Lời nói phát xuất từ lòng, ra khỏi miệng, bay trong không gian, tưởng mất mà còn. Một ý tường chớm nở trong đầu, tuy chưa được thực hiện bằng hành động, vẫn nẩy mầm ra lá, ra hoa. Một ước muốn tầm thường, nhắm mắt, nó đã vượt qua không gian, trở nên thực hữu trong thế giới tâm linh. Môt lời thề tưởng phai nhạt theo thời gian, nhưng nó vẫn sống động không tàn. Một hứa nguyện, dù chưa nói thành lời, đã chạm khắc nơi bảng lòng. Một cái nhìn khinh biệt, lòng đã châm rể gian ác. Môt them khát trong tâm, chưa lên đến đầu lưỡi, đã trở thành một ham muốn hình tượng.
Con người, giữa thế giới hỗn độn bại hoại, lòng thường chán ngán cuộc sống, thường hay buông thả đời mình, hay chí ít cũng nói lời cay đắng. Luôn mong ước, cầu xin. Nhưng khi toại nguyện lại xem thường quên lửng “nguồn ban ơn”. Biết rằng m ưu chước, gian ác, sẽ dẫn đến đoán phạt. Biết đến những điều Thượng Đế chẳng đẹp lòng. Biết mình được Đấng Tạo Hóa dựng nên, được mặc áo da thêm thịt, được ban sinh khí, là một sanh linh trổi nhất so với mọi loài, được đoái đến, được gìn giữ, được che chở. Biết rằng nếu phạm tội thì khốn khổ cho mình. Cũng biết đầy sự sĩ nhục, khổ nạn theo ngày sau đó, biết đau đớn, và khốn khó liên miện, dồi dập chung quanh. Cũng biết Thượng Đế có quyền tạo dựng hay phá hủy, giam cầm hay mở trói, ban cho hay cất đi…
Nhưng thói đời, con người vẫn thích đi dong đi dài, đi ngã đi nghiêng như người say rượu ngọt. Đúc rèn dối trá, uống gian ác như uống nước, sắm nhiều chước gian, làm gãy cành hoa yêu thương. Lấy đêm làm ngày thường chối bỏ hoặc quên mất lời hứa nguyện của mình, đã nguyện ngày nào cùng Thượng Đế.
Ra khơi tìm tự do, mong cho thuận buồn xua gió, biển lặng sóng yên. Mơ ước đừng gặp rủi ro. Muốn đến bên bờ an toàn. Cuôc đời coi như trút bỏ hết sau lưng. Ra đi, gây dựng cuộc sống mới. Giữa mây nước mênh mông, ai cũng thấy mình nhỏ bé ví sánh như giọt nước nhỏ đại dương, nguyện làm hạt cát nhỏ bé nơi bờ cát bình an. Nước uống qúi giá vô ngần. Một chút lương thực khô cũng qúi hơn thẻ vàng ròng. Đời mình lúc đó chẳng đáng sánh với chi cả. Người đọc kinh, người cầu nguyện. Người cúi đầu thật thấp, kẽ ngước mắt lên cao, mong chờ Đấng trên cao đáp ứng, cứu giúp. Ngọn sóng chòm lên, cơn gió quất mạnh, thuyền chòng chành sắp lật, lòng người bèn khấn hứa đủ điều. Bình nước uống càng cạn, thức ăn càng vơi thì nỗi lo lắng khiếp sợ càng tăng.
Trong đêm tối, mỏi mắt chờ đêm sáng loé lên. Ban ngày, ngóng cổ chờ đất liền xuất hiện. Trong đau thương khốn quẩn,trong đói khát tột cùng, trong cực long cay đắng, trong tai hoạ trước mắt, con người ước ao, mong mỏi, khao khát,khấn hứa, nguyện cầu ai cũng gần gũi cùng Thượng Đế. Thượng Đế là của mình, rất đổi yêu kính, thân thương.
Nhưng khi hết gian truân nguy hiểm, hết thảm sầu đau đớn, hết sợ hãi âu lo … thì con người xa dần, quên dần lời hứa nguyện. Có kẽ còn thẹn thùng khi nhớ lại, sao lúc ấy mình trẻ con quá, yếu hèn quá vậy kìa!Qua được hiểm nguy, đến được bến bờ cũng là chuyện thường, thiếu chi người tới được, có nhờ phép lạ chi đâu! Có người gặp chuyến đi thuận buồm xuôi gió, còn tự hào về “phước nhà” mình, nhưng cũng không cần biết phước ấy do ai ban! Có thì cứ hưởng đi cái đã! Tài ba, đức ta, xứng đáng được hưởng lắm mà!
Mặt mày hớn hở, nhưng không hay rằng tâm hồn mình đã bị nhăn nhíu, dúm dó,quên mất sự trông cây, Đấng mình trông cây ngày nao. Rồi cái ngày sống hiện tại và những ngày trước mặt, cứ yên chí rằng mình sẽ sống lâu giàu bền nhờ “phước nhà” có sẳng và tài sức trong tay. Không khí thở, đất đai, yên lành sinh sống…là kết qủa sự lao nhọc của chính mình mà ! Và vì là kết quả của chính mình nên thỏa vui thụ hưởng, chẳng cần bận tâm đến những ai đã từng chia sớt gian lao,xẽ chia niềm hy vọng ngày nào. Ai bảo bất tài thì … ráng chịu. Phước ai nấy hưởng, âu cũng là lẽ công bằng mà ngày xưa mình đã buộc miêng kêu cầu trong lúc cận kề cái chết, chỉ là một nhân vật mơ hồ, huyền thoại!