Khi Chúa Giê-xu còn tại thế, một trong những phương pháp giáo huấn của Ngài là dùng dụ ngôn tức là những câu chuyện trong đời sống hằng ngày nhưng có ẩn ý bên trong. Một trong những câu chuyện đó là câu chuyện người gieo giống được Phúc Âm ghi lại như sau:
Người gieo giống đi ra để gieo giống mình. Khi vải giống, một phần giống rơi ra dọc đường, bị giày đạp và chim trời xuống ăn hết. Một phần khác rơi ra nơi đất đá sỏi, khi mới mọc lên, liền héo đi, vì không có hơi ẩm. Một phần khác rơi vào bụi gai, gai mọc lên với hột giống, làm cho nghẹt ngòi. Lại có một phần khác rơi xuống nơi đất tốt, thì mọc lên, và kết quả, một thành trăm (Phúc Âm Lu-ca 8:5-8a).
Sau khi kể câu chuyện trên, Chúa Giê-xu đã giải thích ý nghĩa câu chuyện như sau:
Hột giống là đạo Ðức Chúa Trời. Phần rơi ra dọc đường, là những kẻ nghe đạo; nhưng về sau ma quỉ đến, cướp lấy đạo từ trong lòng họ, e rằng họ tin mà được cứu chăng. Phần rơi ra đất đá sỏi là kẻ nghe đạo, bèn vui mừng chịu lấy; nhưng họ không có rễ, chỉ tin tạm mà thôi; nên khi sự thử thách đến, thì họ tháo lui. Phần rơi vào bụi gai, là những kẻ đã nghe đạo, nhưng rồi đi, để cho sự lo lắng, giàu sang, sung sướng đời nầy làm cho đạo phải nghẹt ngòi, đến nỗi không sanh trái nào được chín. Song phần rơi vào nơi đất tốt, là kẻ có lấy lòng thật thà tử tế nghe đạo, gìn giữ và kết quả một cách bền lòng (Phúc Âm Lu-ca 8:11-15).
Câu chuyện Phúc Âm quý vị nghe hay đọc hằng tuần trên mạng lưới nầy cũng không ngoài mục đích truyền lại những lời dạy của Chúa. Những lời dạy nầy vẫn thiết thực cho chúng ta hôm nay. Dụ ngôn của Chúa Giê-xu nói về bốn thứ đất, tượng trưng cho bốn thái độ hay bốn phản ứng của con người khi nghe Lời của Chúa vì Chúa Giê-xu ví sánh hột giống với đạo của Chúa hay Lời Chúa. Lời của Chúa là lời có sự sống giống như hạt giống nhưng dù là hạt giống có sự sống, sự sống đó chỉ có thể sinh sôi nẩy nở trong những điều kiện thuận lợi mà thôi. Nói khác đi, Lời của Chúa dù có quyền năng, đáp ứng của con người mới là yếu tố quyết định. Chúng tôi gieo Lời Chúa mỗi tuần trên đài phát thanh nầy, nhưng Lời của Chúa đến với quý vị có thể giống như hạt giống "rơi ra dọc đường, bị giày đạp và chim trời xuống ăn hết." Chúa Giê-xu so sánh điều đó với "ma quỷ đến cướp lấy đạo từ trong lòng." Lý do là vì "e rằng họ tin mà được cứu chăng." Ma quỷ không muốn ai được cứu cả, vì vậy nó dùng mọi phương cách để cướp lấy Lời Chúa được gieo trong lòng người.
Lời Chúa đến với chúng ta, nhưng chúng ta có thể khước từ vì những lý do sau:
1. Vì sợ
Con người chúng ta có nhiều cái sợ. Có những cái sợ hữu lý nhưng cũng có những cái sợ vô lý. Có thể chúng ta sợ rằng nếu chúng ta nghe Lời Chúa và đặt lòng tin nới Chúa chúng ta sẽ có những mất mát. Một trong những hiểu lầm của nhiều người là cho rằng khi tin Chúa, chúng ta bỏ ông bỏ bà và không còn hiếu kính cha mẹ nữa. Ðây là một trong những hiểu lầm đáng tiếc và vô cùng tai hại. Ðạo của Chúa bao giờ cũng nhấn mạnh đến chữ hiếu và không bao giờ nói đến việc bỏ ông bỏ bà. Niềm tin nơi Chúa Giê-xu là niềm tin nơi chân thần duy nhất vì Chúa là Ðấng tạo dựng muôn vật mọi loài, Ngài là Ðức Chúa Trời duy nhất. Chỉ một mình Ngài đáng cho chúng ta tôn thờ. Chúng ta thờ cha mẹ, trên cha mẹ là ông bà và trên ông bà, nếu chúng ta cứ tiếp tục tính lên nữa, thì Ðấng cao cả nhất là Ðức Chúa Trời mà chúng ta phải tôn thờ. Tôn thờ Ðức Chúa Trời là tôn thờ Ðấng cao cả nhất chứ không phải bỏ qua ông bà cha mẹ chúng ta. Ðối với ông bà cha mẹ, Lời của Chúa dạy thật rõ, "Hãy hiếu kính cha mẹ ngươi." Ðây là điều luật đầu tiên trong mối quan hệ giữa người với người, điều nầy chứng tỏ Chúa nhấn mạnh về bổn phận của con cái đối với cha mẹ chứ không bảo chúng ta từ bỏ cha mẹ. Ðiều Chúa dạy chúng ta là chúng ta chỉ thờ một mình Chúa chứ không thể thờ ai khác, vì Chúa mới là Ðấng cao cả, đáng cho chúng ta tôn thờ. Vì vậy chúng ta không phải sợ tin Chúa là bỏ ông bỏ bà.
Có người thì lại sợ rằng khi tin nhận Chúa mình sẽ bị ràng buộc, không còn được tự do, có những sinh hoạt tôn giáo mình phải tham gia hoặc có những điều mình không còn được làm nữa. Ðó thật là một suy nghĩ sai lầm vì chính trong Chúa Giê-xu chúng ta được giải thoát, được giải phóng, không còn làm nô lệ cho tội lỗi nữa. Chúa Giê-xu tuyên bố, "Ai phạm tội là nô lệ của tội lỗi" và khi Chúa giải phóng chúng ta, chúng ta sẽ thật được tự do. Chúng ta được tự do vì không còn là nô lệ cho những thói hư tật xấu nữa, chúng ta được tự do vì không bị ràng buộc với những luật lệ và lễ nghi tôn giáo. Tất cả những gì chúng ta làm là làm vì lòng yêu Chúa. Thánh Kinh cho biết chúng ta có thể đến trực tiếp với Chúa qua lời cầu nguyện, không phải qua một trung gian nào. Và Thánh Kinh là Lời của Chúa là kim chỉ nam hướng dẫn cuộc đời chúng ta. Chúng ta tìm thấy mọi nguyên tắc sống, mọi nguyên tắc xử sự ở đời qua lời dạy của Chúa. Sở dĩ chúng ta có những sinh hoạt với các anh chị em tín hữu khác là để chúng ta giúp nhau gây dựng đời sống tâm linh tăng trưởng vì chúng ta cần có nhau để sống. Thiên Chúa cứu chúng ta từng người một nhưng Ngài cứu chúng ta vào trong cộng đồng đức tin, cộng đồng của những người cùng một niềm tin để gây dựng và dìu dắt nhau trên đường đời. Hội Thánh của Chúa được mô tả là thân thể mầu nhiệm của Chúa, chúng ta là những phần khác nhau của thân thể mầu nhiệm đó, tùy thuộc vào nhau, cần có nhau để sống. Mọi sinh hoạt của hội thánh Chúa không đi ra ngoài mục đích đó vì vậy chúng ta không sợ bị ràng buộc khi đặt lòng tin nơi Chúa. Thật ra, nếu gọi đó là ràng buộc đi nữa thì đó thật là những ràng buộc cần thiết và ích lợi mà ta không phải sợ.
Lời Chúa đến với chúng ta mà nếu chúng ta sợ, không tiếp nhận, lời ấy sẽ giống như hạt giống rơi ra dọc đường, bị giày đạp và chim trời xuống ăn hết.
2. Vì kinh nghiệm đau thuơng
Cũng có thể chúng ta không tiếp nhận vì sợ nhưng vì một vài kinh nghiệm đau thương nào đó trong quá khứ. Có thể chúng ta đã thấy có người xưng mình là người tin Chúa nhưng nếp sống đã không phản ánh đúng với niềm tin, khiến cho chúng ta nghi ngờ. Cũng có thể cuộc đời chúng ta đã trải qua nhiều nỗi đau thương và chúng ta không thấy được tình yêu của Chúa trong những đau thương đó. Chúng ta không muốn nghe, không muốn tiếp nhận chỉ vì những kinh nghiệm của quá khứ. Chúng ta cần biết rằng niềm tin là vấn đề riêng tư giữa chúng ta với Chúa. Trong ngày cuối cùng, khi đứng trước tòa án của Chúa, chúng ta không thể đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho người chung quanh hay cho bất cứ một yếu tố nào bởi vì mỗi chúng ta phải chịu trách nhiệm trước mặt Thiên Chúa về những gì chúng ta đã nghe biết về Ngài.
3. Vì kiêu hãnh
Cũng có thể chúng ta đã khước từ Lời Chúa, bỏ ra ngoài tai như hạt giống rơi ra dọc đường vì một niềm kiêu hãnh nào đó trong đáy lòng. Chúng ta nghĩ rằng mình có thể tự cứu lấy mình. Chúng ta cho rằng phải đặt đức tin nơi Ðấng Chí Cao là hèn yếu. Suy luận của con người có thể đúng nhưng khi so với tiêu chuẩn của Thiên Chúa, chúng ta sẽ thấy rằng không một cố gắng nào của con người có thể đạt được đòi hỏi của Thiên Chúa vì Ngài là Ðấng chí thánh.
Tôi vừa nói với Bạn về một vài yếu tố có thể đã khiến Bạn khước từ hay bỏ ra ngoài tai Phúc Âm cứu rỗi của Chúa Giê-xu. Tôi mời Bạn suy nghĩ lại, đừng để cho Lời của Chúa đến với Bạn như hạt giống rơi xuống đường, chẳng đem lại lợi ích gì. Trong những tuần tới tôi sẽ tiếp tục nói về dụ ngôn người gieo giống của Chúa Giê-xu. Nhưng trong tuần nầy, Lời của Chúa đã một lần được gieo ra, Bạn đáp ứng như thế nào?
Mục Sư Nguyễn Thỉ
Chương Trình Phát Thanh Tin Lành
Người gieo giống đi ra để gieo giống mình. Khi vải giống, một phần giống rơi ra dọc đường, bị giày đạp và chim trời xuống ăn hết. Một phần khác rơi ra nơi đất đá sỏi, khi mới mọc lên, liền héo đi, vì không có hơi ẩm. Một phần khác rơi vào bụi gai, gai mọc lên với hột giống, làm cho nghẹt ngòi. Lại có một phần khác rơi xuống nơi đất tốt, thì mọc lên, và kết quả, một thành trăm (Phúc Âm Lu-ca 8:5-8a).
Sau khi kể câu chuyện trên, Chúa Giê-xu đã giải thích ý nghĩa câu chuyện như sau:
Hột giống là đạo Ðức Chúa Trời. Phần rơi ra dọc đường, là những kẻ nghe đạo; nhưng về sau ma quỉ đến, cướp lấy đạo từ trong lòng họ, e rằng họ tin mà được cứu chăng. Phần rơi ra đất đá sỏi là kẻ nghe đạo, bèn vui mừng chịu lấy; nhưng họ không có rễ, chỉ tin tạm mà thôi; nên khi sự thử thách đến, thì họ tháo lui. Phần rơi vào bụi gai, là những kẻ đã nghe đạo, nhưng rồi đi, để cho sự lo lắng, giàu sang, sung sướng đời nầy làm cho đạo phải nghẹt ngòi, đến nỗi không sanh trái nào được chín. Song phần rơi vào nơi đất tốt, là kẻ có lấy lòng thật thà tử tế nghe đạo, gìn giữ và kết quả một cách bền lòng (Phúc Âm Lu-ca 8:11-15).
Câu chuyện Phúc Âm quý vị nghe hay đọc hằng tuần trên mạng lưới nầy cũng không ngoài mục đích truyền lại những lời dạy của Chúa. Những lời dạy nầy vẫn thiết thực cho chúng ta hôm nay. Dụ ngôn của Chúa Giê-xu nói về bốn thứ đất, tượng trưng cho bốn thái độ hay bốn phản ứng của con người khi nghe Lời của Chúa vì Chúa Giê-xu ví sánh hột giống với đạo của Chúa hay Lời Chúa. Lời của Chúa là lời có sự sống giống như hạt giống nhưng dù là hạt giống có sự sống, sự sống đó chỉ có thể sinh sôi nẩy nở trong những điều kiện thuận lợi mà thôi. Nói khác đi, Lời của Chúa dù có quyền năng, đáp ứng của con người mới là yếu tố quyết định. Chúng tôi gieo Lời Chúa mỗi tuần trên đài phát thanh nầy, nhưng Lời của Chúa đến với quý vị có thể giống như hạt giống "rơi ra dọc đường, bị giày đạp và chim trời xuống ăn hết." Chúa Giê-xu so sánh điều đó với "ma quỷ đến cướp lấy đạo từ trong lòng." Lý do là vì "e rằng họ tin mà được cứu chăng." Ma quỷ không muốn ai được cứu cả, vì vậy nó dùng mọi phương cách để cướp lấy Lời Chúa được gieo trong lòng người.
Lời Chúa đến với chúng ta, nhưng chúng ta có thể khước từ vì những lý do sau:
1. Vì sợ
Con người chúng ta có nhiều cái sợ. Có những cái sợ hữu lý nhưng cũng có những cái sợ vô lý. Có thể chúng ta sợ rằng nếu chúng ta nghe Lời Chúa và đặt lòng tin nới Chúa chúng ta sẽ có những mất mát. Một trong những hiểu lầm của nhiều người là cho rằng khi tin Chúa, chúng ta bỏ ông bỏ bà và không còn hiếu kính cha mẹ nữa. Ðây là một trong những hiểu lầm đáng tiếc và vô cùng tai hại. Ðạo của Chúa bao giờ cũng nhấn mạnh đến chữ hiếu và không bao giờ nói đến việc bỏ ông bỏ bà. Niềm tin nơi Chúa Giê-xu là niềm tin nơi chân thần duy nhất vì Chúa là Ðấng tạo dựng muôn vật mọi loài, Ngài là Ðức Chúa Trời duy nhất. Chỉ một mình Ngài đáng cho chúng ta tôn thờ. Chúng ta thờ cha mẹ, trên cha mẹ là ông bà và trên ông bà, nếu chúng ta cứ tiếp tục tính lên nữa, thì Ðấng cao cả nhất là Ðức Chúa Trời mà chúng ta phải tôn thờ. Tôn thờ Ðức Chúa Trời là tôn thờ Ðấng cao cả nhất chứ không phải bỏ qua ông bà cha mẹ chúng ta. Ðối với ông bà cha mẹ, Lời của Chúa dạy thật rõ, "Hãy hiếu kính cha mẹ ngươi." Ðây là điều luật đầu tiên trong mối quan hệ giữa người với người, điều nầy chứng tỏ Chúa nhấn mạnh về bổn phận của con cái đối với cha mẹ chứ không bảo chúng ta từ bỏ cha mẹ. Ðiều Chúa dạy chúng ta là chúng ta chỉ thờ một mình Chúa chứ không thể thờ ai khác, vì Chúa mới là Ðấng cao cả, đáng cho chúng ta tôn thờ. Vì vậy chúng ta không phải sợ tin Chúa là bỏ ông bỏ bà.
Có người thì lại sợ rằng khi tin nhận Chúa mình sẽ bị ràng buộc, không còn được tự do, có những sinh hoạt tôn giáo mình phải tham gia hoặc có những điều mình không còn được làm nữa. Ðó thật là một suy nghĩ sai lầm vì chính trong Chúa Giê-xu chúng ta được giải thoát, được giải phóng, không còn làm nô lệ cho tội lỗi nữa. Chúa Giê-xu tuyên bố, "Ai phạm tội là nô lệ của tội lỗi" và khi Chúa giải phóng chúng ta, chúng ta sẽ thật được tự do. Chúng ta được tự do vì không còn là nô lệ cho những thói hư tật xấu nữa, chúng ta được tự do vì không bị ràng buộc với những luật lệ và lễ nghi tôn giáo. Tất cả những gì chúng ta làm là làm vì lòng yêu Chúa. Thánh Kinh cho biết chúng ta có thể đến trực tiếp với Chúa qua lời cầu nguyện, không phải qua một trung gian nào. Và Thánh Kinh là Lời của Chúa là kim chỉ nam hướng dẫn cuộc đời chúng ta. Chúng ta tìm thấy mọi nguyên tắc sống, mọi nguyên tắc xử sự ở đời qua lời dạy của Chúa. Sở dĩ chúng ta có những sinh hoạt với các anh chị em tín hữu khác là để chúng ta giúp nhau gây dựng đời sống tâm linh tăng trưởng vì chúng ta cần có nhau để sống. Thiên Chúa cứu chúng ta từng người một nhưng Ngài cứu chúng ta vào trong cộng đồng đức tin, cộng đồng của những người cùng một niềm tin để gây dựng và dìu dắt nhau trên đường đời. Hội Thánh của Chúa được mô tả là thân thể mầu nhiệm của Chúa, chúng ta là những phần khác nhau của thân thể mầu nhiệm đó, tùy thuộc vào nhau, cần có nhau để sống. Mọi sinh hoạt của hội thánh Chúa không đi ra ngoài mục đích đó vì vậy chúng ta không sợ bị ràng buộc khi đặt lòng tin nơi Chúa. Thật ra, nếu gọi đó là ràng buộc đi nữa thì đó thật là những ràng buộc cần thiết và ích lợi mà ta không phải sợ.
Lời Chúa đến với chúng ta mà nếu chúng ta sợ, không tiếp nhận, lời ấy sẽ giống như hạt giống rơi ra dọc đường, bị giày đạp và chim trời xuống ăn hết.
2. Vì kinh nghiệm đau thuơng
Cũng có thể chúng ta không tiếp nhận vì sợ nhưng vì một vài kinh nghiệm đau thương nào đó trong quá khứ. Có thể chúng ta đã thấy có người xưng mình là người tin Chúa nhưng nếp sống đã không phản ánh đúng với niềm tin, khiến cho chúng ta nghi ngờ. Cũng có thể cuộc đời chúng ta đã trải qua nhiều nỗi đau thương và chúng ta không thấy được tình yêu của Chúa trong những đau thương đó. Chúng ta không muốn nghe, không muốn tiếp nhận chỉ vì những kinh nghiệm của quá khứ. Chúng ta cần biết rằng niềm tin là vấn đề riêng tư giữa chúng ta với Chúa. Trong ngày cuối cùng, khi đứng trước tòa án của Chúa, chúng ta không thể đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho người chung quanh hay cho bất cứ một yếu tố nào bởi vì mỗi chúng ta phải chịu trách nhiệm trước mặt Thiên Chúa về những gì chúng ta đã nghe biết về Ngài.
3. Vì kiêu hãnh
Cũng có thể chúng ta đã khước từ Lời Chúa, bỏ ra ngoài tai như hạt giống rơi ra dọc đường vì một niềm kiêu hãnh nào đó trong đáy lòng. Chúng ta nghĩ rằng mình có thể tự cứu lấy mình. Chúng ta cho rằng phải đặt đức tin nơi Ðấng Chí Cao là hèn yếu. Suy luận của con người có thể đúng nhưng khi so với tiêu chuẩn của Thiên Chúa, chúng ta sẽ thấy rằng không một cố gắng nào của con người có thể đạt được đòi hỏi của Thiên Chúa vì Ngài là Ðấng chí thánh.
Tôi vừa nói với Bạn về một vài yếu tố có thể đã khiến Bạn khước từ hay bỏ ra ngoài tai Phúc Âm cứu rỗi của Chúa Giê-xu. Tôi mời Bạn suy nghĩ lại, đừng để cho Lời của Chúa đến với Bạn như hạt giống rơi xuống đường, chẳng đem lại lợi ích gì. Trong những tuần tới tôi sẽ tiếp tục nói về dụ ngôn người gieo giống của Chúa Giê-xu. Nhưng trong tuần nầy, Lời của Chúa đã một lần được gieo ra, Bạn đáp ứng như thế nào?
Mục Sư Nguyễn Thỉ
Chương Trình Phát Thanh Tin Lành