Tất cả bắt đầu trên đường đến thành phố Đa-mách khi Sau-lơ
mang trong áo choàng ông tờ giấy khai tử của hội thánh sơ sinh. Nếu lúc đó Sau-lơ
chỉ gặp một nhà truyền đạo và chỉ nghe một bài giảng, ông ta sẽ không bao giờ
được nghe thấy nữa. Nhưng Sau-lơ gặp Đấng Christ và nghe tiếng của Ngài. Rồi
khi người Biệt Phái nầy, mà linh hồn đang bị sự cay đắng tôn giáo ăn mòn, đã được
gặp Đấng Hằng Sống, Sau-lơ đã được chuyển từ tối tăm sang ánh sáng và từ sức mạnh
của Satan đến Đức Chúa Trời. Ngày hôm đó lịch sử của con người nầy đã có một chuyển
biến mới. Có thể tóm lược giao dịch tâm linh của Phao-lô theo cách này:
-
Đó là một cuộc sống trao đổi - "Không phải tôi, mà là Đấng
Christ"-Gal 2:20
Đó là một cuộc sống đắt giá - "cũng xem tất cả mọi sự
như là lỗ" (Phil 3:8)
Đó là một cuộc sống thú vị - " tôi chiến đấu với các thú dữ tại Ê-phê-sô" (! Cor.
15:32)
Đó là một cuộc sống rõ ràng - "nhưng tôi cứ làm một điều"
(Philip 3:14)
Đó là một cuộc sống gương mẫu - " Những gì anh em đã học, đã nhận, đã
nghe và đã thấy trong tôi, hãy làm đi" (Phi lip 4:9).
Phao-lô đã tìm thấy sự an nghỉ -- tuy nhiên ông lại trở thành
người bất an nhất từng sống. Ông đã tìm thấy niềm vui - song le lòng ông vẫn
luôn cảm thấy nặng nề và buồn phiền vì mất mát. Ông đã tìm thấy sự bình an --
nhưng ông đã tiến hành một cuộc chiến bất tận chống lại tất cả các quyền lực của
bóng tối. Đó là những nghịch lí trong đời sống mỗi tôi tớ của Chúa.
Tự hạ mình ("hạ mình xuống") là một điều; tự xóa bỏ
("không phải tôi, mà là Đấng Christ") hoàn toàn khác nhau. Đối với
tín đồ ở Phi-líp, Phao-lô đã nói một trong những điều táo bạo nhất từng được bất
kỳ người nào nói đến: "dù sống hay chết, thì Đấng Christ vẫn được tôn vinh
trong đời sống tôi" (Phil 1:20). Ở nơi khác, với những người nầy, Phao-lô đã viết những lời này: "Thưa
anh em, tôi muốn anh em biết rằng những điều xảy đến cho tôi đã thật sự giúp
ích cho sự tiến triển của Tin Lành" (Phi lip 1:12) Ông ngụ ý: chúng tôi đã bị nhục mạ ở Phi-lip
(lưng họ bị rách giống như một cánh đồng bị cày xới). Quả thật, Phao-lô mang
trong mình những dấu hiệu, những vết sẹo của Chúa Jêsus. Phao-lô giống như những
người nô lệ trốn thoát, những người có bàn tay, bàn chân và lưng của họ được
đóng dấu bằng sắt nung. Do đó, bàn tay, bàn chân và tâm trí của Phao-lô được
thánh hoá cho mục đích vĩnh cửu của Chúa cách hoàn toàn.