Bạn có thu nhận quá nhiều dữ kiện không cần thiết mấy cho cuộc sống hay không? Bạn có đam mê chạy theo những dữ kiện thông tin hiện đại hay không? Bạn có lâm vào tình trạng hễ mọi lần nghe tiếng điện thoại reo là chạy tới chụp điện thoại bất kể đó là lúc xum họp ăn trưa hay ăn tối với gia đình hay người thân. Bạn có sống như là dính cứng vào cái cell phone, lúc nào cũng gởi tin nhắn tới bạn bè quyến thuộc hay không? Bạn không phải là người duy nhất đâu! Bạn chỉ đang bị chứng bệnh của thời đại kỷ thuật này. Một trong những chữ mới của Anh ngữ là chữ "infobesity", nó là chữ ghép của hai chữ information và chữ obesity. Tạm dịch nghĩa là dữ kiện béo phì. Thực ra chữ này được tác giả Susan Maushart trong cuốn sách, The Winter of Our Disconnect", vừa mới xuất bản dùng để mô tả một loại nghiện hay quá đam mê tới phương tiện truyền thông. Bạn có tham dự một buổi hội họp và thấy ai đó cứ cắm cúi với cái smart phone, Droid, Iphone, Blackberry lo chuyện texting và hầu như không thèm để ý đến những sinh hoạt chung quanh. Người đó ở trong tình trạng "infobesity" - nghiện dữ kiện béo phì. Nếu người Mỹ về mặt thể chất đang bị cái bệnh béo phì, chúng ta và quần chúng xung quanh chúng ta đang đắm mình vào việc nối liền "xã hội" qua những phương tiện truyền thông tân thời như Facebook, và những cái món đồ chơi tân thời là như smartphone.
Cũng như bất cứ điều gì khác quá mức hay quá lố trở thành có hại cho chúng ta. Ăn uống nhiều quá mặc dầu nó nếm ngon lành, nhưng không đúng bỗ dưỡng, làm cho chúng ta mập phì, trở thành có hại cho sức khỏe của chúng ta. Cũng vậy nối liền xã hội quá mức và xử dụng phương tiện điện tử không hạn chế trở thành mối hiểm họa cho đời sống cá nhân và gia đình.
Không phải là chuyện khôi hài mà là vấn đề thực tế là hàng ngày có hàng triệu người gởi những tin nhắn hay gọi điện thoại di động đang khi lái xe, gây trì trệ cho xe cộ, và gây tai nạn. Cho nên không khỏi ngạc nhiên là những tử vong do việc lơ đảng khi lái xe gia tăng.
Việc quá lố xử dụng phương tiện điện tử không phải chỉ ra bên ngoài quần chúng, nhưng đi vào sinh hoạt hội thánh. Tôi thấy cái vấn nạn một số hội thánh là có quá nhiều tay kỷ thuật làm cho rối loạn kỷ thuật hơn là giúp đở. Một lần kia tôi đi thăm viếng một hội thánh địa phương, tôi thấy không những mấy ông nghị viên, mấy ông chấp sự, ông thư ký mà đến cả ông mục sư ngồi vào chỗ của anh kỷ thuật, nhưng rốt cuộc cái khó khăn kỷ thuật cũng không được giải quyết. Cũng may đó là việc xảy ra trong một hội thánh nhỏ. Cứ thử tưởng tượng một hội thánh có hàng ngàn tín hữu mà hàng trăm ông nghị viên chấp sự trổ tài kỷ thuật thì sẽ rối loạn như thế nào. Một hiện tượng béo phì kỷ thuật xảy ra trong hội thánh ngày nay là các ông mục sư và phụ tá làm việc texting hay trả lời điện thoại di động thay vì thăm viếng hỏi han các tín hữu trong giờ sinh hoạt hội thánh.
Trong cuốn sách, Alone Together, giáo sư Sherry Turkle của viện đại học MIT viết rằng mặc dầu kỷ thuật đem lại cho chúng ta những hữu ích thiết thực, nhưng nó cũng đe dọa gia tăng sự cô lập của chúng ta và làm cho chúng ta sống thiếu tình người. Các nhà chuyên môn về tâm lý học và tâm bệnh học còn nói rằng email, trò chơi trực tuyến, nối liền xã hội trên mạng vì nó dễ dàng, di động, đem lại thoả mản tạm thời, và cho phép chúng ta trốn tránh dễ dàng khỏi mối liên hệ gia đình, vợ chồng, con cái, bạn hữu và láng giềng vì những mối liên hệ này đòi hỏi một sự nỗ lực không ngừng.
Trong tuần báo WallStreet Journal số ngày 11 tháng Giêng, 2011, có một hình hoạt họa, vợ hay là blackberry, dí dỏm chế giểu việc người ta quá đam mê việc dùng phương tiện truyền thông. Sharon Gilcrest O'Neil, một chuyên gia về hôn nhân và trị liệu gia đình ở New York nói rằng "Kỷ thuật hiện đại là nguyên nhân khó khăn trong gia đình ngang hàng như tiền bạc, tình dục và dạy dỗ con cái."
Tuy nhiên kỷ thuật cũng có thể dùng như là một ơn phước. Nhiều người có nhận xét đúng đắn rằng nhờ Facebook, thay vì làm cho họ bị cô lập, đã giúp họ liên lạc sống động với bạn bè cũ, và láng giềng quyến thuộc. Droid, iPhone, và những kỷ thuật truyền thông khác có thể là cách biểu hiện cho những tiềm năng Chúa ban cho chúng ta. Thay vì loại bỏ kỷ thuật như là một thứ quỷ quái tai hại, kỷ thuật cũng có thể đem lại những lợi ích thực tiển nếu biết xử dụng đúng cách. Cái Blackberry của tôi có data plan nhưng ít khi tôi dùng đến. Cái iPod của tôi không có một bản nhạc mặc dầu tôi tình nguyện cho một đài phát thanh, tôi có thể có đến hàng ngàn bản nhạc, nhưng nó chỉ có chứa đựng Bible do ông Mac McLean đọc để tôi có thể nghe mỗi ngày, và những sách thuộc linh của Andrew Murray, St. Augustine, C.S. Lewis, Imitation of Christ của Thomas à Kempis... Cho nên chúng ta, những người con cái Chúa, phải suy nghĩ để làm thế nào dùng những kỷ thuật một cách khôn ngoan. Làm thế nào chúng ta xử dụng kỷ thuật cho sự vinh hiển của Đức Chúa Trời thay vì bị nó lôi cuốn chúng ta?
Chúng ta phải nhận thức rằng nhân loại sống hàng ngàn năm không có kỷ thuật truyền thông hiện đại và không có bị chứng nghiện béo phì kỷ thuật. Mỗi cá nhân chúng ta có thể thử nghiệm nếu mình không có bị chứng béo phì kỷ thuật? Tại sao không thử đừng vào Facebook, đừng dùng iPhone, hay đừng gởi tin nhắn một vài ngày hay vài tuần xem cuộc sống của mình ra sao. Nếu bạn không cưởng nỗi ham muốn của việc nghiện béo phì kỷ thuật có lẽ bạn đang bị ốm yếu thuộc linh.