Câu chuyện bắt đầu cách đây nhiều năm. Một giáo sư của trường Đại học John Hopkin ( một trường đại học hàng đầu ở Baltimore, Maryland, nước Mỹ) giao bài làm nghiên cứu cho một nhóm sinh viên: Hãy đến các khu nhà ổ chuột. Chọn 200 bé trai trong độ tuổi từ 12 đến 16 để điều tra về cuộc sống và hoàn cảnh gia đình của các trẻ đó. Rồi trình bày các dự đoán về cơ hội tương lai của chúng. Các sinh viên, sau khi tham khảo các số liệu thống kê xã hội, trò chuyện với bọn trẻ, thu thập thêm nhiều dữ liệu, đã kết luận rằng 90 % số bé trai này về sau sẽ phải lâm vào cảnh tù tội.
Hai mươi lăm năm sau, một nhóm sinh viên khác được giao nhiệm vụ kiểm tra về kết quả dự đoán của đề tài nghiên cứu này. Họ trở lại chính khu ổ chuột ấy. Một số trẻ trai khi đó giờ đã trưởng thành vẫn còn sống ở đó, một số ít đã chết, một số đã đi xa, nhưng những sinh viên cũng liên hệ được 180 người trong danh sách 200. Họ phát hiện thấy chỉ có 4 người trong tổng số đó đã từng phải vào tù.
Tại sao những người đàn ông này, những người lớn lên ở một nơi dễ nảy sinh tội lỗi, lại có được hồ sơ lý lịch sạch sẽ đến vậy? Những sinh viên làm nghiên cứu đều nghe kể suốt về một giáo viên: “ Vâng, có một cô giáo…” Họ tiếp tục hỏi nhiều người hơn, và biết rằng 75% số người được hỏi đều trả lời rằng họ có chung một cô giáo.
Nhóm sinh viên tìm đến bà giáo ấy, khi đó đang sống tại nhà dành cho giáo viên đã nghỉ hưu. Họ hỏi bà: “ Làm thế nào bà có thể có ảnh hưởng tốt đẹp và lớn như thế với số đông học sinh đó của bà? Xin cho biết có lý do nào khiến các cậu bé trai ấy phải nhớ đến bà?
Bà trả lời: Không, thực sự tôi không biết. Rồi, sau một thoáng hồi tưởng, bà vui vẻ nói, như là câu nói với chính mình hơn là trả lời những người đến hỏi: “ Chỉ là tôi yêu những đứa bé trai đó.”
.