Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Friday, September 16, 2011

XỬ LÝ THIẾU NIÊN BƯỚNG BỈNH

XỬ LÝ THIẾU NIÊN BƯỚNG BỈNH


Có thể là một thách thức đối với cha mẹ có con cái tuổi thiếu niên vì phải lo lắng và đôi khi căng thằng. Khi thiếu niên “chống đối” để tìm sự độc lập, cha mẹ có thể cảm thấy “bị loại”, bị phê bình và bị lẫn lộn. Gia đình có thể trở thành “cuộc chiến” với những cuộc tranh cãi liên tục và cảm xúc cao trào. Nhưng đó chỉ là phản ứng mờ nhạt bên ngoài so với những gì đang xảy ra trong chúng.

Hiểu thiếu niên

Cơ thể thiếu niên đang độ phát triển mạnh, đó là một trong các lý do khiến chúng ngủ nhiều. Lượng hormone tăng lên nên cơ thể, não và cảm xúc biến động không ngừng. Mức hormone này có thể gây ra một loạt phản ứng thể lý mà chúng phải xử lý. Lóng ngóng, bướng bỉnh, cộc cằn, tóc tai “không giống ai”, áo quần “khác người”,… đó là “đặc tính” của tuổi thiếu niên. Cảm xúc cực độ ở chúng dễ bị tổn thương, một phần cũng do phản ứng của hormone. Ở thiếu niên nam có lượng testosterone tăng cao, còn ở thiếu niên nữ lại phải “đối phó” với lượng estrogen trồi sụt thất thường. Nhưng hormone chỉ là một phần của “lịch sử”.
Mục đích tâm lý của chúng là muốn độc lập, không lệ thuộc cha mẹ, hình thành tính cách riêng và lập mối quan hệ xã hội. Điều này liên quan việc lập quan hệ bạn bè kiểm soát các phản ứng cảm xúc riêng. Tạo quyết định riêng và chọn lựa luân lý dựa trên hệ quả và lương tâm hơn là sợ bị phạt. Phát triển niềm tin riêng và hoạch định riêng cho tương lai. Đó là thời gian hứng khởi đối với thiếu niên, nhưng cũng là nỗi lo và thách thức. Khi đó, sự nâng đỡ và khuyến khích của cha mẹ cần nhiều hơn để giúp chúng chuyển từ tuổi thiếu niên thành người lớn.

Gợi ý cho cha mẹ

* Sẵn sàng lắng nghe khi chúng cần, nhưng cần để chúng thoải mái và tự do bày tỏ chính kiến.
* Hãy khuyến khích, giải thích phải trái cặn kẽ, đừng làm chúng sợ.
* Không ép buộc nhưng hãy cương trực, và tạo cảm giác an toàn ở chúng.
* Sẵn sàng nói chuyện nghiêm túc, nhờ vậy chúng có thể học cách suy nghĩ như người lớn.
* Hãy chấp nhận. Thiếu niên rất tự tin nếu chúng được gia đình chấp nhận và nâng đỡ.
* Hãy kiên nhẫn. Chúng muốn cân bằng cách cư xử và độc lập nên chúng hay làm ngược ý cha mẹ. Rồi dần dần chúng sẽ ổn định tâm sinh lý.
* Hãy nhẹ nhàng dù chúng có thể phản ứng dữ dội, tình cảm của chúng còn mỏng giòn nên hãy cẩn thận.
* Tỏ ra yêu thương để chúng không cảm thấy bị đẩy ra xa, chúng rất cần yêu thương. Một thiếu niên lầm lì thường do cha mẹ xa cách với chúng.
* Hãy chân thật. Đôi khi bạn cảm thấy căng thẳng, nhưng đừng ngại cho chúng biết cảm giác của mình. Đó là bạn cho chúng biết rằng nhân vô thập toàn, sai chưa đáng sợ bằng sai mà không biết sửa lỗi.
* Hãy nâng đỡ và chia sẻ để chúng thấy cha mẹ đúng là “thần tượng tuyệt vời”.
* Hãy hy vọng. Là điều bình thường đối với một thiếu niên tránh né và phản đối cha mẹ. Hãy giúp chúng gần gũi và phát triển các mối quan hệ hữu hiệu.


Trầm Thiên Thu