Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Wednesday, August 1, 2012

Sự Tham Muốn

candle 3.gif
Mỗi khi chúng ta thấy một điều gì mà chúng ta ước muốn có được cho thân thể, linh hồn và tâm linh tấm lòng chúng ta bắt đầu nói: “hãy cho tôi, hãy cho tôi”. Ngay cả một đứa trẻ rất nhỏ cũng biết nói thế. Nó giơ tay ra để lấy, cũng như Êva người mẹ của loài người cũng giơ tay ra để lấy trái cấm.


Ước muốn có một điều gì có thể có “thêm” hay là để có “nhiều”. Nhưng đó cũng có thể là ước muốn có điều “tốt nhất”, điều gì kém hơn thì không thể chấp nhận được.Có nhiều trẻ con, và đôi khi có những người lớn nữa, có cặp mắt lớn hơn cái bụng của họ. Họ để ý nhiều đồ ăn trên dĩa hơn là điều họ có thể ăn được, họ luôn lấy  miếng tốt nhất. Ước muốn có nhiều đồ ăn và nhất là có đồ ăn ngon thường rất mạnh mẽ.Trong thời kỳ chiến tranh và đói kém, chúng ta thường thấy sức mạnh của điều này. Người ta  mất cả sự tự trọng và không tuân giữ những luật về đạo đức vì chỉ muốn thỏa mãn những ước muốn của mình. Hơn nữa, tất cả chúng ta đều biết là chúng ta muốn có giấc ngũ và sư tiện nghi. Việc nô lệ cho giấc ngũ có thể mạnh đến độ chúng ta có thể hy sinh những điều thiết yếu của cuộc sống, ngay cả thì giờ cầu nguyện, cốt chỉ để ngũ thêm. Những ước muốn của chúng ta được khơi dậy bởi nhiều điều, bởi những quần áo thời trang, cần nhiều tiền hơn, nhiều tiện nghi hơn. Nhưng trong lòng chúng ta không phải chỉ có những ham muốn về đồ vật thấy được, nhưng còn về những điều làm thoả mãn linh hồn như sự chú ý, sự hài tôn trọng và tình yêu đến từ người khác.

fan 3.gif
Sự tham muốn là một tội nặng. Đó là điểm khởi đầu của sự sa ngã. Do đó sự tham lam có thể khiến chúng ta mất “thiên đàng”  và “ơn phước” như trong trường hợp của Êsau. Dó đó, chúng ta không thể tiếp tục trong sự tham lam một cách vô ý thức về một số điều, sự nô lệ cho thức ăn và giấc ngũ, sự tham lam muốn được “nhiều hơn”, nhiều tiền hơn, nhiều tài sản, nhiều tài năng hơn, hay bất cứ điều gì mà chúng ta ước muốn được. 

Kinh-Thánh chép: I Timôthê 6: 9 ” còn như kẻ muốn nên giàu có, ắt sa vào sự cám dỗ, mắc bẫy dò, ngã trong nhiều sự tham muốn vô lý thiệt hại kia, là sự làm đắm người ta vào sự hủy diệt hư mất”

Đó là điều mà sự tham lam dẫn đến, làm cho chúng ta phạm tội trong đời này, nhưng cho cõi đời đời. Sự tham lam không những chỉ làm chúng ta phạm tội với người khác nhưng cũng khiến chúng ta mất liên lạc với Chúa. Bất cứ điều gì mà chúng ta thèm muốn hay yêu mến mà không phải là Chúa thì là thần tượng. Và Chúa không muốn chia sẽ tình yêu của Ngài cho với bất cứ thần tượng nào của chúng ta. Nếu chúng ta cứ nắm giữ lấy  những thần tượng đó, chúng ta sẽ mất đi tình yêu của Đức-Chúa-Trời. Niềm vui của chúng ta trong Chúa sẽ bị mất đi. Chúa Jesus chỉ cho chúng ta thấy những hậu quả của điều đó trong ngụ ngôn về người nhà giàu. Sau khi người ấy đã thỏa mãn hết tất cả những ước muốn của mình trong cõi đời  này, lưỡi của ông ấy bị đốt trong thế giới bên kia vì những ước muốn không thực hiện được và bởi vì ông bị “đau đớn”. (Luca 16: 24).

fireplace.gif
Mọi sự tùy thuộc vào viêc chúng ta được giải phóng khỏi sự tham lam. Chúa Jesus chỉ cho chúng ta con đường bằng cách nói “mất”. Ai mất sự sống mình vì danh Ta thì sẽ có được sự sống lại” Mathiơ 16: 25. Khẩu hiệu“mất” là một vũ khí trong cuộc chiến chống lại sự tham muốn. Nhưng hãy cẩn trọng: Chỉ khi nào chúng ta mất những điều gì,  những tài sản gì, lớn hay nhỏ, cho thân thể, linh hồn và tâm linh của chúng ta thì chúng ta mới đánh bại được sự tham muốn. Chúng ta phải hành động một cách cương quyết và quay lưng lại với những điều mà chúng ta ước muốn nhiều nhất lúc đó. Trong tâm linh chúng ta phải dâng chúng cho Chúa và không dành nhiều thì giờ để suy nghĩ về những điều đó. Chúng ta không được cầu xin những điều đó, hay thỏa mãn những điều đó.  Và khi bỏ đi những điều ước muốn này, chúng ta sẽ không nuôi dưỡng sự tham muốn trong chúng ta và nó sẽ chết đói.

Thí dụ nếu chúng ta thèm ăn uống, chúng ta phải tập ăn uống một cách có kỹ luật và cầu nguyên khi ăn là “Chúa đã giải phóng tôi khỏi sự nô lệ này”. Chúng ta phải coi cái miệng của mình như là kẽ thù của mình và không cho nó ăn món gì đặc biệt ngon cho đến khi điều chúng ta ăn không còn là quan trọng nữa. Rồi chúng ta có thể hưởng thức ăn ngon với sự cảm tạ Chúa vì sự tốt lành của Ngài nhưng chúng ta cũng có thể thỏa lòng nếu như chúng ta không có đồ ăn ngon như thế vào những lúc khác.  

Cũng như vậy, nếu chúng ta bị nô lệ cho sự ngũ, khi chúng ta đi ngũ, chúng ta cần cầu xin Chúa đánh thức chúng ta vào đúng giờ, hay để  đồng hồ báo thức để chúng ta có thì giờ cho Chúa và thì giờ cầu nguyện vào mỗi buổi sáng hay nhờ người khác giúp chúng ta dậy sớm. Chúng ta phải xin Chúa làm chủ của giấc ngũ của chúng ta, là chủ của thức ăn của chúng ta chú không phải là chúng ta nữa. Tay chân chúng ta, lưỡi của chúng ta, mắt của chúng ta, thân thể của chúng ta là để phục vụ cho sự công bình, để làm vinh hiển danhh Ngài, chứ không phải cho những ham muốn không kềm hãm được, là điều sẽ khiến chúng ta làm nô lệ cho chúng.

Đó là lý do tại sao sứ đồ Phao-lô nhấn mạnh điểm này trong lá thư của ông gởi cho Timôthê:“Sự tin kính và sự thỏa lòng là một mối lợi lớn” I Timôthê 6: 6. Điều này có nghĩa là chúng ta phải thỏa lòng với những điều mà chúng ta có, hơn là mong muốn có nhiều thì giờ rảnh hơn,nhiều dịp nghĩ hè hơn, lương cao hơn, nhà đẹp hơn, quần áo đẹp hơn… Chúng ta không nên đeo đuỗi những điều sẽ bị hủy hoại, vì chúng thường sẽ đem lại tội lỗi và sự tai họa. Chúng ta phải chọn sự thỏa lòng, ngay cả việc chịu thiếu thốn. Bởi vì đó là con đường của Chúa Jesus. Chúa Jesus là Đấng có mọi sự giàu sang trên trời và dưới đất, Ngài từ bỏ sự vinh hiển mà Ngài có với Cha Ngài và bước đi trên đất này như một người nghèo khó. Thơ II Côrinhtô chép rằng: “Vì anh em biết ơn của Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, Ngài vốn giàu, vì anh em mà tự làm nên nghèo, hầu cho bởi sự nghèo của Ngài, anh em được nên giàu”. 

candle 5.gif
Ngài kêu gọi chúng ta bước giống như Ngài thỏa lòng, rồi phước Chúa hứa ban sẽ đỗ trên chúng ta. Không có ai làm tôi hai chủ, không người nào có thể đeo đuỗi những sự giàu có thuộc trần gian và sự giàu có thuộc về thiên đàng cùng một lúc. Ai tìm kiếm những điều thuộc về trần gian thì sẽ mất những của báu ở trên Thiên-Đàng.Nhưng ai tìm kiếm nước của Đức-Chúa-Trời thì sẽ được sự vinh hiển đời đời và mọi sự người ấy cần trong đời này sẽ được Đức-Chúa-Trời ban cho. Mathiơ 6: 33.

Chúng ta cần phải chọn lựa. Chúa Jesus là Đấng chọn sự thiếu thốn và mất mát vì chúng ta, đã ban cho chúng ta lối suy nghĩ như thế qua sự chết hy sinh của Ngài. Do đó bởi đức tin chúng ta phải nắm lấy lá cờ chiến thắng và dưạ trên sự đắc thắng của Ngài.  “Tôi đã được chuộc bởi huyết của  chiên con khỏi mọi sự tham lam và ham muốn”.

Đừng để cho một ngày nào trôi qua mà không nhìn xem Chúa Jesus và được sáng láng vì đã từ bỏ một điều gì thay vì ham muốn nhiều điều. Rồi tất cả  những ước muốn của chúng ta sẽ được thỏa mãn trong Ngài.

Lạy Chúa Jesus, Ngài đã phải mất mát mọi điều vì cớ tội. Niềm vui của Ngài trong sự thoả lòng và mãn nguyện, sự sẳn lòng của Ngài để ban cho mọi thứ bây giờ thuộc về tôi, Ngài đã trả giá trên Thập-Tự-Giá. Tôi được tự do khỏi quyền lực của sự tham lam. Tình yêu của Ngài sẽ chỉ để cho một ước muốn sống trong tôi, ước muốn đạt được sự vinh hiển đời đời nơi Thiên Đàng.

N.Y.H_TNPA chuyển ngữ theo “ Greed: Craving” by Basilea Schlink