Bạn có bao giờ nhận thức rằng các quốc gia dân chủ hiện đại đã phát triển khái niệm về tự do dân quyền và đem lại sự tự do dân chủ cho người công dân đều có nền tảng từ Cơ-đốc giáo? Đó là một thực tế hoàn toàn không có trường họp ngoại lệ.
Nền dân chủ là một hệ thống chính trị trong đó quyền lực tối cao nằm trong tay của công dân để họ có thể lựa chọn người đại diện cho họ.
Bạn thử quan sát lịch sữ cận đại và thế giới chung quanh chúng ta hiện nay, những quốc gia có chế độ độc tài thống trị, thẩm quyền chính trị bị kiểm soát một cách tuyệt đối và hoàn toàn tập trung vào một thiểu số điều hành hay còn được gọi là giai cấp uy-quyền lãnh đạo. Cách đây nửa thế kỷ, lịch sữ đã minh chứng cho chúng ta thấy chế độ độc tài của Hitler trong thời Đức quốc xã, chuyên quyền bạo ngược của Stalin ở Nga-sô, xách ngược bạo hành của Mao-trạch-đông ở Trung-quốc, và còn những ví dụ điển hình của Gamal Abdel Nasser và Hosni Mubarak của Egypt, Hafez al-Assad của Syria, Saddam Hussein của Iraq, và Ayatollah Ruhollah Khomeini của Iran, họ và giai cấp lãnh đạo đã cậy quyền lực và lạm dụng uy-thế để đàn áp và giết chết dân chúng. Sự lạm dụng quyền lực này đưa đến một nền văn-hóa lo-âu sợ-sệt ở trong và ngoài nước và hàng triệu người đã bị giết chết một cách vô cớ vì các hành động của các quốc gia độc tài chuyên chế.
Trong một nước dân chủ, quyền hành của chính phủ đối với người dân có giới hạn và nó có một trách nhiệm của đối với người dân. Báo chí và hệ thống thông tin trong các nước tự do dân chủ có thể phơi bày những xấu xa bại hoại của chính phủ và vạch trần những bê bối tham nhũng của họ, đưa đến một cuộc bầu cử để thay đổi chánh quyền một cách pháp lý, hoà bình và dân chủ.
Nhưng tự do dân chủ không phải tự nhiên mà đến, nó là cả một tiến trình dài hạn và đầy tranh đấu, và Cơ-đốc-giáo đã đóng góp thế nào vào việc thành hình và phát triển của nền dân chủ hiện đại? Suy nghĩ cho kỷ, câu trả lời phải là cả sâu sắc lẫn vô tận.
Người Hy-lạp thường tự hào rằng nền dân chủ phát xuất từ Athens vào khoảng thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên. Nhưng thực tế hệ thống dân chủ của Athens rất sơ sài, không ổn định, không thể gọi đúng là dân chủ, vì 70% dân số của Athens là nô-lệ, một nửa của số còn lại là phụ nữ và một nửa công dân Athens còn lại không được phép bỏ phiếu vì những lý do này lý do nọ.
Nền dân chủ hiện đại dựa chủ yếu vào các khái niệm của Cơ-đốc-giáo về tự do. Một trong những niềm tin căn bản của Cơ-đốc-giáo đã giúp sự phát triển của nền dân chủ là Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa của các tầng trời và trái đất, sáng tạo mọi người với ý-niệm bình đẳng.
Nếu Đức Chúa Trời đã làm tất cả nhân loại bình đẳng - bằng nhau, như vậy không thể có một số "bình đẳng hơn" những người khác! Với ý niệm đó trong tư-tưởng, khi Cơ-đốc-giáo phát triển và bành trướng, người Cơ-đốc-nhân đem ý tưởng của Thánh Kinh áp dụng vào chính phủ để thiết lập nền tự do dân chủ; kết quả không những có sự tiến triển rõ rệt về mặt chính phủ - đặt được tự do độc lập, mà còn thành hình quyền tự do cá nhân của công dân trong các nước có nền tảng Cơ-đốc-giáo. Điển hình là những bước tiệm tiến về dân chủ ở nước Anh, đưa đến việc trao chính quyền lại cho công dân quyết định. Sự phát triển của nền dân chủ ở nước Anh là một quá trình chậm chạp chuyển đổi dần dần của quyền từ chế độ quân chủ đến chế độ dân quyền. Quan trọng hơn nữa, tư tưởng dân chủ được các nhà di dân đem áp dụng ở Hiệp-chủng-quốc khi quốc gia này mới thành lập, và nó đã thành công và là mô hình cho các quốc gia khác nối gót theo.
Trái lại trong các nước thờ cúng thần tượng hay vô thần, người dân trong các nước này cũng đã cố gắng xây đựng một nền tự do dân chủ hoàn toàn, nhưng kết quả đưa đến khủng hoảng nội bộ, và thường khi đổ máu.
Anh Châu_TNPA