Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Monday, January 9, 2012

Người Mẹ Của Ba Ngàn Đứa Băng Đảng



“Ai ban cho tôi tức dạy tôi ban cho'”Cổ Ngữ
 
"Kẻ nào nghe lời quở trách của sự sống sẽ được ở giữa các người khôn ngoan. Ai từ chối sự khuyên dạy khinh bỉ linh hồn mình. Nhưng ai nghe lời quở trách được sự thông sáng. Sự kính sợ Ðức Giê-hô-va dạy dỗ điều khôn ngoan; và sự khiêm nhượng đi trước sự tôn trọng." Châm Ngôn 15: 31-33

Ba mươi năm trước đây, khi tôi làm phóng viên ở Philadelphia, tôi sáng lập một tuần báo nhỏ gọi là Umoja (Swahili for Unity), chuyên về những vấn đề của người Mỹ da đen.

Vì chúng tôi nhận được nhiều thư từ liên lạc về băng đảng ở trong thành phố "Anh Em" này,  tôi nhờ chồng tôi, là anh Dave, nghiên cứu thêm về vấn đề tệ hại gây rối trong xã hội này.  Anh bắt đầu lặn lội vào các khu phố, ngõ nghạch, hỏi han, điều tra với nhiều người để có một cái nhìn tận mắt về vấn đề này.

Sự hiếu kỳ của tôi về vấn đề này hoàn toàn có tánh cách nghề nghiệp - cho đến khi một ngày kia chồng tôi về nhà, sau một chuyến đi điều tra sự thật, cho biết con trai thứ hai của chúng tôi, Robin, là đảng viên của một băng đảng.  Còn tệ hơn nữa, Robin là một đảng viên ưu tú, còn được gán cho biệt hiệu "trái tim của gốc."  Trái tim là mục tiêu chánh nếu có sự xung đột xẩy ra.  Tôi bị một cơn giật mình khiếp sợ.  Làm sao việc này có thể xẩy ra ngay trong nhà chúng tôi, cho gia đình chúng tôi?  Nhưng đó là thực tế phũ phàng.  Con tôi là trung tâm điểm của một băng đảng sống trong vòng chúng tôi.

Chúng tôi có tất cả sáu đứa con, tuổi từ mười một đến mười tám tuổi.  Tôi quan sát cẩn thận thằng con trai thứ hai của tôi khi nó về nhà tối hôm đó.  Tôi không có để ý trước đây, nhưng Robin có cái gì khác biệt hơn trước.  Nó ăn mặc quần áo không giống như trước, dáng điệu của nó có vẻ hung hăng.  Tôi hỏi gặn nó về vấn đề này, nó không có chối cãi gì cả.  Vâng, nó là đảng viên của một băng đảng - và không có điều gì tôi nói có thể thay đổi sự kiện này.

Việc này đối với tôi như trái đất đảo lộn đi.  Tôi ăn không được, ngủ không được.  Để cố gắng cứu vản đứa con của tôi, tôi thảo luận việc này với cơ quan an ninh xã hội và cảnh sát, nhưng hầu như không có ai cho tôi một câu trả lời.  Hầu như ai cũng tỏ vẻ bất lực.

Rồi một ý nghĩ thoáng chợt qua trong trí óc tôi.  Nếu gia đình tôi có vấn đề rắt rối này, vậy thì gia đình tôi có giải pháp nào hay không?  Tại sao không mời băng đảng của con tôi vào sống trong nhà chúng tôi?  Chúng tôi có thể cho bọn chúng thấy hình ảnh gia đình thật như thế nào.

"Bà có điên rồi hay sao mà dự tính như vậy?" Anh Dave chồng tôi nói với tôi như vậy khi tôi nói chuyện này với anh ta.

Nhưng tôi nóng long với dự tính này nên tôi không dễ dàng bỏ cuộc.  Tôi tiếp tục nài nĩ thuyết phục, sau cùng chồng tôi cũng miễn cưởng đồng ý.  Mấy đứa con khác của chúng tôi nửa tán thành nửa ngờ vực - nhưng chúng biết cuộc đời Robin đang ở bên thềm vực thẩm.  Còn Robin rất là mừng rỡ với dự tính này - bạn bè băng đảng của nó và gia đình của nó cùng xum hộp trong một mái nhà.

Đang khi đó, băng đảng trưởng của Robin đăng gặp khó khăn ở thế giới bên ngoài, đang cần một chỗ nương thân.  Biết được ý định của chúng tôi, nó vội chộp lấy ngay để có chỗ nương than ở trong nhà của chúng tôi, rồi sau đó cả băng đều theo gót.  Tôi gọi điện thoại cho cha mẹ của mỗi đứa nói cho họ biết chương trình của chúng tôi, và tất cả đều ưng thuận để con cái của họ ở với chúng tôi.

Căn nhà của chúng tôi thì nhỏ, không đủ chỗ chứa cho riêng gia đình chúng tôi.  Nhưng khi có thêm mười lăm đứa băng đảng dọn vào, chúng tôi ở giống như nhét vào trong hộp cá mồi.  Nhưng chúng tôi cũng xây trở được.  Tất cả mấy đứa băng đảng ngủ với cái túi ngủ ở trong phòng khách, và khi tới giờ ăn các túi ngủ được cuốn và chất lại đàng hoàng, rồi bàn xếp và ghế được sắp xếp ra.

Mấy tuần lễ đầu thật là khó khăn.  Nhiều khi tôi tự hỏi có lẽ chồng tôi đã nói đúng - tôi thật đã quá điên khùng với ý tưởng này.  Mấy đứa băng đảng làm cho bực dọc về việc làm công việc lặc vặc trong nhà, không thèm tham dự vào những cuộc thảo luận trò chuyện trong gia đình và không thèm kiếm những công việc part-time như tôi đòi hỏi nơi chúng.  Nhưng tôi cương quyết không chịu thua.  Tôi nhận ra tình trạng khó khăn này như là một cái hình trộn (puzzle) và nhận thức rằng chúng tôi phải tìm cho được giải pháp đúng nếu chúng tôi muốn cứu vớt được đời sống của mấy đứa trẻ này.

Sau cùng chúng tôi biểu bọn chúng thảo ra một nội quy mà tất cả chúng tôi cùng ưng thuận và làm theo.  Chúng tôi hơi lo về vấn đề này vì nếu chúng tôi không thích nội quy của bọn chúng, thật là khó cho chúng tôi bắt chúng nó làm theo nội quy của chúng tôi.  Nhưng tôi thở ra cách nhẹ nhỏm khi chúng đọc bốn nội quy của chúng vạch ra: 1) Không có đánh lộn nhau trong nhà, 2) Không có dùng ma túy hay rượu chè, 3)  Không có dẫn gái vào trong phòng, và 4)  Không có xung khắc trong băng đảng.

Có thể, theo tôi thiết nghĩ, cái nội quy này có thể có hiệu quả.  Chúng tôi không ngờ rằng cả băng chúng nó lập ra nội quy này nên chúng nó giữ nội quy cũng rất nghiêm túc.

Cái khó khăn lớn nhất cần thiết nhất là có tiền để mua thực phẩm cho cả bọn.  Số tiền dành dụm của chúng tôi chẳng bao lâu cũng cạn đi.  Tôi nẫy ra ý kiến là bán đi số báo Umoja cũ, nằm chất đóng ở dưới sàn nhà.  Cả băng đem hàng đóng báo và bán rao ở khắp đường phố Philadelphia, rồi đem tiền về nhà để mua thực phẩm.

Rồi chúng tôi kêu gọi một nhà thờ địa phương là chúng tôi cần lương thực.  Họ rất nâng đở chúng tôi và gởi thư kêu gọi thông báo các tín hữu đem thực phẩm tới giúp.  Sự đáp ứng thật quá sức tưởng tượng của chúng tôi.  Chẳng bao lâu chúng tôi bị tràn ngập với hàng xe cam nhông đầy lương thực chở đến khu phố chúng tôi, tiến đến căn nhà "Umoja."

Lúc đó chúng tôi có quá nhiều lương thực để tiêu thụ nên chúng tôi chia bớt cho những người hàng xóm đang cần nó.  Cả băng cũng lấy làm thích thú đem lương thực đi phân phát.  Hầu như đa số bọn chúng, đây là lần đầu tiên trong cuộc đời, chúng có cơ hội là người làm việc thiện - đem đồ đi cho người khác.

Sau đó, mọi việc đâu vào đó.  Cả băng đi tìm việc làm và bắt đầu đóng góp tiền bạc để lo cho vấn đề chi phí trong nhà.  Cái "băng đảng được thay lốt này" tổ chức những cuộc bán đồ lặc vặc cuối tuần (yard sale), đi từng nhà bán kẹo rông, và dẫn các người già yếu đuối đi đến ngân hàng.

Chúng tôi phải đương đầu với việc gây cấn tế nhị là ngày mà George, một đối phương "dữ dằng" trong băng đảng cũ của chúng đến xin gia nhập gia đình của chúng tôi.  George nhận thức rằng nó phải hành động không tưởng này, hay nó sẽ bị vào tù hoặc là bị giết.  Cả băng im lặng không nói gì cả, vật lộn với cái ý nghĩ "căm hờn" cho kẻ cừu địch của mình.  Nhưng rồi một điều mới lạ xẩy ra trong lòng của bọn chúng - một sự hứa nguyện về tình gia đình, lònng trắc ẩn nẩy ra trong lòng chúng, và lòng thương người mới nẩy sinh trong lòng chúng - tất cả những điều này đã đánh đỗ được tâm từ u tối mà chúng đã từng có trong quá khứ.  Sự căng thẳng bị phá vỡ khi tiếp nhận George vào gia đình chúng tôi.

Rồi thời gian trôi qua, tôi cảm thấy thật yêu thương bọn băng đảng này; chúng trở thành như con ruột của tôi.  Vài đứa bắt đầu gọi tôi "Má" ‘Mẹ'.  Khi băng đảng này mới vào gia đình chúng tôi, tất cả chúng nó đều có những tên ghê rợn như Kẻ Giết Người, Mắt Con Rắn, Con Chim, Con Quạ hay là Tiểu Tiện...Tôi bắt đầu cho chúng những cái tên mới với những ý nghĩa đặc biệt.  Những tên mới này nói lên lòng can đảm hay kỷ luật cá nhân hoặc sức mạnh mà chúng phô bày.  Mặc dầu điều này không nói ra, mỗi đứa biết rằng chúng xứng đáng được gọi với những tên mới.

Tin đồn về gia đình chúng tôi lan tràn khắp thành phố.  Càng ngày càng có nhiều đứa thuộc các băng đảng khác muốn đến sống với chúng tôi.  Sau cùng, tiểu bang Pensylvania đưa ra đề nghị cho chúng tôi một họp đồng dưới hình thức một trung tâm chăm sóc.  Chúng tôi trở thành "Nhà Umoja - Trung Tâm Thanh Niên," và với số tiền được chính phủ tiểu bang cung cấp, chúng tôi nới rộng cơ sở, mua thêm những nhà lân cận trên con đường gần nhà chúng tôi, và mướn thêm người giúp việc.  Hàng sóng đảng viên tiếp tục đến nhập... vào gia đình, và chúng tôi mở rộng cánh tay đón nhận chúng cùng xum họp vào đại gia đình.

Thật không phải là dễ để sống với những đứa trẻ lang thang bên dĩa hè.  Hầu như tất cả mọi người trong xã hội đều chán chê bọn chúng, và họ có lý do của họ.  Mọi người đều ra lệnh cho chúng phải làm điều này điều nọ, nhưng tôi quyết định lắng nghe nguyện vọng của chúng.  Tôi cố gắng hiểu chúng qua con mắt của một người mẹ, tập trung vào điều lành mà chúng có.  Không phải lúc nào quan niệm này cũng có kết quả tốt tức thời, nhưng qua thời gian, nó đem lại kết quả mong muốn.

Cách cư xử của chúng tôi không có thành công với một đảng viên tên là Spike.  Từ ngay lúc nó gia nhập vào gia đình chúng tôi, nó đã gây phá rối - tìm cách gây sự, từ chối làm việc, phá rối những cuộc hội họp.  Khi nó rời khỏi gia đình chúng tôi, tôi chỉ biết lắc đầu trong thất vọng.  Tôi đã cố gắng hết sức để tỏ cho nó biết thế nào là sống trong một gia đình yêu thương.  Tôi không muốn bị mất mát một đứa nào.

Vài năm sau đó, có một người đàn ông hung hăng đi vào văn phòng của tôi, tay bồng một đứa bé mới sanh.  Nhìn ra, đó là Spike! "Má," người ấy thốt lên, rồi trao đứa bé cho tôi bồng, "Con muốn Má đặt cho nó một cái tên."

Tôi vừa chưng hững vừa kinh ngạc, nhưng khi tôi ngắm nhìn đứa bé xinh xắn tôi đang bồng, một cái tên chợt nẫy ra trong trí tôi: "Fatima," tôi nói một cách dịu dàng, "có nghĩa là "Ngôi sao sáng chói."

Spike dang tay bồng đứa bé trở lại rồi nói với tôi, "Con muốn dạy dỗ đứa bé này như Má đã dạy con.  Con muốn nó thuộc về gia đình này."  Vậy ra, Spike cũng nghe lời tôi lắm chứ.

Cũng có những cựu đảng viên khác làm cho tôi hết sức ngạc nhiên vì sự dấn thân và trung thành với gia đình chúng tôi.  Hai năm sau khi chúng tôi thâu hồi các nhóm băng đảng, chúng tôi quyết định tổ chức một hội nghị băng đảng.  Chúng tôi kêu gọi các con nuôi đang còn sống với chúng tôi, cũng như những cựu đảng viên đã ra đời theo đuổi những nghề nghiệp khác nhau và đã có gia đình riêng, trở lại những băng đảng cũ để mời những đảng trưởng đến dự hội nghị để thảo luận về việc chấm dứt việc chết chóc của các thành viên khắp nơi trong thành phố.  Có một đảng viên khi trở về gặp lại các đồng chí cũ, họ đánh đập nó tơi bời đến nỗi nó phải nằm bệnh viện mấy ngày.  Nhưng vừa khi ở bệnh viện ra, nó trở lại gặp đảng trưởng cũ một lần nữa, để mời người này đến dự hội nghị băng đảng ở nhà chúng tôi.  Thán phục tấm lòng can đảm và thiết tha của cựu đảng viên này, người đảng trưởng đến tham dự buổi hội nghị.

Đó là những đảng viên đã được cãi hóa trong những năm đầu.  Trong suốt ba mươi năm qua, có hơn ba ngàn đảng viên đã bước chân đến nhà chúng tôi.  Chúng nó đều trở thành con nuôi của tôi.  Mặc dầu có đứa đã lên trung niên, chúng vẫn lui tới hỏi ý kiến chúng tôi việc này việc nọ, hay chỉ để chuyện vản, chơi bóng rỗ hay nói chuyện với các em mới đang sống trong gia đình Umoja.  Chúng thường đem vợ con đến ăn mừng sinh nhật hay kỷ niệm ngày cưới.

Tôi bắt đầu sứ mệnh với toan tính cứu vớt đời sống của con trai tôi, nhưng hành động tuy đơn sơ phát xuất từ tình yêu của một người mẹ nới rộng hơn, phát huy trở thành một sứ mạng không ngừng để cứu vớt hàng ngàn cuộc đời tưởng là đi vào chỗ hư hỏng.  Đang khi cái ý tưởng một người không thể làm tất cả mọi việc, nhưng bất cứ một ai cũng có thể khởi đầu một điều ý nghĩa nào đó.

Tình yêu thương và tình gia đình là những yếu tố đã cứu đời sống của các con tôi và sẽ còn cứu vớt nhiều đời sống như vậy nữa.  Có lẽ không có giới hạn trong tình yêu thương.  Tên tôi được gọi là , Falaka, có nghĩa "một ngày mới."  Mỗi một ngày trong đời sống tôi là một cơ hội để làm mẹ cho những đứa tưởng như hư hỏng, những đứa chỉ cần một điều đơn giản là tình yêu thương.
Falaka Fattah