21 nền kinh tế trong vùng Châu Á-Thái Bình Dương có tổng số GDP là 30 ngàn tỷ đôla, tức 56 phần trăm sản lượng kinh tế thế giới
“Tổng thống Barack Obama và Phó tổng thống Joseph Biden lên nhậm chức với niềm tin rằng Hoa Kỳ không đầu tư đủ vào khu vực Châu Á Thái Bình Dương, do đó một ưu tiên sách lược chủ chốt là phục hồi và tăng cường vai trò của Hoa Kỳ trong khu vực.” Ðó là nhận định của bà Julianne Smith, phó Cố vấn An ninh Quốc gia cho Phó tổng thống Joe Biden, tại một hội nghị ở Riga, Latvia. Theo bà, “Hoa Kỳ từ lâu đã là một cường quốc ở Thái Bình Dương, với các quyền lợi liên kết chặt chẽ với trật tự kinh tế, an ninh và chính trị của Châu Á.”
Cái gì là cơ bản sách lược để chấp nhận tầm quan trọng của khu vực Châu Á Thái Bình Dương, một đường lối đã được mô tả là “tái quân bình”? Vùng này là cỗ máy chính cho nền kinh tế toàn cầu. 21 nền kinh tế trong vùng có tổng số GDP là 30 ngàn tỷ đôla, tức 56 phần trăm sản lượng kinh tế thế giới. Vùng này cũng đại diện cho 56 phần trăm tổng số kim ngạch thương mại của Hoa Kỳ và chứa các tuyến đường năng lượng và thương mại cơ động nhất thế giới. Khu vực Châu Á Thái Bình Dương chiếm phân nửa dân số thế giới và có một trong số các quân đội lớn nhất thế giới.
Tái quân bình có nghĩa thế nào trên thực tế? “Chúng ta thực thi một đường lối chính phủ đa diện, tổng thể đối với Châu Á Thái Bình Dương bao gồm các khoản đầu tư quan trọng về ngoại giao, kinh tế và sách lược.” Ðó là ý kiến của Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Smith. “Ðường lối này tìm cách nâng đỡ cho trật tự khu vực đã góp phần vào an ninh, ổn định và thịnh vượng tại Châu Á trong nhiều thập niên.”
Các khoản đầu tư này bao gồm việc canh tân hóa các quan hệ hợp tác an ninh với các đồng minh của chúng ta là Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippin, Thái lan và Australia; cũng như mở rộng giao tiếp với các đối tác đang nổi lên và các trung tâm quyền lực như Indonesia, Việt Nam, Singapore, Malaysia, Brunei, New Zealand, Quần đảo Thái Bình Dương và Ấn Ðộ; duy trì một mối quan hệ tích cực và xây dựng với Trung Quốc, và đầu tư vào các cơ chế đa phương trong khu vực, kể cả Hiệp hội các Quốc gia Ðông nam Á, Thượng đỉnh Ðông Á, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương và Hợp tác xuyên Thái Bình Dương.
Ðiều này mang ý nghĩa như thế nào đối với châu Âu? Tổng thống Obama đã nói, “Châu Âu là nền tảng của sự giao tiếp của chúng ta với thế giới và là tác nhân kích thích sự hợp tác toàn cầu.”
“Hoa Kỳ và châu Âu chưa bao giờ liên kết nhiều hơn về mặt sách lược với nhau so với lúc này. Ðây là kết quả của một sách lược cố ý và có mục đích nhằm đầu tư vào một quan hệ hợp tác với các khối dân dân chủ, có khả năng về quân sự, tiến bộ nhất trên thế giới cùng chia sẻ với chúng ta các giá trị và lý tưởng, các đối tác Ðại Tây dương của chúng ta.” Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Smith nói tiếp, “Tái quân bình không phải bất kể châu Âu, mà là cải thiện khả năng giải quyết các mối đe dọa của thế kỷ thứ 21 và nền an ninh tập thể của chúng ta với nhau.”
Ngành cà phê Việt Nam vùng dậy
Cà phê nguyên hạt được sàng lọc và làm sạch trong xí nghiệp
Hầu hết mọi người khi nghĩ đến cà phê thường không nghĩ đến Việt Nam . Nhưng, năm nay, quốc gia Đông Nam Á này đã vượt qua Brazil trong tư thế một nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới. Hiện nay, ngành cà phê của Việt Nam đang cố gắng rũ bỏ tai tiếng là một nước xuất khẩu cà phê chất lượng thấp. Thông tín viên Đài VOA Daniel Schearf tường thuật tự Buôn Ma Thuột, trung tâm cà phê của Việt Nam .
Lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam tăng vọt đến mức cao nhất thế giới trong năm nay, tiếp sau thời tiết xấu tại Brazil . Nhưng gần như tất cả số cà phê đó đều là cà phê robusta — chất lượng thấp, nồng độ caffeine cao dùng để làm loại cà phê espresso và cà phê hòa tan.
Trung Nguyên, công ty cà phê lớn nhất Việt Nam , muốn thay đổi tiếng tăm của ViệtNam là một nước xuất khẩu cà phê giá rẻ. Chủ tịch công ty Đặng Lê Nguyên Vũ uống 10 cốc cà phê một ngày và muốn những người khác cũng làm như vậy để nâng cao mức tiêu thụ cà phê thấp trong nước và văn hóa cà phê. Ông Vũ nói:
“Chúng tôi có cà phê robusta đủ số lượng và chất lượng, đứng số một trên thế giới. Nhưng chúng tôi thiếu một điều là công nghiệp đóng gói, công nghiệp trình bày, và công nghiệp quảng cáo, làm cho thế giới hiểu được chính xác những gì thế giới cần đến. Việt Nam phải là một quốc gia lớn, không chỉ về số lượng.”
Cách pha chế cà phê của Việt Nam chịu ảnh hưởng của người Pháp, nước đã du nhập cà phê vào cựu thuộc địa của họ. Nhưng ngành công nghiệp này chỉ vươn lên trong vài thập niên qua và văn hóa cà phê của Việt Nam tương đối không được biết tại nước ngoài.
Ông John Owens, người Mỹ và là giáo sư Anh văn, đến Việt Nam để thưởng thức hương vị mạnh của cà phê pha theo kiểu nhỏ giọt của địa phương:
“Trước khi đến đây, tôi chưa bao giờ nghe nói đến cách phà cà phê theo kiểu này. Tôi không nghĩ họ quảng cáo trên thị trường hay đưa ra thương hiệu. Tôi nghĩ họ pha mọi loại cà phê theo cách này.”
Công ty Trung Nguyên đang cố thay đổi điều này bằng cách quảng cáo trên thị trường những sản phẩm cà phê độc đáo và cũng đang hợp tác với những người trồng cà phê để tìm cách cải tiến chất lượng và hiệu quả.
Đăng Lê Nguyên Vũ, ông chủ cà phê Trung Nguyên
Ông Ma Chương đã trồng cà phê hơn 30 năm. Ông nói hệ thống thủy lợi tưới tiêu do công ty tài trợ giúp tiết kiệm nước và lao động và cho năng suất cao hơn.
“Trong năm đầu tiên trước khi lắp hệ thống này, năng suất của chúng tôi chỉ có 8 tạ một hécta thôi. Nhưng, trong năm thứ hai, sản lượng là một tấn tư một hécta. Còn thu hoạch năm vừa rồi qua quá trình ghi chép thì từ khi hái cho đến kết thúc rẫy này là hai tấn bốn chục ký.”
Nhưng, theo ông Lê Ngọc Báu giám đốc Viện Khoa học và Kỹ thuật Nông-Lâm Tây Nguyên, mức sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam có thể sắp đi đến chỗ tột đỉnh. Ông nói vị thế nước xuất khẩu cà phê số một trên thế giới của Việt Nam sẽ không kéo dài. Ông giải thích:
“Thứ nhứt là nhà nước Việt Nam không có chủ trương mở rộng diện tích cà phê, và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp trong tháng 8 năm 2012 cũng đã có quyết định phê duyệt qui hoạch phát triển ngành cà phê đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 và theo qui hoạch này thì tới năm 2020 thì diện tích cà phê Việt Nam sẽ giảm xuống còn 500.000 hécta.
Trong khi đó, những người trong ngành cà phê nói dù mức xuất khẩu có thể chững lại, nhưng họ có thể làm việc để tăng tiến chất lượng cà phê.
Daniel Schearf