng Christ. Cuộc đời ông được miêu tả như một tấm lòng trọn vẹn đi theo tiếng gọi của Chúa Giê-xu Christ để trở thành chứng nhân đến tận cùng thế giới bằng việc nhận biết ý nghĩa quan trọng trong việc vươn tới cánh đồng hoang của Ả rập.
Dịch: H.U.
Tác giả: Sara Klotz
Nguồn: The Traveling Team