Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Monday, January 30, 2012

Lìa Xa La-mã Đến Gần Đức Chúa Trời



José Rico - Một Linh Mục Trở Lại với Tin Lành
Cuộc Đời Bắt Đầu Từ Dòng Jesuit

Sau mười chín năm liên tục luôn luôn bị đe dọa như một con tàu sắp bị đắm vì cuộc sống tu hành trong giáo hội Công Giáo La-mã, ngày 15 tháng Tư năm 1956 tôi đến được bến bờ bình an kết lại sự hòa thuận với Đức Chúa Trời qua Cứu Chúa Jêsus Christ.

img_sm8.jpgMột trong những lý do khiến tôi rời xa quê hương xứ sở Tây-ban-nha của tôi là sự kêu gọi của những vị linh mục ở Nam Mỹ để tiếp tay đương đầu với sự dồn dập tràn lan như thác đổ của Tin-Lành giáo ở Châu Mỹ La-tinh. Có một cái gì đó trong tâm hồn một người Tây-ban-nha làm cho người ấy phản ứng theo bản tính tự nhiên chống lại Tin-lành giáo. Từ triều đại của Hoàng Đế Tây-ban-nha Charles đệ ngũ và Hoàng Đế Philip II trở về sau, lịch sử của Tây-ban-nha đầy những trang sử về tôn giáo, với những cuộc tranh chiến về niềm tin, nghị định đức tin, và Toà án về dị giáo. Vì thế khi Đức giáo hoàng nói với các linh mục Tây ban nha rằng Châu Mỹ La-tin là chiến trường thuộc linh cho những tu sĩ Tây ban nha, đó rõ ràng là tiếng kêu gọi mạnh mẽ thúc giục vào lòng tôi. Thêm vào đó là lòng ao ước của tôi được hầu việc tại phần đất này của thế giới mà tôi yêu quý, mặc dầu tôi chưa được đến đó, và vì phần đất này là chủ quyền quý giá nhất của đế quốc mà đất nước chúng tôi đã từng có.  
Chẳng bao lâu tôi khám phá ra rằng Châu Mỹ La-tinh là một thế giới mới và khác biệt theo đúng nghĩa của nó. Tại São Paulo, Brazil, sau đó ở Argentina, và sau cùng ở Chile tôi thấy nhà thờ Tin-lành ở bên cạnh nhà thờ Công-giáo, tuyên bố có quyền được xã hội địa phương công nhận. Từ quan niệm kỳ thị tôn giáo của tôi, tôi cho đây là một sự vi-phạm không chịu đựng được. Tuy nhiên sự đặt để thiên thượng của Chúa chẳng bao lâu đem ánh sáng đến cho tâm trí tôi về tất cả những sự việc này.

"Đấng Khởi Đầu Những Công Việc Lành..."

img_sm2.jpgTôi đến thành phố Antofagasta ở xứ Chile với tư cách là một linh mục cho một giáo đường địa phương, và đây là cơ hội tuyệt vời cho tôi để thực thi và phát động cái quan niệm chống lại Tin-lành giáo của tôi. Khi các truyền đạo đơn được gởi đến, tôi đã sẵn sàng bắt đầu cuộc chiến. Tôi đọc truyền đạo đơn với lòng phẩn nộ. Sau đó tôi đọc một vài cuốn sách của Tin Lành mà tôi cả gan dấu trong thư viện riêng tư của tôi. Dần dần một luồng cảm thông bắt đầu thay thế cho mối hận thù sinh tử mà tôi đã có tới thời điểm đó về Tin-lành giáo. Tôi nhận ra rõ ràng rằng Tin-lành giáo không phải như tôi đã lầm hiểu hay cũng như không phải như đã được dạy bảo trong các giáo đường hay tu viện của giáo hội Công giáo La-mã. Các sách vở giáo lý phúc âm của Tin Lành đầy những điều sâu nhiệm rút tỉa ra từ sự dạy dỗ của lời Kinh Thánh. Giữa những sách phúc âm của Tin Lành và sách của giáo hội Công-giáo La-mã, tôi không tìm thấy một sự khác biệt nào, nếu có khác chăng là cái "imprimi potest - được phép cho in" mà các sách của giáo hội Công giáo phải được cho phép chấp thuận. Nhưng khi so sánh đời sống của những người tín đồ Tin Lành và một người tín hữu Công giáo bình thường, quả là có sự khác biệt. Tôi mong muốn những người tín hữu trung kiên của tôi sống một đời sống luân lý và đạo đức như những tín đồ Tin Lành mà chúng tôi ghét.

Một tình huống ngoài sự dự tính của tôi đưa dẫn tôi từ xứ Chile đến xứ Bolivia. Vài tháng sau đó tôi được tiến cử làm tư vấn viên danh dự cho hiệp hội sinh viên Công giáo viết tắt là JEC. Việc đề cử này do tổng giám mục của thành phố La Paz tiến cử và ký tên. Công việc bề bộn của chức vụ trong khoảng thời gian đó làm trì trệ sự phát khởi về việc chống lại Tin-lành giáo vừa mới khởi đầu trong lòng tôi. Nhưng Chúa tiếp tục công việc Ngài trong lòng tôi và tôi không những có dịp trở nên quen thuộc với một số sách phúc âm Tin Lành và sách truyền giáo, nhưng tôi còn có dịp gặp gỡ với những người tín hữu Tin lành với đức tin mạnh mẽ.

Chính Đấng Christ Xóa Sạch Tội Lỗi của Chúng Ta


Đức tin trong giáo hội Công giáo La-mã và vai trò tu hành của tôi hầu như sắp bị chìm lĩm không có cách nào cứu vớt nỗi. Tôi muốn cố gắng dùng hết mọi nỗ lực để cứu vớt chúng. Tôi tự hỏi phải chăng những sự xảy ra là do cám dỗ của ma quỷ như những câu chuyện mà tôi đã nghe nói đến? Tôi có viết một cuốn sách với tựa đề ‘Vị Linh Mục và Đám Đông', mặc dầu nó không được ấn hành, nó cũng được giáo phận chánh thức chấp thuận. Tôi tìm tòi ở trong thư tín gởi cho người Hê-bơ-rơ để có được sự cảm hứng và thúc dục khi viết quyển sách này, nhưng tôi không thể tìm thấy cái vai trò thầy tu theo phương cách của giáo hội Công giáo La-mã trong thư tín này của Kinh Thánh. Chỉ có một thầy tế lễ nói ở trong quyển sách này là Đức Chúa Jêsus Christ, "...Ngài đã hiện ra một lần đủ cả vào cuối các thời đại để dâng mình làm sinh tế cất tội lỗi đi. " (Heb 9:26) Rồi trong Hê-bơ-rơ 10:17-18, tôi đọc được, "Ngài lại phán: Ta sẽ chẳng còn nhớ đến tội lỗi và việc ác của họ nữa. Nơi nào có sự tha thứ thì không cần dâng tế lễ vì tội lỗi nữa." Câu này xác nhận sự không cần thiết để dâng tế lễ một lần nữa. Làm sao trong các tòa giảng cho giáo dân Công Giáo La-mã nói rằng Thánh Lễ Mét (Mass) là một sự làm lại không đổ máu của sự hy sinh trên cây thập tự nếu thư tín này trong Kinh Thánh giảng dạy rằng Đấng Christ đã làm một lần đủ cả? Và sự dâng của lễ không có sự đổ máu có giá trị gì không nếu chính tác giả của thư tín này dạy rằng, "Theo luật pháp, hầu hết mọi vật đều nhờ huyết mà được tinh sạch; không đổ huyết thì không có sự tha thứ." (Heb 9:22)? Chính vì lý do đó tác giả của thư tín này nói rằng, sau khi hoàn tất sự mua chuộc đời đời, thầy tế lễ cả thượng phẩm đời đời của giao ước mới lên trời, nơi đó ngài cầu thay cho chúng ta trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời (Heb 1:3, 7:25).

img_sm3.jpgKhi tôi nghiên cứu xong bức thư Hê-bơ-rơ tôi cảm thấy như có một bàn tay vô hình và vạn năng lột bỏ hết những nổ lực của tôi và ngay cả cá tính tu hành của tôi. Chức vụ thầy tế lễ duy nhất được sứ đồ Phi-e-rơ ghi chép lại, "Hãy để Ngài sử dụng anh em như những hòn đá sống mà xây nên ngôi nhà thiêng liêng, và nhờ Đức Chúa Jêsus Christ mà làm chức tế lễ thánh, để dâng sinh tế thiêng liêng, đẹp lòng Đức Chúa Trời." (I Phierơ 2:5). Hê-bơ-rơ 13:15 cũng nói ý tương tự, "Vậy nhờ Đức Chúa Jêsus, chúng ta hằng dâng sinh tế bằng lời ngợi ca cho Đức Chúa Trời, nghĩa là bông trái của môi miệng tuyên xưng danh Ngài."

Sau đó tôi nhận thấy sự vô ích cũng như sự hoàn toàn sai lầm của thánh lễ chuộc tội trong nghi thức Công giáo La-mã vì chính tác giả của thư tín này nói rằng Đức Chúa Jêsus Christ đã hoàn tất việc mua chuộc tội lỗi của chúng ta bằng cách dâng chính mạng sống của Ngài làm của lễ chuộc tội trên thập tự giá, khi "chính Ngài tẩy sạch tội lỗi của chúng ta" (Heb 1:3). Nếu Đấng Christ đã tẩy sạch tội lỗi của chúng ta, làm sao và có lý do nào những linh hồn được cứu bây giờ phải qua sự chuộc tội để được tinh sạch? Sự tẩy sạch tội lỗi mà giáo hội Công giáo La-mã cho rằng có thẩm quyền lại không có đề cập đến trong Kinh Thánh?

Đức Chúa Jêsus là Con Đường Duy Nhất


Sau khi những khám phá này xảy ra, tôi chỉ thiếu cơ hội để đạt được mục tiêu; sự xác nhận rõ ràng hầu như chỉ xuất hiện ở xa xa. Sau cùng Chúa đã can thiệp vào niềm tin chóm nỡ của tôi bằng cách đặt để tôi liên lạc với một vị mục sư trẻ có bẩm khiếu thông minh hòa lẫn với lòng yêu kính Chúa sâu xa và một kiến thức sâu rộng về lời Chúa. Ông là giám đốc cho viện Kinh Thánh cho người da Đỏ ở thành phố La Paz, có tên là Samuel Joshua Smith. Đây là lần đầu tiên tôi liên lạc với một người bị giáo phái của tôi mệnh danh "dị giáo". Cuộc nói chuyện với vị mục sư này càng làm sáng tỏ tâm trí tôi, đánh đuổi mọi sự nghi ngờ của tôi, và làm cho tâm hồn tôi có sự bình an thỏa nguyện tới cái độ can đảm không sợ sệt.

Ngày hôm sau tôi thăm viếng vị mục sư này một lần nữa và khi sắp sửa chia tay ông Samuel Joshua nói, "Điều gì ngăn trở ông tiếp nhận Đấng Christ làm Cứu Chúa duy nhất và trọn vẹn cho ông? Tôi cảm thấy tấm lòng tôi như tan vở với sự sung sướng, tôi nghẹn ngào vì cảm động đang khi nước mắt tôi tuôn trào trên gò má tôi. Không còn cần một điều gì nữa: Tôi tiếp nhận Ngài với cả tấm lòng tôi.

Đấng Christ là Cứu Chúa duy nhất của đời sống tôi vì không có ai chết trên thập tự giá cho tôi. Ngài cũng trở thành Cứu Chúa "trọn vẹn" cho tôi vì máu huyết của Ngài có đầy năng quyền để rửa sạch mọi tội lỗi trong tâm hồn tôi. Thật là khốn nạn cho những lễ lộc hội hè và truyền thống của con người trong giáo hội Công giáo La-mã đã không thể bôi xóa tẩy sạch tâm hồn tôi cho Chúa. Chỉ cho đến khi đó tôi mới hiểu được lời của Đức Chúa Jêsus khi Ngài nói, "Ta là Đường Đi, Lẽ Thật, và Sự Sống: Chẳng bởi Ta, chẳng ai đến cùng Cha." (Giăng 14:6). Tôi đã cầu xin sự tha thứ, đã lan than trong nhiều năm trên con đường sai lầm, và từ nay tôi quyết tâm bước theo con đường của Đức Chúa Jêsus.

Từ lúc đó tôi biết tôi là một tạo vật mới trong Đức Chúa Jêsus Christ (2 Cô 5:17). Tôi cũng nhận thức được rằng Đức Chúa Trời kể tôi là vô tội và cất bỏ khỏi tôi những gánh nặng kinh hồn đè nặng ở trong tâm hồn tôi mà cho đến lúc trước đó đã kiềm chế tôi không chút thương xót. Vâng, tôi đã vượt khỏi sự chết mà đến sự sống (I Giăng 3:14).

Tôi vẫn phải tiếp tục công việc thường xuyên của tôi trong hai tháng nữa. Thật là cần thiết để cứu xét mọi chi tiết trước khi tiến đến một bước quan trọng. Hai tháng đó thật là những ngày đen tối của đời sống tôi, nhưng cuối cùng Chúa đã cắt đứt sợi dây buộc chặt tôi làm tù nhân đã quá lâu. Một buổi chiều đẹp trời tôi đến nhà thờ Tin Lành ở Miraflores, thành phố La Paz. Tôi vội vàng cởi bỏ bộ đồ tu hành của tôi và ăn mặc như một người bình thường, tôi ngồi xuống uống một tách trà và tham dự vào một cuộc chuyện trò thường tình, vừa thuộc linh lại thân mật với những người trong Chúa - như tôi đã biết họ từ lâu. Trong cách thức đó bức màn đã bị rơi xuống và kết thúc một mối bi kịch đã xảy ra suốt mười chín năm ròng rã trong cuộc đời tu hành của tôi.