Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Friday, July 29, 2011

Suối nguồn tuổi trẻ- Một bí quyết cổ truyền ( bài 3)


Suối nguồn tuổi  trẻ-  Một bí quyết cổ truyền ( bài 3)
                           Peter Kelder


Thức thứ nhất

Ông Bradford nói tiếp: "Thức thứ nhất nầy là một phương pháp tập rất đơn giản. Mục đích cấp kỳcủa nó là làm cho các luân xa xoáy nhanh trở lại. Bạn thường bắt gặp động tác nầy ở những trẻ em khi chúng chơi đùa.


"Trong thức thứ nhất nầy, tất cả những gì mà bạn cần phải làm là giương thẳng 2 tay ra theochiều ngang. Sau đó bạn xoay tròn cho đến khi hơi chóng mặt. Một điều mà bạn phải lưu ý đó là;xoay tròn từ trái sang phải. Nói cách khác, nếu bạn để cái đồng hồ trên sàn nhà trước mặt bạn,thì bạn phải quay theo chiều kim đồng hồ.
"Hầu hết những người lớn tuổi chỉ có thể xoay khoảng 6 lần trước khi cảm thấy chóng mặt. Vìmới bắt đầu tập luyện, tôi khuyên bạn không nên vượt qúa 6 vòng quay. Sau đó, nếu cảm thấychóng mặt thì bạn có thể ngồi hoặc nằm xuống để cho nó vơi đi. Lúc đầu tôi cũng đã từng làmnhư thế. Nói tóm lại để bắt đầu, bạn chỉ nên thực hành thức thứ nhất nầy cho đến khi hơi cảmthấy chóng mặt. Rồi dần dà, sau khi luyện tập cả 5 thức, bạn sẽ có thể xoay tròn nhiều vòng hơnmà không cảm thấy chóng mặt như lúc mới bắt đầu.
"Ngoài ra để giảm thiểu sự chóng mặt, bạn cũng có thể noi theo cách thức của các vũ công.Trước khi bắt đầu quay tròn, bạn hãy tập trung tầm nhìn vào một điểm duy nhất nào đó trướcmặt, và khi khởi sự quay, hãy hướng ánh mắt về cái điểm đó càng lâu càng tốt. Cuối cùng, bạnsẽ phải rời nó khỏi tầm mắt, để cho đầu bạn có thể cùng xoay theo thân. Khi điều nầy xảy ra, bạnxoay đầu thật nhanh hầu có thể hướng tầm mắt càng sớm càng tốt về cái điểm đó. Chính cái"điểm chuẩn" nầy giúp bạn đỡ chóng mặt và không bị lúng túng".

[ Ghi chú thêm của người đã tập thức nầy: Khi xoay tròn nên hít thật sâu và thở ra thật dài. Khixoay thì hai bàn chân phải di động, vì vậy nên giữ cho 2 gót chân chạm vào nhau. Như thế sẽgiúp cho mình cảm thấy thăng bằng bởi vì lúc nào mình cũng cảm thấy có điểm tựa ở trên 2 bànchân của mình hay nói cách khác là mình cảm thấy như đang quay trên một cái trục. Nếu khôngthì mình sẽ quay hết cái phòng và có thể 2 bàn tay sẽ chạm vào những đồ vật xung quanh ]

"Hồi còn ở Ấn Độ, tôi đã ngạc nhiên khi trông thấy các Maulawiyah (tu sĩ Hồi Giáo) không ngớtxoay tròn trong các vũ điệu tôn giáo của họ. Sau khi đã thụ giáo với Lạt Ma về thức tập thứ nhấtnầy, tôi bỗng nhớ lại hai điều có liên quan đến thức tập nầy. Một là các tu sĩ nầy luôn luôn xoaymình theo một hướng từ trái sang phải hoặc nói khác hơn là xoay theo chiều kim đồng hồ. Hai lànhững tu sĩ gìa vốn thường xuyên phải xoay mình trong các nghi lễ, thường có vẻ khỏe mạnh vàtráng kiện hơn những người cùng lứa tuổi với họ.

"Khi tôi nêu vấn đề nầy với Lạt Ma, ngài đã giải thích rằng cái động tác xoay người nầy có mộttác dụng rất hữu ích, nhưng đồng thời nó cũng mang tính tác hại. Ngoài ra, ngài cũng cho biết sựxoay tròn thái qúa đã kích thích qúa mức một số những luân xa đến nỗi cuối cùng chúng bị cạnkiệt. Điều nầy đưa đến hệ lụy là trước tiên làm tăng nhanh dòng trôi chảy của prana, nguồn sinhlực chủ yếu của sự sống và rồi làm bế tắc nó. Cái hành động xây dựng rồi xé toạc nầy khiến cácgiáo sĩ Hồi Giáo phải nếm trải một trạng thái "chấn động tâm thần" (tẩu hỏa nhập ma) và khiếncho họ đi lệch ra khỏi con đường của tôn giáo và gía trị tinh thần vốn cao siêu của nó.

Và ông Bradford nói tiếp: " Nhưng các Lạt Ma thì không bao giờ đưa thức xoay mình đến chỗthái qúa. Trong khi các giáo sĩ Hồi Giáo có thể xoay mình hàng trăm lần, thì các Lạt Ma chỉ thựchành nó khoảng chục lần hoặc nhiều hơn đôi chút, vừa đủ đưa các luân xa vào hoạt động.




Thức thứ hai

Ông Bradford nói tiếp:

"Tiếp theo thức thứ nhất là thức thứ hai và mục tiêu của thức nầy là nhằm kích thích hơn nữabảy luân xa. Thức nầy cũng đơn giản như thức thứ nhất. Trong thức nầy người tập phải nằm dàitrên sàn, mặt ngửng lên. Tốt nhất bạn nên nằm trên một tấm thảm dầy hoặc một tấm nệm bằngphẳng. Các Lạt Ma thực hành nghi thức nầy trên một tấm thảm mà người Tây Phương thườnggọi là thảm cầu kinh; thảm làm bằng len khá dầy và mục đích của nó là để ngăn không cho cơthể bị thấm nhiễm bởi cái lạnh của sàn nhà.

"Một khi bạn đã nằm duổi lưng, thẳng người, hãy buông hai cánh tay dọc theo hông, gan bàn tayúp xuống sàn, giữ cho các ngón tay sát vào nhau. Tiếp đó bạn nhấc đầu lên, thu cầm vào ngực.Trong khi làm như thế, nhấc hai cẳng chân lên, đầu gối thẳng, trong thư thế thẳng đứng. Nếu cóthể bạn hãy để hai chân vươn ngược lên trên thân về phía đầu, nhưng phải giữ cho 2 đầu gốithật thẳng.
"Rồi từ từ thả đầu và hai cẳng chân xuống sàn nhà trong khi đầu gối vẫn giữ thẳng. Hãy thư giãntoàn bộ các cơ bắp sau đó, thực hành lại thức tập nầy. Trong khi thực hành bạn hãy tuân theonhịp thở như sau: hít vào thật sâu khi bạn nhấc đầu và hai cẳng lên, thở ra toàn bộ khi bạn hạđầu và hai chân xuống. Giữa những lần tập, trong khi bạn thư giãn cơ bắp, bạn vẫn tiếp tục hítthở theo nhịp vừa kể. Càng hít thở sâu thì càng tốt.

"Nếu không thể giữ cho hai đầu gối được thật thẳng, thì bạn có thể cong chúng theo mức độ cầnthiết. Tuy vậy nếu bạn tiếp tục luyện tập thức nầy, thì hãy cố để giữ cho 2 đầu gối càng thẳngcàng tốt.

"Một vị Lạt Ma đã kể với tôi rằng khi lần đầu tiên ngài thực hành cái thức luyện tập nầy, ngài đãqúa gìa yếu và lụ khụ đến nổi ngài không thể nhấc hai bàn chân trong tư thế thẳng đứng. Vì thếngài bắt đầu bằng cách đưa hai chân lên trong tư thế cong và với tư thế đó, đầu gối ngài thẳngtắp nhưng hai chân thì tòn teng. Thế rồi từ từ, từng chút một, ngài có thể giương thẳng chân ravà 3 tháng sau đó ngài đã có thể giương thẳng chúng một cách dễ dàng".

Ông Bradford cho biết tiếp:
"Vị Lạt Ma lạ lùng nầy đã mang lại cho tôi khá nhiều ngạc nhiên. Khi kể lại cho tôi nghe vềchuyện đó, ngài là một người hoàn toàn tươi trẻ và khỏe mạnh, tuy tôi biết rằng ngài đã lớn tuổihơn tôi nhiều. Một trong những niềm vui của ngài là cố gắng vác một thúng rau tươi nặng khoảngvài trăm cân Anh từ vườn để lên tu viện ở trên núi cao, cách đó vài trăm feets. Ngài vác đi nhưthế, không nóng vội nhưng đồng thời cũng không dừng chân nghỉ và khi đến nơi ngài chẳng cóvẻ gì là hụt hơi. Một lần khi tôi cố theo ngài để ngược lên tu viện, tôi đã phải dừng lại ít nữa là 12lần để thở nhưng rồi sau đó tôi cũng có thể di chuyển dễ dàng như ngài và chẳng cần dùng đếnchiếc gậy nữa. Nhưng đây lại là chuyện khác"



a


c

b



Thức thứ ba

"Thức thứ ba nầy cần phải được thực hành ngay sau thức thứ hai. Tựa như thức trước, thức nầycũng rất đơn giản. Tất cả những gì mà bạn phải làm là qùy gối trên sàn nhà và giữ cho thân mìnhthẳng đứng, hai bàn tay áp sát vào đùi. Sau đó nghiêng đầu và cổ về phía trước, cằm thu vàongực. Tiếp đến ngửa đầu và cổ ra phía sau càng xa càng tốt, đồng thời ngã người ra sau, conghẳn cột sống. Khi cong mình như thế bạn hãy bám cánh tay và bàn tay lên đùi để làm điểm tựa.
Cong người xong, hãy trở về với tư thế cũ và lập lại toàn bộ thức thứ ba nầy lần nữa.

"Cũng tựa như thức thứ hai, ở thức thứ ba nầy bạn cũng phải điều hòa nhịp thở đúng như quyđịnh. Bạn phải hít vào thật sâu khi cong cột sống và thở ra khi quay về với tư thế thẳng đứng. Hítthở sâu là điều rất hữu ích vì như thế bạn có thể đưa dưỡng khí vào buồng phổi càng nhiều càngtốt.

"Tôi đã từng trông thấy cảnh 200 Lạt Ma đồng loạt luyện thức nầy. Để điều tâm hay nói khác hơnlà tập trung tư tưởng, tất cả đều nhắm mắt lại để loại bỏ những ràng buộc của thế giới bên ngoàivà có thể tập trung vào chính mình.

"Từ hàng ngàn năm trước các Lạt Ma đã hiểu rằng mọi lời giải đáp cho những bí ẩn khôn lường của đời sống đều được tìm thấy ở bên trong chính mình. Họ đã phát hiện rằng tất cả những tínhchất đã kết hợp lại để tạo thành đời sống chúng ta đều phát khởi từ bên trong cá nhân conngười. Đây là một quan điểm mà người Tây Phương chẳng thể nào am hiểu bởi theo họ thì đờisống vốn đưọc khuôn đúc bởi những lực không thể kiểm soát được của thế giới vật chất. Chẳnghạn như hầu hết những người phương Tây đều cho rằng cơ thể con người không tránh đượcphải lão hóa và suy thoái vì đó là quy luật tự nhiên. Vậy mà khi hướng tầm nhìn vào nội giới, cácLạt Ma hiểu rằng điều đó chỉ là một ảo tưởng nhằm để tự an ủi chính mình.

"Các Lạt Ma, nhất là các ngài đang sống trong tu viện mà tôi được may mắn đặt chân đến, đãcống hiến cho thế giới một điều vĩ đại và điều nầy được thực hiện trên tầm mức hoàn vũ. Từ tầmmức nầy, họ vượt lên trên những chuyển động của thế giới vật lý để có thể quan sát và theo dõiloài người trên toàn thế giới hầu mang đến cho nó nhiều điều tốt đẹp.



a
b
c